Những biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển Thành Phố Đà nẵng (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

1.3. NỘI DUNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

1.3.1. Những biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ

a. Nội dung phòng ngừa khả năng xảy ra RRTD

Thẩm định trước khi cho vay

Đây là bước đầu tiên cũng là bước rất quan trọng trong việc kiểm soát phòng ngừa khả năng xảy ra RRTD. Để phòng ngừa khả năng xảy ra RRTD, Quỹ phải kiểm tra dự án vay vốn có khả thi, nguồn thu của dự án có đảm bảo khả năng hoàn trả nợ trong tương lai hay không, chủ đầu tư có tình hình tài chính đảm bảo theo điều kiện vay vốn của Quỹ hay không… Những yêu cầu này đòi hỏi Quỹ phải sàn lọc những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp trước khi cho vay thông qua hoạt động thẩm định, đây là hoạt động nhằm tìm hiểu doanh nghiệp vay vốn có phải là doanh nghiệp mạo hiểm hay không, tính khả thi của dự án đầu tƣ, khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn. Quỹ tập hợp những thông tin đáng tin cậy về doanh nghiệp vay vốn, thẩm định để tìm ra những khách hàng tốt, có triển vọng và ít rủi ro. Khi thẩm định, nhân viên thẩm định phải xem xét chi tiết 6 khía cạnh – 6C của doanh nghiệp, gồm: Tƣ

cách (Character), năng lực (capacity), dòng tiền (Cashflow), tài sản thế chấp (Colllateral), các điều kiện (Conditions), kiểm soát (Control). Tất cả các tiêu chí này đƣợc đánh giá tốt thì khoản vay mới đƣợc xem là khả thi.

Giám sát và cƣỡng chế thực hiện các điều khoản của hợp đồng tín dụng và kiểm tra mục đích sử dụng khoản vay trong quá trình cho vay

Sau khi khoản vay được thực hiện, doanh nghiệp thường có ý muốn tiến hành những hoạt động rủi ro với kỳ vọng sẽ thu đƣợc lợi nhuận cao hơn từ dự án. Điều này hoàn toàn trái với mục đích ban đầu của khách hàng và có thể đe dọa đến khả năng thu hồi vốn vay của khách hàng. Vì vậy hợp đồng tín dụng phải đƣợc thiết kế bằng cách quy định những điều khoản hạn chế khả năng thay đổi mục đích vốn vay của doanh nghiệp, thông qua hoạt động giám sát định kỳ và bất thường các hoạt động đầu tư dự án, hoạt động của doanh nghiệp để xem xét liệu họ có tuân theo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng để cƣỡng chế thi hành nếu họ không tuân theo, điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong cho vay và bảo vệ quyền lợi của Quỹ ĐTPTĐP.

Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay, bảo hiểm

Bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế RRTD trong cho vay đầu tƣ, làm giảm bớt tổn thất mà Quỹ phải gánh chịu nếu rủi ro xảy ra. Việc bắt buột phải có tài sản bảo đảm đối với khoản vay trước hết nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp vay vốn trong việc trả nợ, sau đó đảm bảo cho Quỹ ĐTPTĐP có nguồn trả nợ thứ hai khi khách hàng không trả hoặc không có khả năng trả nợ.

Bảo hiểm cũng là một trong những biện pháp hạn chế RRTD hữu hiệu trong trường hợp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn do nguyên nhân khách quan gây thiệt hại tài sản mà chủ đầu tƣ không trả đƣợc nợ.

Hạn chế giới hạn cho vay đối với một khách hàng vay vốn

Quy định giới hạn cho vay tối đa đối với một khách hàng bao gồm cả

dư nợ đã xử lý rủi ro đang hạch toán ngoại bảng. Thông thường Quỹ ĐTPTĐP sẽ căn cứ nhu cầu của khách hàng, mức độ rủi ro của dự án đầu tƣ, tính khả thi của dự án, triển vọng phát triển của ngành, mức cho vay tối đa theo giá trị của TSBĐ, nguồn vốn, giới hạn cho vay, định hướng cho vay của Quỹ ĐTPTĐP để xác định hạn mức cho vay đối với mỗi doanh nghiệp. Biện pháp này hạn chế rủi ro của việc tập trung tín dụng vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng, đồng thời tránh những tác động lan truyền rủi ro của một số đối tƣợng trong nhóm khách hàng có liên quan.

Đa dạng hóa danh mục cho vay

Đa dạng hóa đƣợc thực hiện dựa trên nguyên lý phân tán rủi ro, theo đó Quỹ ĐTPTĐP thiết lập và duy trì một danh mục cho vay đa dạng, không quá tập trung vào một đối tƣợng, một số ngành kinh tế nhất định mà phân tán vốn vay hợp lý cho nhiều đối tƣợng, kỳ hạn vay khác nhau phù hợp với quy mô, năng lực và nguồn vốn hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP. Vì vậy đa dạng hóa giúp cho Quỹ ĐTPTĐP hạn chế đƣợc rủi ro tập trung khi một ngành nghề kinh doanh nào đó gặp khó khăn, khủng hoảng. Tuy nhiên đa dạng hóa chỉ có thể giảm rủi ro đặc thù của các ngành kinh tế còn rủi ro hệ thống thì không thể loại trừ.

Phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho vay theo đúng quy định

Việc phân loại nhóm nợ được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 [12] và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 [13], căn cứ thời gian quá hạn trả nợ và số lần cơ cấu nợ của từng khách hàng để phân loại nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Thông qua việc xếp loại nhóm nợ Quỹ ĐTPTĐP thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho vay theo đúng quy định.

Dự phòng rủi ro cho vay là một khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tồn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ

theo cam kết. Dự phòng rủi ro cho vay đƣợc tính trên dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP. Dự phòng rủi cho cho vay bao gồm dự phòng cho vay cụ thể và dự phòng cho vay chung.

- Dự phòng cụ thể là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phòng cụ thể đƣợc tính theo số dƣ các khoản cho vay tại ngày cuối quý (đã trừ đi giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm) nhân cho tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm. Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm là giá trị mà Quỹ ĐTPTĐP ƣớc tính có thể thu hồi từ việc phátmại tài sản bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí phát mại tài sản bảo đảm dự kiến tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể và đƣợc chiết khấu theo tỷ lệ quy định cho từng loại tài sản đảm bảo. Dự phòng rủi ro cho vay cụ thể đƣợc trích lập đối với các khách hàng có nợ đƣợc phân loại từ nhóm 2 đến nhóm 5.

- Dự phòng chung là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhƣng chƣa xác định đƣợc khi trích lập dự phòng cụ thể.Dự phòng chung đƣợc lập với mức tối thiểu bằng 0,75% tổng số dƣ của các khoản cho vay tại ngày cuối kỳ, không bao gồm các khoản cho vay đƣợc phân loại vào nhóm nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) và các khoản vốn nhận ủy thác cho vay không chịu rủi ro.

b. Nội dung xử lý sau khi RRTD xảy ra

Cơ cấu lại nợ đối với các khách hàng có khả năng phát triển Đối với khoản nợ quá hạn khách hàng chƣa có khả năng trả, sau khi phân tích thực trạng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nếu đánh giá khách hàng có khả năng phát triển và thanh toán nợ quá hạn thì Quỹ sẽ áp dụng biện pháp cơ cấu lại nợ. Nhìn chung biện pháp này chỉ áp dụng đối với các khoản nợ thuộc nhóm 2 đến nhóm 4 và các khách hàng đƣợc Quỹ quyết định tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng. Cơ cấu lại nợ đƣợc thực hiện thông qua các hình thức nhƣ: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, điều chỉnh số

tiềnphải trả trong các kỳ trả nợ, gia hạn thời gian trả nợ nhƣng không làm thay đổi thời gian vay vốn, kéo dài thời gian vay vốn nhƣng không quá 1/3 thời gian vay vốn ban đầu, miễn/giảm một phần nợ lãi vay phải trả,… biện pháp này vừa giúp doanh nghiệp khơi thông nguồn vốn sản xuất kinh doanh, vừa tạo điều kiện cho Quỹ ĐTPTĐP thu hồi đƣợc nợ.

Thanh lý tài sản bảo đảm

Đối với những khoản nợ xấu không thể cơ cấu lại, khách hàng không có khả năng phát triển, chây ỳ trong việc trả nợ… Quỹ ĐTPTĐP có thể xử lý các TSBĐ đã đƣợc khách hàng thế chấp để đảm bảo cho khoản vay. Mặc dù Quỹ ĐTPTĐP không mong muốn phát mãi TSBĐ vì thủ tục khác phức tạp, tốn nhiều thời gian và khả năng thu hồi đầy đủ nợ thường không cao. Song Quỹ ĐTPTĐP vẫn buộc phải thực hiện để thu hồi vốn.

Xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro cho vay

Trường hợp được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro cho vay là khi khách hàng vay vốn bị phá sản, giải thể, không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ đối với nợ nhóm 5. Do tính chủ động cao nên biện pháp này đƣợc các ngân hàng vận dụng tối đa nhằm xử lý nợ xấu nhanh chóng. Thực chất các ngân hàng đang sử dụng nội lực của mình để khắc phục gánh nặng nợ xấu. Việc sử dụng quá nhiều quỹ dự phòng xử lý rủi ro sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng trong khi vốn cho vay vẫn không thu hồi đƣợc. Do đó Quỹ ĐTPTĐP không khuyến khích thực hiện biện pháp này. Đây cũng chính là lý do vì sao Quỹ ĐTPTĐP cần chú trọng vào các biện pháp thu hồi nợ có tính triệt để hơn.

Chuyển giao rủi ro nhƣ bán nợ

Để hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra, ngoài các biện pháp truyền thống nhƣ xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro cho vay, thanh lý TSBĐ thì các ngân hàng còn sử dụng biện pháp chuyển giao rủi ro nhƣ bán nợ. Đây là chuyển giao toàn bộ hoặc một phần kinh phí bù đắp tổn thất cho đối tƣợng

khác bên ngoài gánh chịu. Ở Việt Nam mặc dù các công cụ này chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi do cơ chế vận hành, hành lang pháp lý và môi trường ứng dụng còn nhiều hạn chế nhƣng không thể phủ nhận lợi ích mà chúng mang lại cho ngân hàng, bởi ngân hàng có thể rút ngắn đƣợc thời gian xử lý nợ xấu, tăng khả năng thanh khoản của tài sản và cung cấp một phương tiện tài trợ mới. Do đó Quỹ ĐTPTĐP cũng nghiên cứu thêm để có thể áp dụng biện pháp này.

Khoanh nợ, xóa nợ

Đây là biện pháp xử lý RRTD nhƣng lại đem lại tổn thất trực tiếp cho Quỹ, trong đó khoanh nợ được áp dụng trong trường hợp do chính sách Nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của dự án mà dẫn đến việc chủ đầu tƣ gặp khó khăn trong trả nợ vay, xóa nợ đƣợc áp dụng trong trường hợp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn do nguyên nhân khách quan gây thiệt hại tài sản mà chủ đầu tư không trả được nợ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Thẩm quyền quyết định khoanh nợ và xóa nợ thuộc UBND thành phố. Biện pháp này có nhiều hạn chế là thủ tục, trình tự xử lý phức tạp, kéo dài và có sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng.

Khởi kiện

Đây là biện pháp áp dụng cuối cùng sau khi Quỹ ĐTPTĐP đã dùng tất cả các biện pháp để thu hồi nợ, biện pháp này cũng có nhiều hạn chế nhƣ biện pháp trên và có khả năng không thu hồi đƣợc hết nợ.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển Thành Phố Đà nẵng (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)