CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU TƢ TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2020
1. Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị động lực, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển vùng, hướng mô hình tập trung đa cực, không gian mở rộng; liên kết hợp tác chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước; phát triển kinh tế biển và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và nâng cao chất lượng tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá; là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật của vùng và cùng với các thành phố lân cận hình thành hành lang kinh tế Bắc - Nam.
3. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với chỉnh trang, nâng cấp đô thị và phát triển không gian đô thị. Chú trọng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho bước phát triển thời kỳ tiếp theo.
4. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với phát triển các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục nhằm đảm bảo không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí. Gắn phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
5. Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời tổ chức thực hiện tốt các cam kết thiên niên kỷ của Việt Nam.
3.1.2. Định hướng phát triển của Quỹ đầu tư phát triển thành phố đến năm 2020
a. Mục tiêu phát triển chung: tiếp tục củng cố Quỹ là một tổ chức tài chính vững mạnh và chuyên nghiệp của địa phương, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện có hiệu quả các chính sách huy động vốn và đầu tƣ theo chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và các nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao. Tham gia công tác xã hội hóa đầu tƣ trên một số lĩnh vực. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách thông qua việc đầu tƣ các công trình, dự án kết cấu hạ tầng trên địa bàn thành phố.
b. Định hướng phát triển
- Tăng quy mô nguồn vốn hoạt động của Quỹ phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
- Huy động tối đa các nguồn vốn trong nền kinh tế phục vụ đầu tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương, đa dạng hóa hình thức huy động vốn thông qua phương thức hợp vốn, nâng cao khả năng bảo toàn vốn của Quỹ, đề xuất UBND thành phố phương án phát hành trái phiếu để huy động vốn.
- Triển khai và tăng dần tỷ trọng đầu tƣ trực tiếp, giảm tỷ trọng cho vay trong tổng nguồn vốn đầu tƣ. Triển khai hoạt động cho vay hợp vốn với các tổ chức tài chính khác, đồng thời tập trung cho vay các dự án thuộc các chương trình trọng điểm, ƣu tiên của thành phố.
- Đa dạng hóa hình thức hoạt động, phân tán rủi ro, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động.
3.1.3. Định hướng hạn chế RRTD trong cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng
Với mục tiêu là dƣ nợ cho vay đầu tƣ giai đoạn 2014 - 2020 bình quân đạt khoảng 60 - 70% trên vốn hoạt động. Nâng cao chất lƣợng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ và xử lý rủi ro, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu hàng năm không quá 5% tổng dư nợ, Quỹ luôn hướng đến giữ vững tốc độ tăng trưởng trong hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ và luôn lấy mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn lên hàng đầu. Do đó đã xây dựng định hướng phát triển đối với hoạt động cho vay đầu tư tại Quỹ như sau:
- Trong lĩnh vực cho vay đầu tƣ, tập trung vốn tài trợ cho các dự án thuộc các chương trình trọng điểm, có ý nghĩa quyết định đến việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của thành phố như: năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển công nghệ cao; bảo vệ môi trường và công nghệ xanh,...
- Tiêu chuẩn hóa các quy trình hoạt động, tiếp cận dần với thông lệ quốc tế trong quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro và thực hiện các hoạt động đầu tƣ của Quỹ. Nghiên cứu để quy định và áp dụng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo mô hình các tổ chức tín dụng, đảm bảo nguyên tắc theo thông lệ quốc tế.
- Kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động của Quỹ theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; nâng cao năng lực quản lý và chất lƣợng đội ngũ CBVC nhằm đảm bảo triển khai tốt các hoạt động của Quỹ, cơ bản ổn định số lƣợng, đẩy mạnh đào tạo nghiệp vụ nâng cao trình độ, thúc đẩy sự phát triển cả về quy mô hoạt động và chiều sâu.
- Giảm dần tỷ trọng đầu tƣ gián tiếp (cho vay đầu tƣ), tăng tỷ trọng đầu tư trực tiếp, từng bước đưa hoạt động đầu tư trực tiếp trở thành hoạt động chủ lực của Quỹ. Phấn đấu đến năm 2020, tổng vốn đầu tƣ trực tiếp đạt khoảng 30 - 40% vốn chủ sở hữu.
- Nâng cao vị thế, uy tín của Quỹ để kêu gọi, thu hút nguồn vốn đầu tƣ từ các tổ chức, cá nhân trong đó Quỹ đóng vai trò đầu mối hợp vốn.