CHƯƠNG 1. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO THANH NIÊN HIỆN NAY
1.1. LÝ LUẬN VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO, GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
1.1.2. Ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Sự phản ánh ý thức là hình ảnh chủ quan vì nó không có tính vật chất, nó là hình ảnh tinh thần, nó cải biến cái vật chất được di truyền vào trong bộ não của con người thành cái tinh thần. Ở đây không phải sự phản ánh tùy tiện, xuyên tạc hiện thực khách quan và cũng không phải là sự phản ánh thụ động giản đơn mà là sự phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan. Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.
Giáo dục ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua quá trình giáo dục. Ví dụ như giáo dục về chủ quyền lãnh thổ, Tổ Quốc, ý thức về chủ quyền biển đảo Tổ Quốc. Chính vì vậy, giáo dục ý thức chính trị là quá trình giáo dục làm khơi dậy sự phản ánh của hiện thực khách quan cho con người. Đây là quá trình tương tác giữa chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.
Con người tham gia vào hoạt động chính trị để đạt được những giá trị nhất định trong xã hội có giai cấp, dân tộc với vấn đề độc lập dân tộc. Nhân tố thúc
17
đẩy con người đi đến hành động bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là ví sự sinh tồn vong của dân tộc, giai cấp, vì độc lập, tự do. Chính vì vậy khi Tổ quốc cần mọi con người đều thể hiện tình yêu đất nước ở những góc độ khác nhau, nhưng tất cả vì sự thống nhất quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Điều đó tạo nên động lực của cả một dân tộc sẵn sàng “chết đứng còn hơn sống quỳ”, “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”.
Trong thời đại Hồ Chí Minh: Độc lập dân tộc là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu” [84, tr.52]. Chính vì vậy, cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã thể hiện khát vọng độc lập, tự do và sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ độc lập đó “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành nước tự do độc lập.
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [52, tr. 496]
Đối với vấn đề chủ quyền quốc gia, Hồ Chí Minh luôn quan tâm và nhấn mạnh đối với cộng đồng quốc tế. Trong các thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và Chính phủ các nước vào thời gian sau cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước” [52, tr.496]. Chính vì vậy, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân ta đã thể hiện quyết tâm bảo vệ nền độc lập và chủ quyền dân tộc “không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Độc lập tự do là khát vọng, là mục tiêu chiến đấu, cũng là cuội nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Trong điều kiện hiện nay, ý thức bảo vệ chủ quyền càng phải được nhận thức mới hơn, cần phải được làm rõ hơn phù hợp với sự vận động phát triển của đất nước và thế
18
giới. Ý thức chủ quyền là một bộ phận của ý thức chính trị, nó không chỉ là ý thức của một người mà là ý thức của cả cộng đồng, thể hiện khát vọng, vị thế của cả một đất nước; ngược lại ý thức chính trị bao giờ cũng định hướng cho ý thức chủ quyền quốc gia.
Chủ nghĩa Mác - Lênin nhấn mạnh về thức chính trị, thực chất đó là ý thức chi phối các quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các quốc gia dân tộc. Trong đó, trước hết và cơ bản là lợi ích kinh tế. C.Mác - Ph.Ăngghen viết: “... tất cả các cuộc đấu tranh chính trị đều là đấu tranh giai cấp và tất cả cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, dù hình thức chính trị tất yếu của chúng là thế nào đi nữa,... xét đến cùng, đều xoay quanh vấn đề giải quyết về kinh tế” [64, tr. 185]. Như vậy, cả C.Mác - Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đều khẳng định sự hình thành, tồn tại và phát triển của ý thức chính trị là trên cơ sở những đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế, của sự liên quan những lợi ích kinh tế cơ bản của các giai cấp, tầng lớp khác nhau. Các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội thông qua hoạt động chính trị với các tổ chức chính trị của mình để giải quyết những vấn đề kinh tế; tạo điều kiện môi trường và bảo hộ cho hoạt động kinh tế.
Ý thức chính trị là thái độ đối với các thể chế chính trị (Nhà nước, đảng phái); là nhận thức về những nội dung chính trị quan trọng (chế độ chính trị, đường lối, chính sách…); là sự hiểu biết của mình với tính cách là một giai cấp trong mối quan hệ với các giai cấp - tầng lớp cơ bản (kẻ thù, bạn đồng minh…), dân tộc… nảy sinh từ quá trình xây dựng một chế độ chính trị của một đất nước.
Từ cách tiếp cận của ý thức chính trị, theo chúng tôi ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia là thái độ của con người trong xã hội đối với các vấn đề chủ quyền quốc gia: độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, tự quyết định lấy vận mệnh của mình. Thể hiện ý chí, trách nhiệm của con người trước yêu cầu của Tổ quốc
19
và nhân dân “sẵn sàng chiến đấu và hy sinh cho độc lập dân tộc”, thực hiện khát vọng “không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Ý thức bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và Nhà nước. Nó phản ánh các quan hệ với các nước có cùng chung lãnh thổ và những nước thực hiện các âm mưu xâm lược. Do đó, ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia thể hiện chủ nghĩa yêu nước, khát vọng của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Đặc biệt như quốc gia Việt Nam, đã anh dũng, bất khuất đứng lên chống lại mọi kẻ thù xâm lược.
Ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia là một nhân tố quan trọng để thể hiện khát vọng của mọi tầng lớp nhân dân trước yêu cầu của Tổ quốc. Trong đó có tầng lớp thanh niên, họ là chủ nhân tương lai của nước nhà. Tầng lớp thanh niên phải được giáo dục và rèn luyện ý thức bảo vệ chủ quyền trong tình hình mới hiện nay, không chỉ sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc mà còn phải thể hiện khát vọng làm giàu, khát vọng đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
Ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ, trách nhiệm của tất cả mọi công dân Việt Nam ở trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài nhằm thực thi chủ quyền ở các vùng biển, hải đảo của Tổ Quốc. Trong giai đoạn hiện nay thanh niên Việt Nam luôn được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, điều đó đã tạo ra môi trường hết sức thuận lợi để họ có điều kiện phát triển toàn diện, nhưng cũng đặt ra trách nhiệm cho thanh niên cần tham gia tích cực hơn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị… bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời…” [26, tr. 125], với quyết tâm của toàn Đảng là “làm sao cho kinh tế phải vững, quốc phòng
20
phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hội ổn định, cả dân tộc là một khối thống nhất” [71, tr. 4], đòi hỏi cả dân tộc mà nhất là thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay - người chủ tương lai của đất nước cần quán triệt và thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.
Ngày nay, trước sự tác động mạnh mẽ của mặt trái kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, âm mưu của các thế lực thù địch đã ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ. Vì vậy, việc quan trọng và cấp thiết hiện nay để phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tinh thần tình nguyện, khơi dậy tiềm năng to lớn, lòng nhiệt huyết của các tầng lớp thanh niên… tạo môi trường thuận lợi để thanh niên tự rèn luyện, tìm được lẽ sống cao đẹp cho mình. các cấp bộ Đoàn cần tập hợp, tổ chức cho thanh niên tham gia vào các hoạt động thiết thực, bổ ích như thông qua các phong trào: “Thanh niên với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc”; “Tuổi trẻ giữ nước”; “Khi Tổ quốc cần”; “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”; “Vì Trường Sa thân yêu”; “Góp đá xây Trường Sa”;
“Tuổi trẻ hướng về biển đảo của Tổ quốc”; “Viết thư gửi lính đảo Trường Sa”; “Vì biển đảo thân yêu”; “Trái tim hướng về biển đảo Tổ quốc”; “Em yêu biển đảo Việt Nam” và tổ chức thực hiện tốt Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” trong thanh niên Quân đội… Với những hoạt động thực tiễn sẽ góp phần khơi dậy niềm vinh dự, tự hào, nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của thanh niên nói chung và thanh niên Quảng Ngãi nói riêng đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.