TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THANH NIÊN TỈNH QUẢNG NGÃI 38 1. Tổng quan về tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO

2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THANH NIÊN TỈNH QUẢNG NGÃI 38 1. Tổng quan về tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1. Tổng quan về tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, lãnh thổ của tỉnh trải dài theo hướng Bắc- Nam trong khoảng 100 km với chiều ngang theo hướng Đông- Tây hơn 60 km, ứng với tọa độ địa lý từ 140 32’ đến 150 25’ vĩ tuyến Bắc và từ 1080 06’ tới 1090 04 kinh tuyến đông. Quảng Ngãi giáp các tỉnh sau: phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam với đường ranh giới chung khoảng 60 km, phía tây giáp các tỉnh Gia Lai, Kon Tum trên chiều dài 142 km dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía Nam liền kề tỉnh Bình Định với độ dài 70 km, phía đông giáp với biển đông với chiều dài khoảng 130 km.

Quảng Ngãi có vị trí địa lý tương đối quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có những biến đổi sâu sắc về mặt kinh tế với sự ra đời của khu công nghiệp Dung Quất. Với vị trí này, Quảng Ngãi có thể dễ dàng liên hệ với các tỉnh phía Bắc và phía Nam thông qua quốc lộ 1A hay tuyến đường sắt xuyên Việt. Với đường bờ biển dài 130 km, Quảng Ngãi có nhiều thuận lợi trong việc thiết lập các mối liên hệ với các tỉnh trong nước và quốc tế. Như vậy, vị trí địa lý đã tạo cho Quảng Ngãi những thế mạnh nhất định về kinh tế- xã hội trong cơ chế thị trường và xu thế hội nhập.

Vài nét v đảo tin tiêu Lý Sơn và Hi đội Hoàng Sa

Đảo Lý Sơn thuộc huyện Lý Sơn, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng

39

Ngãi, cách đất liền 18 hải lý, gồm đảo Lớn (Cù lao Ré), đảo Bé (Cù lao Bờ Bãi) và hòn Mù Cu. Đảo có diện tích tự nhiên 9,97 km2, dân số trên 19.800 người. Toàn huyện đảo có 3 xã: An Hải, An Vĩnh và An Bình. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa thường được các tộc họ có người đi lính Hoàng Sa xưa (như họ Võ, họ Phạm…) tổ chức vào dịp "cúng việc lề" của họ và do cộng đồng tổ chức tại đình làng vào ngày 15, 16 tháng 3 Âm lịch.

Theo sách Phủ biên tạp lục của Lê Qúy Đôn: "Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng hai nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu, như gươm, tiền bạc, vòng bạc… Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp". Theo Hoàng Việt địa dư chí của Phan Huy Chú: “Quần đảo Hoàng Sa ở ngoài khơi, các vua đời trước đặt ra quân giữ Hoàng Sa gồm 70 người, thường là lấy người xã An Vĩnh.

Hằng năm cứ đến tháng 3 nhận lệnh mang lương thực trong 6 tháng rồi dùng 5 chiếc thuyền ra khơi, đi trong 3 ngày 3 đêm thì đến đảo, đến nơi vừa canh giữ vừa đánh cá mà ăn. Vật báu ở đó rất nhiều, nên đội quân này vừa làm nhiệm vụ canh giữ vừa khai thác vật báu. Đến tháng 8 thì về cửa Eo (Thuận An) lên tâu nộp ở thành Phú Xuân”. Như vậy, hải đội Hoàng Sa vượt biển trên những chiếc thuyền câu nhỏ, để tiện luồn lách trong quần đảo có nhiều rạn san hô và bãi đá ngầm hiểm trở. Qua các nguồn sử liệu cho thấy, khi vào trấn nhậm vùng đất phía Nam, Chúa Nguyễn đã cho lập đội Hoàng Sa để bảo vệ và khai thác biển Đông. Đội Hoàng Sa chính thức được thành lập từ năm nào chưa rõ, sử liệu cũ chỉ ghi “hồi đầu bản triều”, “hồi đầu dựng nước” và chấm dứt hoạt động vào những năm thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Lịch sử bảo vệ chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của

40

dân tộc được viết bằng mồ hôi, xương máu và cả sinh mạng của nhiều thế hệ tráng đinh của 2 làng An Vĩnh và An Hải trong cửa biển Sa Kỳ và sau này là 2 phường An Vĩnh và An Hải trên đảo Lý Sơn. Họ thật sự là những anh hùng vô danh, mãi mãi được lưu truyền trong tâm thức của người dân Quảng Ngãi hôm nay và mai sau.

Cho đến hiện nay Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các binh thuyền đội Hoàng Sa - Trường Sa cùng thuỷ quân Hoàng Sa - Trường Sa.

Nghi lễ tại đình làng An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn góp phần khơi dậy lòng yêu nước, còn bảo tồn các giá trị văn hóa của cha ông, giúp cố kết cộng đồng, giáo dục truyền thống cho các thế hệ con cháu Lý Sơn, Quảng Ngãi nói riêng và Việt Nam nói chung. Lễ vật và nghi thức cúng tế thể hiện sắc thái văn hóa riêng của cư dân Lý Sơn. Đây là nghi lễ gắn liền với lịch sử ra đời và hoạt động của đội Hoàng Sa, gắn liền với lịch sử chủ quyền lãnh thổ trên vùng biển Đông của nước ta. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó của di sản văn hóa này, tháng 4/2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

2.1.2. Tình hình thanh niên tỉnh Quảng Ngãi

Hiện nay dân số toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 1.241.000 người, trong đó có khoảng 480.000 thanh niên, chiếm hơn 30% dân số toàn tỉnh. Tình hình dân số và dân số trong độ tuổi thanh niên tại tỉnh Quảng Ngãi trong những năm gần đây không có sự biến động lớn.

Những năm gần đây, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục phát triển mạnh, tình hình chính trị, trật tự, an toàn xã hội luôn ổn định, cùng với những công trình, dự án lớn, khu công nghiệp, khu kinh tế được mở rộng và triển

41

khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Điều đó, đã góp phần tạo động lực cho thanh niên trong lập nghiệp, việc làm và tăng thêm niềm tin tưởng, phấn khởi của thanh niên Quảng Ngãi đối với Đảng, Nhà nước.

Trong năm 2015, tình hình tư tưởng đoàn viên, thanh niên cơ bản ổn định. Các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh tích cực tham gia hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn như: 84 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 40 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi, 40 năm giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước, 129 năm ngày Quốc tế lao động, 74 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 68 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, 50 năm chiến thắng Vạn Tường, 70 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 10 năm Ngày Hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9; 59 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam; 65 năm Ngày Ngày truyền thống Học sinh – Sinh viên; các hoạt động kỷ niệm 15 năm phong trào tình nguyện, Xuân Ất Mùi 2015, Tháng Thanh niên, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè và tập trung tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp. Các hoạt động đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia hưởng ứng. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác, thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng góp phần định hướng, cổ vũ lối sống đẹp cho thanh thiếu nhi.

Bên cạnh đó, tuổi trẻ tỉnh cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 – 2020; các vấn đề về tình hình biển đông, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và quá trình xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp năm 2015.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thanh niên chưa có việc làm hoặc công việc không ổn định đã tác động đến tâm tư tình cảm của đoàn viên, thanh niên trong tỉnh.

Từ sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, hai phong trào “Xung kích

42

phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ Tổ quốc”, “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” đã đi vào cuộc sống, vừa phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời hỗ trợ giải quyết các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên.

Công tác Đoàn và phong trào thanh niên Quảng Ngãi cũng không nằm ngoài dòng chảy lịch sử vẻ vang ấy. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền đất nước, trong 85 năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ngãi đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta, huy động đông đảo ĐVTN tham gia phát triển kinh tế, bảo vệ quê hương, đất nước; đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà giao phó, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam anh hùng, tuổi trẻ Quảng Ngãi trung kiên.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)