CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO THANH NIÊN TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY
Thứ nhất, đòi hỏi ngày càng cao của việc nâng cao ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi trước tác động tiêu cực của toàn cầu hoá và môi trường kinh tế, chính trị - xã hội phức tạp, không thuần nhất
Toàn cầu hoá và hội nhập thế giới đang tạo ra những thời cơ thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc trong đó có tỉnh Quảng Ngãi. Nhưng có một thực tế khác mà chúng ta phải đối mặt, đó là những tác động tiêu cực từ mặt trái của quá trình này, đặc biệt là về văn hoá, đạo đức. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đang có nguy cơ mai một. Lòng yêu nước, giá trị cao nhất trong hệ giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam đang bị một bộ phận thanh niên tỉnh Quảng Ngãi nhận thức một cách mơ hồ, sai lệch. Không ít thanh niên chưa hiểu đúng đường lối của Đảng, chính sách Nhà nước về vấn đề chủ quyền biển đảo, họ ngộ nhận tin vào những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm kích động chia rẽ khối đoàn kết trong nước và quốc tế. Họ bị kẻ xấu lợi dụng, bị các thế lực thù địch với cách mạng lôi kéo để chống lại chính quyền cách mạng.
Toàn cầu hoá và hội nhập thế giới đang là xu thế của thời đại, với tư cách là một thành viên của cộng đồng thế giới, chúng ta không thể đứng ngoài xu thế chung đó. Nhưng vấn đề đặt ra trong quá trình hội nhập là không được hoà tan, hội nhập mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hoá, nhất là văn hoá đạo đức, để không
65
trở thành “bóng mờ” của dân tộc khác. Do đó, giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo là nâng cao nhận thức cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi về tình yêu quê hương đất nước, phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên trước tình hình mới.
Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức chủ quyền biển đảo cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Thứ hai, mâu thuẫn giữa mục tiêu đào tạo thanh niên tỉnh Quảng Ngãi có ý thức chính trị và bản lĩnh chính trị vững vàng với những hạn chế về sự hiểu biết, nhận thức các vấn đề chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền của đất nước trong một bộ phận thanh niên hiện nay
Mục tiêu đào tạo của sinh viên cac trường đại học và cao đẳng và thanh niên nói chung ở nước ta hiện nay được quy định ở điều 39 Luật Giáo dục năm 2005 là:
Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Mục tiêu đó tiếp tục được Luật Giáo dục đại học khẳng định tại điều 5 như sau: “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương ứng với trình độ đào tạo; có sức khoẻ, có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc, có ý thức phục vụ nhân dân”. Với mục tiêu đào tạo nói trên, nhiệm vụ đào tạo của các trường cao đẳng, đại học và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ngãi không chỉ đẩy mạnh giáo dục tri thức khoa học, công nghệ, mà còn phải tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên. Với phương châm: “Kiên định về mục tiêu, nguyên tắc chiến lược; linh hoạt,
66
mềm dẻo về sách lược. Kiên trì giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc, phù hợp với luật pháp quốc tế; có sách phù hợp với từng đói tượng, từng tình huống [29, tr.119].
Có như vậy, chúng ta mới tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo,đáp ứng được sự thay đổi đầy phức tạp trên thế giới và các quốc gia có trách chấp biển đảo.
Hiện nay mục tiêu và yêu cầu trên nhìn chung vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ và tốt nhất. Bên cạnh những thanh niên có ý chí, nghị lực, ham học hỏi, say mê học tập, rèn luyện quyết tâm “lập thân, lập nghiệp, khẳng định thanh niên với lý tưởng và trách nhiệm trước Tổ quốc,nhân dân; thì vẫn còn không ít thanh niên tỉnh Quảng Ngãi mơ hồ về lý tưởng cách mạng, thiếu niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Một số thanh niên còn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong tư tưởng và hành động về vấn đề chủ quyền biển, Họ chưa nắm bắt và hiểu biết được các đường lối của Đảng về về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, quyền tự quyết của dân tộc; mối quan hệ và kết hợp giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại.. Điều này, cho chúng ta thấy khoảng cách giữa mục tiêu đào tạo với ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo trong một bộ phận thanh niên ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay là rất lớn, khoảng cách ấy cần phải được lấp đầy.
Thứ ba, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển ý thức chính trị để nâng cao nhận thức và hành động cho thanh niên tỉnh Quảng Ngải về bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia với những hạn chế bất cập trong giáo dục chính trị, tư tưởng và tự tu dưỡng rèn luyện cho thanh niên
Ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo được hình thành chủ yếu từ hai con
67
đường: tự phát và tự giác, trong đó, con đường tự giác chủ yếu thông qua giáo dục nói chung, giáo dục ý thức chính trị nói riêng. Để nhận thức sâu sắc, đầy đủ, ý thức được trách nhiệm về hành vi của mình, thanh niên tỉnh Quảng Ngãi cần được giáo dục một cách có hệ thống giá trị yêu nước, ý thức người công dân, ý thức xây dựng con người mới – con người xã hội chủ nghĩa. Những giá trị yêu nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ hình thành ở thanh niên tỉnh Quảng Ngãi phẩm chất nhân cách, chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, mang tính bền vững, xây dựng được niềm tin, lý tưởng đạo đức v.v… Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khoá X) đã ban hành Nghị quyết số 25- NQ/TW (ngày 25 tháng 7 năm 2008) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”
đã đưa ra mục tiêu, yêu cầu mới trong quá trình giáo dục đào tạo thế hệ trẻ là:
Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hoá, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước.
Trước sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển đã tạo cho tỉnh Quảng Ngãi đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng về từ kinh tế, văn hoá xã hội, ổn định chính trị. Trong mấy năm qua công tác giáo dục chính trị , tư tưởng, đạo đức lối sống, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên có những bước chuyển tích cực, góp phần xây dựng thế hệ thanh niên tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ hội nhập có nhân cách, tri thức, sức khoẻ, tư duy năng động và hoạt động sáng tạo; tiếp nối truyền thống oanh liệt của đồng bào các dân tộc Q!uảng Ngãi, nêu cao lòng yêu nước, phát huy tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vượt qua mọi khó khăn, gian
68
khổ xung kích tình nguyện để hướng tới cộng đồng, có ý chí vươn lên trong học tập, xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, thậm chí cả sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật trên, công tác giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định: từ nội dung chương trình đến việc giảng dạy và tuyên truyền; từ sự quan tâm của các chủ thể giáo dục (nhất là Đảng ủy, Ban giám hiệu các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn, các cấp ủy, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) ở địa phương, đến thái độ của thanh niên; từ tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập thế giới cho đến tính bảo thủ, trì trệ, bị kích động, lôi kéo, giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng...trong một bộ phận thanh niên tỉnh Quảng Ngãi. Những hạn chế này cần phải được tháo gỡ để giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo hoàn thành sứ mệnh “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia – dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội” [29, tr.123].
Kết luận chương 2
Ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cũng như ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo là hiện tượng xã hội khách quan được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình hình thành nhân cách con người trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN và chủ quyền biển đảo của thanh niên Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng được biểu hiện ở nhận thức về tính tất yếu, mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; ở tình cảm, động cơ, nhu cầu sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc và những hành động tích cực trên thực tế cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của thanh niên không tự nhiên mà có, trái lại nó được hình thành thông
69
qua giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội và các cấp chính quyền. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên Việt Nam hiện nay là tất yếu khách quan xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và giáo dục thanh niên trong xây dựng và BVTQ xã hội chủ nghĩa; từ vị trí, vai trò của thanh niên và yêu cầu bảo vệ đất nước trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc XHCN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN.
Thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ mới. Trong những năm qua, các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, nhà trường và từng gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên ở tỉnh Quảng Ngãi còn bộc lộ những hạn chế về nhận thức, nội dung, phương pháp, hình thức, biện pháp giáo dục; Sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường, xã hội và các tổ chức đoàn thể chưa thường xuyên và chặt chẽ. Những hạn chế đó ảnh hưởng nhất định đến nhận thức, thái độ, động cơ, ý chí quyết tâm sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của thanh niên Quảng Ngãi hiện nay.
Vì vậy, cần phải chỉ ra những nguyên nhân, trên cơ sở đó xác định đúng đắn những định hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của các chủ thể trong giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
70
CHƯƠNG 3