VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO THANH NIÊN HIỆN NAY

1.2. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

21

1.2.1. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, làm cho thanh niên có tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc

Để bảo đảm sự trường tồn và phát triển của dân tộc: Một mặt, bản thân mỗi cộng đồng dân tộc đó phải có ý thức về sự tồn tại, những bản sắc, tiềm lực nội sinh vốn có của mình; mặt khác, bản thân những bản sắc dân tộc cũng không bất biến mà ngày càng được hoàn thiện, tiếp nhận thêm các tính quy định mới và phát triển, chúng cần được tự giác kế tục, khơi dậy và vận dụng một cách biện chứng để trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Trong mọi xã hội, thanh niên luôn là thế hệ trẻ, năng động, nhạy bén, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Tuy nhiên, ở lứa tuổi thành niên đang diễn ra quá trình phát triển, hoàn thiện về tâm sinh lý, nhân cách, cá tính,... Vì thế, nếu không được định hướng đúng đắn, có thể dẫn tới những suy nghĩ, hành động bột phát gây phương hại cho sự phát triển lâu bền của văn hóa dân tộc. Do đó, bồi dưỡng ý thức tự hào, tự tôn dân tộc cho các thế hệ nói chung, thanh niên nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: một mặt, tạo ra sự phát triển nhanh chóng về đời sống kinh tế - xã hội, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được nâng cao; mặt khác, kinh tế thị trường với những hệ thống cơ chế và cả những khuyết tật của nó đã và đang có những tác động tiêu cực đến lối sống, đạo đức, niềm tin, tình cảm, thị hiếu,... của một bộ phận nhân dân, đặc biệt là thanh niên. Đã xuất hiện “bệnh vô cảm”, thụ động, đổ lỗi cho cơ chế, chạy theo đồng tiền hạ thấp tình nghĩa, nhân ái, đoàn kết, yêu nước, khoan dung, hiếu học,... trong một bộ phận thanh niên. Bên cạnh đó, do áp lực của việc làm, thu nhập, quỹ thời gian các thế hệ cha mẹ quan tâm, lắng nghe, đồng hành, định hướng, giáo dục dành cho thanh niên ngày càng bị rút ngắn. Điều này làm cho sinh hoạt của thanh niên ngày càng bị kéo dãn khỏi truyền thống văn hóa, đưa tới những suy nghĩ, biểu hiện

22

không tốt cho việc khơi dậy, phát huy ý thức tự hào, tự tôn dân tộc cả về lợi ích trước mắt và lâu dài.

Coi trọng giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo là một trong những nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam, đây là tài sản tinh thần của người Việt Nam, cần phải giữ gìn và phát huy đồng thời bổ sung thêm những nội dung mới trong bối cảnh hiện nay. Giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo không chỉ đứng ở nội dung bảo vệ đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, mà đó còn là ý chí vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình, xã hội, góp phần đưa đất nước phát triển thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

1.2.2. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo giúp cho thanh niên ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc.

Tính cộng đồng và tinh thần đoàn kết là những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam được trải nghiệm trong lịch sử nhưng hiện nay, để phát huy những giá trị đó thật không dễ dàng khi cái cá nhân vị kỷ đang tác động mạnh mẽ đến lớp trẻ. Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc là một trong nhiều giá trị của văn hóa Việt Nam phải được bộc lộ trong những thời điểm và môi trường cụ thể.

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã nêu rõ: Nền văn hóa tiên tiến bao gồm những đặc trưng: yêu nước và tiến bộ; có nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nhằm mục tiêu tất cả vì con người …

Bản sắc văn hóa dân tộc của văn hóa Việt Nam gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao

23

động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…[19, tr.

46].

Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục tinh thần đoàn kết cho thanh niên, trước hết là giáo dục cho thanh niên ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – tổ quốc. Đây là cơ sở hình thành ở thanh niên những phẩm chất nhân cách cần thiết, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vì vậy việc xác định các giá trị văn hóa, trong đó có các giá trị văn hóa truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm: chủ nghĩa yêu nước, lòng thương yêu, quý trọng con người, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; lòng dũng cảm, bất khuẩt, đức tính cần, kiệm, khiêm tốn, giản dị, trung thực, thủy chung, lạc quan… để giáo dục thanh niên Quảng Ngãi trở thành cầu nối gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc là rất quan trọng.

1.2.3. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo giúp cho thanh niên nhận thức đầy đủ về “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch

Các thế lực thù địch và thế lực phản động bên ngoài đã lợi dụng vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế để triển khai chiến lược

“diễn biến hòa bình” đặc biệt là chúng hướng mũi nhọn vào thanh niên. Thực tế cho thấy, bên cạnh những thanh niên tích cực học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp, thì vẫn còn một bộ phận thanh niên có lối sống cá nhân, thực dụng vật chất hóa trong các quan hệ ứng xử. Một số có thái độ bàng quan với người xung quanh, cho dù phong trào tình nguyện, phong trào đền ơn đáp nghĩa được phát động rầm rộ. Sự hy sinh và quan tâm vì người khác ngày càng giảm sút và nếu có cũng được xem xét dưới góc độ kinh tế.

Nhiều thanh niên xuất hiện thái độ đòi hỏi quyền lợi hơn là hy sinh, đòi hỏi hưởng thụ mà quên đi nghĩa vụ và trách nhiệm công dân coi lợi ích cá nhân hơn lợi ích tập thể, coi trọng giá trị vật chất hơn giá trị tinh thần, quan tâm lợi

24

ích trước mắt hơn lợi ích lâu dài, lấy lợi ích kinh tế đặt trên giá trị đạo đức.

Chính vì vậy, có một số sinh viên đã mất cảnh giác, ngây thơ về chính trị dẫn đến những hành động gây nên những điểm nóng chính trị - xã hội (Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ).

Do đó, giáo dục thanh niên Việt Nam để họ có nhận thức đúng đắn vị trí, chiến lược quan trọng của Đất nước trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ, hiểu rõ truyền thống lịch sử anh hùng của dân tộc. Nhận thức rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nhất là hiểu rõ và thấy được bản chất, âm mưu thủ đoạn chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá nước ta.

1.2.4. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo là trang bị cho thanh niên có ý thức giải quyết các tranh chấp chủ quyền theo luật pháp quốc tế

Trong giai đoạn hiện nay, xu thế hợp tác vì sự phát triển là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia. Mọi tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đều được ưu tiên giải quyết trong hòa bình dựa trên cơ sở luật pháp Quốc tế. Chính vì vậy, Đảng ta đã xác định:

Phương thức bảo vệ Tổ quốc là kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh phi vũ trang và đấu tranh vũ trang, kết hợp xây dựng với bảo vệ Tổ quốc từ xa, đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” và phòng chống

“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Cụ thể hóa quan điểm chủ động bảo vệ Tổ quốc từ thời bình giữ nước lúc nước chưa lâm nguy; Phát triển hoàn thiện quan điểm “tự bảo vệ” trong điều kiện mới [29, tr. 121].

Chính vì vậy, trang bị cho thanh niên về quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là nhất quán giải quyết các vấn đề chủ quyền quốc gia thông qua đàm phán trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích

25

chính đáng của nhau. Đây là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, là định hướng cho các cấp, các ngành, các lực lượng quán triệt và thực hiện trong quá trình giải quyết các vấn đề về biên giới, vùng biển với các nước láng giềng. Giải quyết các vấn đề trên biển với các nước trong khu vực, chúng ta phải dựa trên các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế và đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước để đấu tranh, yêu cầu Trung Quốc phải thực hiện các điều khoản Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982. Trong khi thực hiện pháp luật về lãnh thổ và luật biển không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực. Ưu tiên tiến hành đàm phán với các bên. Cần căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thông qua đàm phán để giải quyết một cách hòa bình. Ngăn chặn các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch, gây chia rẽ quan hệ truyền thống giữa Việt Nam với các nước láng giềng và làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; ảnh hưởng đến quá trình đàm phán.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)