NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Kon Tum (Trang 20 - 25)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực: là nguồn lực con người, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khái niệm “Nguồn nhân lực” dưới nhiều góc độ khác nhau:

- Theo GS.TS.VS Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động đƣợc chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những nhân viên có kỹ năng (hay khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của cơ chế chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [4].

- PGS.TS. Trần Kim Dung (2009), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội. Nguồn nhân lực của một tổ chức đƣợc hình thành trên cơ sở cá nhân có vai trò khác nhau và đƣợc liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Nguồn nhân lực khác với nguồn lực khác của doanh nghiệp là do bản chất của con người. Nhân viên có các năng lực, đặc điểm khác nhau, có tiềm năng phát triển, có khả năng hình thành các nhóm hội, các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của họ. Họ có thể đánh giá và đặt câu hỏi đối với những hoạt động của cán bộ quản lý, hành vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họ hoặc sự tác động môi trường xung quanh. Do đó, quản trị nguồn nhân lực khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với quản trị các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh [6].

Những khái niệm nêu trên chỉ nguồn nhân lực ở phạm vi vĩ mô của nền kinh tế. Tuy nhiên đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là vấn đề ĐTNNL trong doanh nghiệp. Vậy trong phạm vi doanh nghiệp nguồn nhân lực đƣợc hiểu nhƣ thế nào?

" Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là tất cả những người lao động đang làm việc cho doanh nghiệp, đƣợc doanh nghiệp sử dụng mang tính ổn định và lâu dài, bao gồm: Những người bên trong và bên ngoài nhưng có tham gia giải quyết các công việc của doanh nghiệp" [2].

" Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là lực lƣợng lao động của từng doanh nghiệp, do doanh nghiệp trả lương" [2].

Nguồn nhân lực đƣợc hiểu theo nghĩa bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ đào tạo và những sự tận tâm, nỗ lực hay bất cứ đặc điểm nào khác của nhân viên. Nhƣ vậy để xác định nguồn nhân lực, phải xác định các thông tin cá nhân về định lượng và định tính dưới nhiều khía cạnh khác nhau, thường phải xác định quy mô của lực lượng này và cơ cấu theo các đặc điểm khác nhau nhƣ giới tính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngành nghề, theo các đặc điểm về kinh nghiệm, kỹ năng và ngoài ra còn có những mô tả về sự tận tâm, tiềm năng của nhân viên trong tổ chức.

1.1.2. Khái niệm về đào tạo nguồn nhân lực

- Theo từ điển tiếng Việt, đào tạo đƣợc hiểu là “Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất đinh góp phần của mình vào việc phát triển kinh tế xã hội duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Tùy theo tính chất chuẩn bị cho cuộc sống và lao động, người ta phân biệt đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề nghiệp.

Hai loại này gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau với những nội dung do đòi hỏi

của sản xuất, của các quan hệ xã hội, của tình trạng khoa học, kỹ thuật – công nghệ và văn hóa đất nước. Có nhiều hình thức đào tạo: đào tạo cấp tốc, đào tạo chính quy và không chính quy”.

- Theo Cenzo và Robbins, đào tạo là tiến trình bao gồm những phương pháp đƣợc sử dụng để tác động lên quá trình học tập nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành. Tuy nhiên đào tạo có định hướng vào hiện tại, chú trọng vào công việc hiện thời của cá nhân, giúp cá nhân có ngay các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại. C n phát triển nhân viên nhằm chú trọng lên các công việc tương lai trong tổ chức, doanh nghiệp [18].

Với quan điểm này thì đào tạo cung cấp cho họ các kiến thức cả lý thuyết lẫn thực hành, là một quá trình học tập, thực hiện các hoạt động học tập giúp nhân viên để họ có thể thực hiện tốt nhất chức năng nhiệm vụ 8 trong công việc của mình. Ngoài những kiến thức họ đã có sẵn, đào tạo trong tổ chức là bổ sung những gì họ còn thiếu và yếu nhằm hoàn chỉnh kiến thức kỹ năng để họ đáp ứng đƣợc tốt yêu cầu của công việc.

ĐTNNL là một trong những biện pháp phát triển nguồn nhân lực cả về số lƣợng và cả về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển trong điều kiện cạnh tranh.

"Đào tạo là hoạt động học tập nhằm giúp cho NLĐ tiếp thu và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để thực hiện có hiệu quả các chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình" [16].

"Theo nghĩa rộng ĐTNNL là tất cả các hoạt động có tổ chức, đƣợc thực hiện trong một thời gian nhất định nhằm đem đến sự thay đổi nhân cách và nâng cao năng lực của con người đáp ứng yêu cầu, mục tiêu nhất định" [17].

Đào tạo là hoạt động làm cho con người trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Là quá trình học tập để làm cho người lao

động có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ [7].

Trong luận văn này khái niệm nguồn nhân lực đƣợc hiểu nhƣ sau:

Đào tạo là hoạt động học tập nhằm giúp cho nhân viên tiếp thu và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Đào tạo trong tổ chức thường có bốn dạng cơ bản:

đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo bổ sung và đào tạo nâng cao.

1.1.3. Mục đích của đào tạo nguồn nhân lực

Mục đích chung của đào tạo nguồn nhân lực là sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn với thái độ tốt hơn cũng nhƣ nâng cao khả năng thích ứng của họ với công việc trong tương lai.

* Những mục tiêu cơ bản của đào tạo nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp là:

- Xây dựng và thực hiện một kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của toàn doanh nghiệp bằng những hoạt động đào tạo có tổ chức. Thực hiện phân tích, đánh giá nhu cầu đào tạo của người lao động ở mọi trình độ. Đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp hay nói cách khác là để đáp ứng mục tiêu tồn tại và phát triển doanh nghiệp.

- Để đáp ứng nhu cầu học tập, cơ hội thăng tiến của người lao động.

- Đào tạo nguồn nhân lực là những giải pháp có tính chiến lƣợc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.1.4. Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế xã hội nói chung cũng như đối với các doanh nghiệp, tổ chức và người lao động nói riêng:

- Về mặt xã hội: Đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề sống còn của một đất nước, nó quyết định sự phát triển của xã hội, là một trong những giải pháp để chống lại thất nghiệp. Đầu tƣ cho đào tạo và giáo dục là những khoản đầu tư chiến lược chủ chốt cho sự phồn vinh của đất nước.

- Về phía doanh nghiệp: Đào tạo nguồn nhân lực là để đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc của tổ chức, nghĩa là đáp ứng đƣợc mục tiêu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

- Về phía người lao động: Đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động, là một trong những yếu tố tạo nên động cơ lao động tốt.

Thực tế cho thấy đào tạo nguồn nhân lực là điều kiện quyết định để một tổ chức có thể phát triển trong môi trường cạnh tranh. Nếu làm tốt công tác đào tạo sẽ đem lại nhiều tác dụng hữu ích cho tổ chức, cụ thể:

+ Trình độ tay nghề của người lao động được nâng lên, từ đó mà năng suất, chất lƣợng và hiệu quả công việc đƣợc nâng lên.

+ Giảm thiểu tai nạn lao động do người lao động thuần thục với công việc, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ đối với công việc sẽ tốt hơn.

+ Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự giám sát công việc nhiều hơn do hiểu rõ qui trình, hiểu rõ công việc.

+ Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức.

1.1.5. Nguyên tắc của đào tạo nguồn nhân lực Đào tạo nguồn nhân lực dựa trên 4 nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Con người hoàn toàn có năng lực phát triển. Mọi người trong một tổ chức đều có khả năng phát triển và sẽ cố gắng để thường xuyên phát triển giữ vững sự tăng trưởng của doanh nghiệp cũng như cá nhân họ.

Thứ hai: Mỗi người đều có giá trị riêng, vì vậy mỗi người là một con người cụ thể khác với những người khác và đều có khả năng đóng góp nhiều sáng kiến.

Thứ ba: Lợi ích của người lao động và những mục tiêu của tổ chức có thể kết hợp với nhau. Hoàn toàn có thể đạt đƣợc mục tiêu của doanh nghiệp và lợi ích của người lao động. Sự phát triển của một tổ chức phụ thuộc vào nguồn lực của tổ chức đó. Khi nhu cầu của người lao động được thừa nhận và đảm bảo thì họ sẽ phấn khởi trong công việc.

Thứ tƣ: Đào tạo nguồn nhân lực là một nguồn đầu tƣ sinh lời, vì đào tạo nguồn nhân lực là những phương tiện để đạt được sự phát triển của tổ chức có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Kon Tum (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)