CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV XỔ SỐ KIẾN THIẾT KON TUM
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG TY TNHH MTV XSKT KON TUM
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc
Có thể thấy, trong những năm qua, ĐTNNL tại công ty đã góp phần cơ bản trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên, gắn liền với nhu cầu sử dụng, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển.
Đội ngũ lao động đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng đều ý thức đƣợc trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc học tập và nâng cao trình độ, người được cử đi đào tạo đều hoàn thành tốt chương trình học tập, không có cán bộ công nhân viên chức nào bỏ dở chương trình học tập.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
- Công ty chƣa có chiến luợc cụ thể về nhân sự
- Phương pháp đào tạo của công ty chế chủ yếu là kèm cặp, chỉ dẫn thực tế.
- Cán bộ làm đào tạo chủ yếu kiêm nhiệm và hướng dẫn bằng kinh nghiệm chứ không có giáo án, quy trình đào tạo cụ thể.
- Việc xác định nhu cầu đào tạo phần lớn dựa vào các yêu cầu của cấp trên hoặc ý kiến chủ quan của các trưởng bộ phận, chưa xác định được nhu cầu cần phải đào tạo trong năm.
- Các chương trình trao đổi, bồi dưỡng còn chung chung chýa ðạt được độ sâu kiến thức, phần lớn chỉ mang tính định hướng, chưa đi vào những vấn đề cụ thể chi tiết chỉ mang tính tổng quan chung hoặc chỉ dừng lại ở việc phát tài liệu và nghe giảng viên truyền đạt.
- Đánh giá kết quả đào tạo sơ sài, bước này được thực hiện giản đơn, thiếu tiêu thức đánh giá nên không đánh giá đƣợc thực chất hiệu quả đào tạo
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Những hạn chế trong đào tạo nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu nhƣ:
- Các chiến lƣợc, chính sách về đào tạo của công ty chƣa rõ ràng, cụ thể.
- Đội ngũ cán bộ chuyên trách còn chƣa đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, dựa trên tự học học và kinh nghiệm làm việc là chính.
- Việc xác định nhu cầu đào tạo chƣa đƣợc xác định một cách bài bản, việc đánh giá nhu cầu cũng không thường xuyên dẫn đến việc xác định nhu cầu đào tạo chƣa sát thực tế.
- Do đặc thù là vừa học, vừa phải tham gia công tác chuyên môn nên thời gian tập trung cho việc học tập, đào tạo gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lƣợng, hiệu quả trong ĐTNNL.
- Chưa có những chính sách, chế độ cụ thể để khuyến khích người lao động sau đào tạo, chƣa thành lập quỹ đào tạo tại công ty.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, tác giả đã phân tích tình hình chung của Công ty TNHH MTV XSKT Kon Tum, khái quát những nét cơ bản quá trình hình thành và phát triển, lĩnh vực kinh doanh hiện nay, mô hình quản lý và thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Công ty, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015. Trong đó, đã tập trung phân tích sâu về nguồn nhân lực hiện tại của Công ty, trình độ chuyên môn, độ tuổi, cơ cấu giới tính…của công ty. Đồng thời dựa trên cơ sở lý luận về ĐTNNL trong DN tại Chương 1, ở Chương 2 này tác giả đã phân tích thực trạng về trình tự xây dựng và triển khai chương trình ĐTNNL của Công ty.
Có thể nói, công tác ĐTNNL hiện tại chƣa đƣợc tổ chức tốt, chƣa theo một quy trình cụ thể. Việc xây dựng chương trình đào tạo chưa thực hiện.
Việc xác định nhu cầu, đối tƣợng đào tạo còn mang cảm tính chủ quan của người tham mưu và người quản lý và chủ yếu dựa vào quy hoạch, bổ nhiệm, yếu tố công việc, chưa quan tâm nhiều đến các phương pháp đào tạo hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và ngành XSKT.
Công tác đánh giá chương trình đào tạo chưa được thực hiện một cách bài bản, khoa học. Do đó, các chương trình đào tạo của Công ty chưa phát huy đƣợc hiệu quả thiết thực để giúp Công ty đạt đƣợc những mục tiêu đề ra trong công tác ĐTNNL của mình.
CHƯƠNG 3