Vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn Huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi (Trang 20 - 25)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ

1.1. ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.1.2. Vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lao động nông thôn là một lực lượng lao động góp phần tạo ra của cải vật chất từ nông thôn giúp cho giữ vững ổn định an ninh lương thực trong

nước và xuất khẩu, ngoài ra còn tham gia vào sản xuất các ngành nghề tại địa phương, là nguồn lao động cung cấp cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Lao động có chuyên môn là một dạng lao động ở đó con người sử dụng kỹ thuật,sức mạnh vật chất, sức mạnh tinh thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người. Nếu trong một lĩnh vực laođộng sản xuất theo nghĩa hẹp, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (lương thực, thực phẩm, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách, báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh, ảnh…).

Vai trò của lao động nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng, là phương tiện, điều kiện đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của xã hội.

Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động mà trong đó nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Đào tạo nghề gắn liền với thực tiễn nhằm sau khi ra trường các cơ quan, doanh nghiệp nơi người lao động làm việc không phải đào tạo lại, người học nghề tiếp cận làm quen với các sản phẩm thực tế, làm quen với các quy trình công nghệ cũng như môi trường sản xuất.

Lao động qua đào tạo nghề đang từng bước đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Khi có nghề trong tay, người lao động dễ kiếm việc làm, đồng thời ý thức kỷ luật và tác phong làm việc theo hướng công nghiệp đã được nâng lên, người lao động dễ hòa nhập với môi trường làm việc.

Đào tạo nghề theo phương thức vừa làm vừa học giúp học viên vừa có thời gian đi làm tăng thu nhập, vừa có thời gian đi học.

Đào tạo nghề còn giúp ổn định tình hình an ninh chính trị xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, giúp cho việc xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và vùng xa các trung tâm kinh tế lớn. Từ đó nâng cao nhận thức cho người được đào tạo và sẽ tạo tiền đề cho lực lượng lao động tiếp cận với khoa học góp phần vào công cuộc CNH-HĐH đất nước đảm bảo an sinh xã hội.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là việc làm thiết thực góp phần giải quyết việc làm cho số lao động nông thôn nhàn rỗi. Đối tượng thu hút là lực lượng chưa có nghề, một số do không thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề hoặc do thi trượt, hoàn cảnh không thể có khả năng thi tiếp, một số khác là bộ đội xuất ngũ trở về địa phương. Chủ trương đào tạo nghề giúp cho lao động tìm nghề, từ đó đã tạo ra thu nhập ổn định cho lao động nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo. Khi đã có thu nhập thì họ sẽ đóng góp một phần nhỏ lợi ích cho xã hội và còn góp phần làm ổn định tình hình an ninh chính trị xã hội tại địa phương, góp phần đào tạo nguồn lực có trình độ tay nghề cao.

Đảng, Nhà nước ra nhiều chủ trương về việc dạy nghề cho lao động nông thôn. Để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng lao động nông thôn và hội nhập nền kinh tế thế giới đã có hàng loạt các chủ trương, chính sách được xác định tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là chuyển dịch, phân bổ lại lực lượng lao động nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống 50% vào năm 2010. Mục tiêu và giải pháp cơ bản được đề cập trong nghị quyết tại hội nghị lần thứ V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX là “... ưu tiên dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hoá, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho khoảng một triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 30% vào

năm 2010".

Đảng, Quốc hội và Chính phủ, các Bộ, Ngành đã ban hành hàng loạt chính sách, các văn bản pháp quy, các nghị quyết, các thông tư về dạy nghề.

- Quyết định số 1956/Qđ- TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về Phê duyệt đề án "đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"

Quan điểm của đề án đã nói lên "đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn...."

Các quy định pháp luật và các chính sách này có tác dụng bước đầu tạo môi trường, hành lang pháp lý và chính sách thuận lợi để tạo tiền đề cho việc phát triển hệ thống đào tạo dạy nghề cho người lao động, nâng cao khả năng tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn.

Đến đại hội Đảng X đã xác định rõ mục tiêu quan điểm: Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn, chuyển dịch và phân bố lại lực lượng lao động trong nông nghiệp và nông thôn, theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp, ngành nghề thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn và tiếp tục khẳng định mục tiêu giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống 50% vào năm 2010. Trên cơ sở đó hàng loạt các chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước đã được ban hành là cơ sở giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thông qua phát triển các loại hình trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề cho nông dân nông thôn mà trọng tâm là tập trung đào

tạo, bồi dưỡng, dạy nghề và nghiệp vụ kinh doanh đã tạo đà cho phát triển nguồn nhân lực và khuyến khích phát triển các ngành nghề tại nông thôn. Bên cạnh đó Chính phủ còn xây dựng đề án "Tăng cường phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn, cho xuất khẩu lao động "nhằm đào tạo nguồn nhân lực nông thôn chất lượng cao phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong thời gian vừa qua, quá trình công nghiệp hoá, dẫn tới đất đai nông nghiệp bị thu hồi chuyển sang phục vụ cho phát triển công nghiệp và phát triển đô thị. Do vậy cần có giải pháp hỗ trợ cho người lao động bị thu hồi đất được học nghề mới và tìm việc làm, từ đó gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề, coi trọng đến việc khôi phục các ngành nghề truyền thống. Nghị quyết số 26- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ VII, Khoá X về nông nghiệp nông dân và nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới. Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực nông thôn đã được đặc biệt quan tâm thể hiện qua việc Ban chấp hành Trung ương đã yêu cầu tăng ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ để nông nghiệp Việt Nam đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực. đồng thời tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân, đào tạo nghề cho con em nông dân để chuyển nghề, để xuất khẩu lao động và nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Nghị quyết TW cũng xác định sự cần thiết của chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàng năm đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn, thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác đào tạo nghề. Mục tiêu của nghị quyết nhằm phát triển nền nông nghiệp Việt Nam toàn diện, hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá có năng suất chất lượng, hiệu quả đủ điều kiện cạnh

tranh, đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia.

Trong thời gian tới, công tác dạy nghề phải tiếp tục được đẩy mạnh góp phần vào mục tiêu phát triển nguồn nhân lực nông thôn theo hướng công nghiệp và hiện đại. Xuất phát từ quan điểm và mục tiêu đó cần thấy rõ công tác đào tạo nghề là khâu then chốt, đột phá. Các cơ sở dạy nghề phải tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đội ngũ giáo viên dạy nghề, cải tiến giáo án, giáo trình và phương pháp dạy nghề để lao động nông thôn được đào tạo ra có đủ trình độ chuyên môn, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hiện đại, sẵn sàng chuyển sang phục vụ phát triển công nghiệp.

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn Huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)