Nội dung, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn Huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi (Trang 70 - 80)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH SƠN

2.2.3. Nội dung, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tổng số nghề được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện Bình Sơn đến năm 2014 là 26 nghề. Trong đó nghề nông nghiệp : 15, nghề phi nông nghiệp : 11.

Hàng năm, có chỉnh sửa, biên soạn chương trình, giáo trình dạy nghề cho phù hợp. Tuy nhiên, các chương trình dạy nghề của huyện Bình Sơn còn tồn tại một số bất cập như: chương trình, giáo trình chậm đổi mới, chưa đảm bảo tính hiện đại, nhà trường chưa gắn chặt với nhu cầu xã hội và lao động nghề

nghiệp. Chương trình dạy nghề đã ngày càng phong phú với nhiều loại hình và phương thức, ngành nghề đào tạo; nhiều trường và cơ sở dạy nghề có cơ chế để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình biên soạn chương trình dạy nghề; đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp trong công tác đào tạo; qua đó, nắm bắt nhu cầu, số lượng và các yêu cầu của doanh nghiệp về lao động để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo. Nhưng một số chương trình dạy nghề của các cơ sở vẫn chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của người lao động, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương và chưa thực sự gắn với nhu cầu của người lao động nông thôn; nhiều cơ sở dạy nghề thiếu sự quản lý chặt chẽ về chất lượng dạy và học.

Bảng 2.5.Danh mục các ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn từ năm 2010- 2014

TT Ngành nghề đào tạo

I Nghề nông nghiệp

1 Chăn nuôi gia súc, gia cầm 2 Trồng mía đường

3 Trồng và khai thác rừng

4 Phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm 5 Trồng đậu tương, đậu phụng

6 Trồng lúa năng suất cao 7 Trồng ngô

8 Trồng và nhân giống cây ăn quả 9 Nuôi cá lồng bè trên biển

10 Nuôi tôm thẻ chân trắng 11 Trồng rau an toàn

12 Nuôi ong mật

TT Ngành nghề đào tạo 13 Trồng và nhân giống nấm

14 Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp 15 Nuôi cua biển

II Nghề phi nông nghiệp 16 Kỹ thuật chế biến món ăn 17 May công nghiệp

18 Sửa chữa máy nông nghiệp 19 Hàn điện

20 Máy trưởng tàu cá hạng tư 21 Thuyền trưởng tàu cá hạng tư 22 Điện dân dụng

23 Điều khiển tàu cá 24 Chế biến gỗ 25 Chăm sóc trẻ em

26 Bán hàng trong siêu thị

(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện về thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT) 2.2.4. Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề tại huyện Bình Sơn

a. S lượng cơ s và s phân b

Năm 2014, huyện Bình Sơn có 6 cơ sở đào tạo nghề, cụ thể: Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật – công nghệ Dung Quất, Trung Tâm Dạy nghề - GDTX& HN huyện Bình Sơn và 4 cơ sở đào tạo, cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề.

b. H thng cơ s vt cht phc v đào to ngh

Những năm qua tỉnh đã có những hoạt động thiết thực để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập, trong đó Bình Sơn có Trung tâm Dạy nghề - GDTX & HN huyện Bình Sơn được đầu

tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề.Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề chưa được đầu tư đồng bộ, chưa phát huy hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có.

Hệ thống cơ sở vật chất nhìn chung có sự đầu tư và tăng theo các năm, nhưng mức tăng còn thấp và tốc độ tăng chậm. Bên cạnh đó, thiết bị, máy móc, giáo cụ dạy nghề còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, cho nên nhiều học viên ra trường không bắt nhịp được với công việc.Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh Quảng Ngãi cần thực hiện những biện pháp để từng bước tăng cường hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy nghề tại địa phương.

66 Bảng 2.6. Cơ sở vật chất (tính đến 31/12/2014)

STT Tên cơ sở

Tổng diện

tích đất (m2)

Diện tích xây dựng

(m2)

Trong đó

Phòng học lý thuyết

Xưởng thực hành, thí

nghiệm

Thư viện Nhà hiệu bộ Ký túc xá

Tổng số (phòng)

Diện tích (m2)

Tổng số (xưởng)

Diện tích (m2)

Tổng số (phòng)

Diện tích (m2)

Tổng số (phòng)

Diện tích (m2)

Tổng số (phòng)

Diện tích (m2) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14)

-

Trường CĐN Kỹ thuật - Công nghệ Dung Quất

11000 42786 18 4670 46 8628 1 1188 22 5700 200 22600

-

TT DN- GDTX&HN huyện Bình Sơn

4925 842 12 540 6 180 1 80

( Nguồn: Số liệu Báo cáo của Phòng Lao động TB&XHhuyện)

c. Đội ngũ cán b, giáo viên dy ngh

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, 2 cơ sở đào tạo Trường Cao đẳng nghề kỹ nghệ - Công nghệ Dung Quất, TT DN-GDTX&HN huyện Bình Sơn đã tăng từ 102 người vào năm 2010 lên 142 người vào năm 2014; giáo viên cơ hữu : 88 người, giáo viên thỉnh giảng: 56 người. Về chất lượng: trình độ tiến sĩ: 1 người, Thạc sỹ: 35 người, Đại học : 71, cao đẳng : 11 người, công nhân kỹ thuật tay nghề cao: 24 người.

Đội ngũ quản lý tính đến năm 2014 là 32 người, trong đó 1 tiến sĩ, 12 thạc sỹ, 18 đại học và 1 TCCN/CNKT.

Trong 5 năm (2010-2014) đã tổ chức tập huấn, bồi dượng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng dạy nghề cho trên 48 giáo viên và cán bộ quản lý của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện.

Công tác tập huấn nâng cao năng lực QLNN về dạy nghề, bồi dưỡng CBQL và giáo viên dạy nghề được quan tâm, góp phần nâng cao năng lực, trách nhiệm và nhận thức của cán bộ, công chức về công tác đào tạo nghề. Để bồi dưỡng, phát triển nhân lực là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, trong 5 năm đã tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho 52 người.

Đội ngũ giáo viên của các cơ sở dạy nghề ở huyện Bình Sơn đã và đang từng bước đáp ứng về số lượng nhu cầu cho việc dạy nghề nông thôn những năm qua. Trong thời gian tới huyện cần tiếp tục phát triển, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên, người dạy nghề cả về số lượng và chất lượng; đồng thời có những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho loại hình ngoài công lập phát triển theo đúng định hướng, phù hợp với tiềm năng và điều kiện thực tiễn của địa phương.

68 Bảng 2.7. Số lượng giáo viên, giảng viên (tính đến 31/12/2014)

ĐVT : Người

TT Tên cơ sở Tổng số

Trong đó:

Trình độ đào tạo Kỹ năng nghề (nếu có) Nghiệp vụ sư phạm Ngoại ngữ

(tiếng Anh) Tin học

Tiến sỹ

Thạc sỹ

Đại học

Cao đẳng

TCCN CNKT

Bậc trình độ kỹ

năng nghề quốc gia Theo bậc thợ

Nghệ

nhân Khác SPKT SPDN Bậc I Bậc II Khác Đạt chuẩn

Chưa đạt chuẩn

Đạt chuẩn

Chưa đạt chuẩn 1 2 3 4 5

Trên bậc 5/7, 4/6

Bậc 4/7, 3/6

Dưới bậc 3/7, 2/6 -

Trường CĐN Kỹ thuật - Công nghệ Dung Quất

115 1 35 53 5 21 36 37 41 1 95 20 74 41

-

TT DN-

GDTX&HN huyện Bình Sơn

27 18 6 3 3 24

( Nguồn: Số liệu Báo cáo của Phòng Lao động TB&XH huyện) Bảng 2.8. Số lượng cán bộ quản lý (Tính đến 31/12/2014)

ĐVT: Người

TT Tên cơ sở Tổng số Trình độ đào tạo

Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng TCCN/CNKT

- Trường CĐN Kỹ thuật - Công nghệ Dung Quất 27 1 12 13 1

- TT DN-GDTX&HN huyện Bình Sơn 5 5

( Nguồn: Số liệu Báo cáo của Phòng Lao động TB&XH huyện)

2.2.5. Kinh phí đào tạo nghề

Trong 5 năm từ 2010 – 2014, tổng kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ngãi: 173,789 triệu đồng, trong đó : Ngân sách TW : 75.918 triệu đồng; NSĐP : 31.901 triệu đồng; huy động nguồn khác : 65.970 triệu đồng.

Trung tâm dạy nghề - GDTX &HN huyện Bình Sơn trong giai đoạn 2010-2015 được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề với tổng vốn đầu tư là 3.500.000 đồng.

Nguồn Kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Bình Sơn chủ yếu là từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, chưa chú trọng việc huy động từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân,…

Với mức kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn như hiện nay chưa đủ đáp ứng nhu cầu đào tạo. Một trong những nhu cầu cần thiết đó là cần bố trí kinh phí cho huyện để sử dụng trong công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn. Tiếp theo nữa, cần mở rộng đối tượng cũng như mức hỗ trợ cho lao động nông thôn tham gia học nghề theo Đề án 1956 để khuyến khích, tạo điều kiện cho lao động tham gia học nghề.

Hiện nay nhu cầu về công nhân kỹ thuật công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Sơn khá cao trong khi đó năng lực đào tạo và trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện có giới hạn, lao động được đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các Doanh nghiệp nên người lao động gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm. Mức kinh phí dành chođầu tư cơ sở vật chất còn quá ít, cần có nhiều kinh phí hơn nữa để hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện nhằm nâng cao năng lực dạy nghề cho lao động nông thôn.

Bảng 2.9 Kinh phí đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh giai đoạn 2010-2014 ĐVT : triệu đồng

STT

Kinh phí chi cho các hoạt động đào tạo

nghề cho LĐNT

Tổng kinh phí trong 5

năm 2010 –

2014

Trong đó

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1 Tuyên truyền, tư vấn 173,789 34,828 12,250 66,517 34,576 25,618

2 Khảo sát nhu cầu học

nghề 1,019 1,019

3 Mô hình dạy nghề 1,487 0 0 227 400 860

4 Hỗ trợ đầu tư cơ sở

vật chất 125,732 28,279 7,000 54,249 22,646 13,558

5 Phát triển chương

trình, giáo trình 250 0 0 150 100 0

6 Bồi dưỡng CBQL,

GVDN 580 0 0 180 200 200

7 Hỗ trợ LĐNT học

nghề 43,863 5,400 5,150 11,573 11,000 10,740 8 Hoạt động giám sát 618 100 100 98 160 160

(Nguồn: Số liệu Báo cáo thực hiện đề án 1956 của UBND tỉnh)

2.2.6. Đánh giá kết quả đào tạo nghề

Bảng 2.10. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn Số lao

động đã được đào tạo trong

5 năm (2010 -

2014)

Tổng số LĐNT

học xong có việc

làm

Được DN/

Đơn vị tuyển

dụng

Được DN/

Đơn vị bao tiêu sản phẩm

Nâng cao tay

nghề, tự tạo

việc làm

Thành lập tổ hợp tác,

HTX, doanh nghiệp

Thuộc hộ thoát nghèo

Số người có thu nhập

khá

2249 1672 508 48 988 128 33 91

(Nguồn: Số liệu Báo cáo của Phòng Lao động TB&XH huyện) Dựa vào kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Số lượng lao động có việc làm sau đào tạo khá cao: 1672 người, chiếm tỷ lệ 74,34%. Số lượng lao động được doanh nghiệp tuyển dụng chỉ là 508, chiếm tỷ lệ 30,38%; được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm 48 người, chiếm tỷ lệ 2,87%;

Thành lập tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp là 128, chiếm tỷ lệ 7,65%; Lao động sau đào tạo chủ yếu là nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm 988 người, chiếm tỷ lệ 59,1%.

Tuy nhiên, trong đó tổng số lao động nông thôn qua đào tạo nghề làm đúng với nghề 1.150; tỷ lệ làm đúng nghề sau khi học ở các nhóm nghề nông nghiệp là chủ yếu chiếm 95% và còn lại hơn 30% sau khi học nghề ở nhóm nghề phi nông nghiệp là làm việc không đúng ngành nghề; tỷ lệ hộ và xã có lao động nông thôn thoát nghèo sau khi học nghề cũng ở tỷ lệ thấp (1,97%);

tỷ lệ lao động có thu nhập khá cũng ở mức thấp (5,44%).

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn Huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)