Các nhân tố tác động đến phát triển cán bộ Đoàn cấp xã, phường

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ đoàn cấp xã, phường từ thực tiễn tỉnh Bình Dương (LV thạc sĩ) (Trang 20 - 24)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁN BỘ ĐOÀN CẤP XÃ, PHƯỜNG

1.3. Các nhân tố tác động đến phát triển cán bộ Đoàn cấp xã, phường

1.3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và vai trò của người lãnh đạo

Hệ thống văn bản, pháp luật là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của đội ngũ cán bộ Đoàn. Hệ thống các chính sách xã hội vì mục tiêu vì con người, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của cán bộ Đoàn nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên thanh niên tại địa phương. Nghị quyết TW 7 khóa X về công tác thanh niên là cơ sở quan trọng.

Đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên chịu sự điều phối của lãnh đạo cơ quan quản lý trực tiếp. Vì thế, quan điểm của người lãnh đạo quản lý có tác động quan trọng đến sự phát triển của đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên. Người lãnh đạo quản lý quan tâm đến công tác đoàn, quan tâm đến đội ngũ cán bộ Đoàn nòng cốt thì công tác phát triển đội ngũ cán bộ Đoàn về số lượng cũng

15

như chất lượng được đẩy mạnh. Ngoài ra, trình độ chuyên môn, năng lực của từng cán bộ Đoàn, tiếp thu cái mới của thực tế xã hội, nhạy bén với sự thay đổi của xã hội cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên tại cơ sở. Một cán bộ Đoàn thanh niên có trình độ chuyên môn cao cũng như có kinh nghiệm, được đào tạo và có kinh nghiệm tổ chức hoạt động, đưa mô hình hay ý nghĩa thì bản thân họ sẽ đạt được hiệu quả cao trong công việc chuyên môn của mình và của cả tổ chức đoàn tại địa phương, góp phần vào nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên trong tổ chức. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiên cứu, sử dụng thành thạo các kỹ năng, nghiệp vụ, khả năng tư duy, sáng tạo nhạy bén, phản ứng nhanh là thể hiện năng lực, trình độ của họ. Vì vậy, người lãnh đạo quản lý tổ chức và mỗi cá nhân cán bộ Đoàn thanh niên sẽ tác động trực tiếp đến công tác phát triển đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên.

1.3.2. Chính sách thu hút cán bộ của tỉnh Bình Dương

Nước ta đang trong quá trình cải cách nền công vụ - công chức, ngày càng chú trọng hơn về việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao. Chế độ đãi ngộ cao để thu hút người tài như: chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ Đoàn trẻ đang bắt đầu được triển khai đã thu hút nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, có một nghịch lý là, nếu tập trung đãi ngộ ở một mức độ quá cao thì sẽ xuất hiện tình trạng chỉ “chiêu hiền” mà quên đi “đãi sĩ”. Có thể có trường hợp một sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng không đạt trong kỳ thi tuyển công chức bình thường của một đơn vị tuyển dụng, song do đáp ứng những yêu cầu của chính sách thu hút nên lại được tuyển dụng (không qua thi tuyển) vào chính cơ quan đó công tác (nếu cơ quan có nhu cầu) và sẽ hưởng một mức lương cao gần gấp đôi một sinh viên khác chỉ tốt nghiệp đại học loại khá nhưng đã trúng tuyển trước đó trong kỳ thi tuyển công chức.

16

Đoàn Thanh Niên Công Sản Hồ Chí Minh cấp phường, xã chiếm một ví trí vai trò hết sức quan trọng tại các cơ sở. Đây là đội ngủ trẻ, nhiệt huyết năng động và đầy tư duy sáng tạo, luôn phải đi đầu trong một hoạt động phong trào định hướng cho thanh niên tại địa phương, để có điều kiện phát huy hết vai trò, chức năng nhiệm vụ của cán bộ đoàn đòi hỏi phải có một số yêu cầu: Về chuyên môn đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa cán bộ Đoàn tại địa phương, về trình độ đào tạo đối với cơ sở trình độ luôn được ưu tiên vì mục đích đem lại hiệu quả cho những mô hình sáng kiến mới, tùy vào mỗi địa phương cơ cấu đô tuổi, giới tính cũng rất cần thiết cho việc tập hợp thanh niên, đội ngũ cán bộ đoàn phải luôn tập trung đi xác vào thực tế từng chi đoàn kịp thời đưa ra những định hướng cho thanh niên tại địa phương.nhằm thúc đẩy việc phát triển thanh niên trên địa bàn tỉnh, bình dương đã thực hiện một số chính sách nhằm thu hút cán bộ đoàn giỏi vd: phụ cấp tiền lương, đề cử tham gia học tập qua các khóa đào tạo kỷ năng nghiệp vụ do tỉnh đoàn tổ chức, quy hoạch cán bộ đoàn vào vị trí chủ chốt cơ quan. Tuy nhiên qua những chính sách thu hút cán bộ đoàn cơ sở bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục.

Tiểu kết chương 1

Đoàn Thanh niên là đội ngũ trẻ - thế hệ tương lại dựng xây đất nước, là những thanh niên tiên tiến, sống-học tập-làm việc vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ và tư duy luôn đổi mới, luôn sẵn sàng xung phong trong mọi hoạt động phong trào định hướng cho thanh niên tại địa phương, cơ sở.

Tổ chức tế bào của Đoàn là chi đoàn có vững mạnh thì đoàn mới phát triển, mới có được Đoàn cơ sở nổi trội và mới có thể thành lập nên liên chi đoàn hùng mạnh. Vì thế, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ đoàn đòi hỏi phải có một số yêu cầu cơ bản về chuyên môn, về trình độ đào tạo đối với cơ

17

sở. Vì mục đích đem lại hiệu quả cho những mô hình sáng kiến mới phù hợp với cơ cấu độ tuổi, giới tính cũng rất cần thiết cho việc tập hợp thanh niên, đội ngũ cán bộ đoàn phải luôn tập trung đi sát vào thực tế từng chi đoàn kịp thời đưa ra những định hướng cho thanh niên tại địa phương. Do đó cần phải đạt và đảm bảo được về số lượng, hợp lý về nội dung và phát triển về cơ cấu trong cán bộ đoàn cấp xã, phường là yêu cầu cần thiết để xây dựng nên thế hệ tương lai, thế hệ rường cột của đất nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các chính sách thu hút cán bộ của đoàn của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

18 Chương 2

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ đoàn cấp xã, phường từ thực tiễn tỉnh Bình Dương (LV thạc sĩ) (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)