Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ ĐOÀN CẤP XÃ, PHƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG THỜI
3.2.4. Giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Để làm được việc đó cần hướng tới thực hiện tốt quan điểm, mục tiêu thực tế tại Bình Dương:
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội các cấp đáp ứng yêu cầu công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cả nước; phải đáp ứng với yêu cầu luân chuyển cán bộ Đoàn, Hội, Đội rất nhanh ở các cấp; gắn với thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, đảm bảo nâng cao hiệu quả của công việc ở cơ sở; thực hiện tốt các chủ trương công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ của các cấp bộ Đoàn; phải thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, quy định chung của ngành giáo dục, đào tạo; đồng thời phải tính đến những yếu tố đặc thù của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn.
Đào tạo, bồi dưỡng về phương pháp luận công tác thanh thiếu nhi, kỹ năng công tác thanh thiếu nhi, lý luận và nghiệp vụ xây dựng Đoàn, Hội lý luận và phương pháp công tác Đội. Nâng cao một bước về chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của hệ thống Đoàn, Hội, Đội các cấp đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên và cộng tác viên; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho các trường, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các cấp, xây dựng bộ giáo trình cho cho phù hợp với trình độ của đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội...
Tăng cưởng công tác lãnh đạo của đảng, tạo cơ chế trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ đoàn cơ sở. Đảng bộ cơ sở cần có kế hoạch chiến lược trong công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn cho cán bộ đảng ủy. Đây là vấn đề sống còn của cán bộ đoàn hiện nay nói riêng và công tác cán bộ đảng ủy phường xã nói chung.
61
Từ thực tiễn và mục tiêu của công tác cán bộ Đoàn như trên, một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ đoàn để đội ngũ cán bộ này vừa đáp ứng yêu cầu của phong trào thanh niên, thiếu nhi, vừa đảm bảo có khả năng, điều kiện bổ sung cho đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị sau này.
Một là, thống nhất nhận thức và quan điểm chỉ đạo về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải thiết thực, thường xuyên đổi mới về nội dung, phương thức trên cơ sở xác định mục tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng cán bộ trong từng giai đoạn nhất định. Phải đổi mới nội dung, phương thức đào tạo ở các trường đoàn theo hướng sát với yêu cầu thực tiễn của phong trào thanh niên. Kiến thức cần cập nhật cho học viên không chỉ là những kiến thức từ đời sống phong trào thanh niên đang diễn ra sôi động và đa dạng, còn cần trang bị cho họ những kiến thức cơ bản, kỹ năng hòa nhập cộng đồng xã hội đủ khả năng làm tốt công tác vận động thanh niên trong thời kỳ mới.
Hai là, chủ động phối hợp với các ngành liên quan đa dạng hoá các loại hình trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Ba là, tuyển chọn kỹ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn là người hoạt động tích cực trong các phong trào đoàn.
Bốn là, đánh giá, sử dụng, luân chuyển cán bộ và có chính sách bảo đảm vật chất, động viên tinh thần.
Năm là, cần phân cấp công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ. Trong đó, chú trọng hai cấp cơ bản là: Hệ đào tạo chính quy tập trung hoặc không tập trung cho đối tượng đã tốt nghiệp đại học để làm cán bộ đoàn ở các cơ quan chuyên trách. Tăng cường bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ đoàn có chất lượng bổ sung cho các cấp chính quyền và đoàn thể.
62
Trong giáo dục chính trị, tư tưởng: Tiếp tục triển khai chương trình học tập 6 bài học lý luận chính trị trong đoàn viên TN theo hướng thiết thực, phù hợp với từng khối đối tượng; tổ chức tốt việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp gắn với xây dựng chương trình hành động của Đoàn TN thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng.
Trong giáo dục truyền thống: Coi trọng giáo dục truyền thống, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, truyền thống đoàn kết và khát vọng vươn lên trong chiến đấu, lao động, học tập, sản xuất, trong mọi hoàn cảnh khó khăn của dân tộc; qua đó tăng cường trong thanh thiếu nhi lòng tự hào về truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của Đoàn.
Trong giáo dục đạo đức, lối sống: Tập trung giáo dục các phẩm chất đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, đề cao lối sống giản dị, đấu tranh chống thói xa hoa, thực dụng, vô cảm. Triển khai các giải pháp giáo dục lối sống văn minh đô thị trong thanh thiếu nhi. Đoàn thanh niên các cấp chủ động tham gia xây dựng môi trường xã hội lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của tuổi trẻ; tăng cường đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội thông qua tổ chức thực hiện cuộc vận động “Thanh niên sống đẹp - sống có ích”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”;
quan tâm gần gũi, động viên, cảm hoá giáo dục và hỗ trợ thanh thiếu nhi chậm tiến tái hòa nhập với cộng đồng; nâng cao năng lực “tự đề kháng” của tuổi trẻ trước những hiện tượng suy thoái về đạo đức và lối sống.
Trong giáo dục ý thức bảo vệ độc lập Tổ quốc: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh; cung cấp và định hướng thông tin để cán bộ đoàn hiểu rõ, chủ động, kiên quyết đấu tranh chống âm mưu“Diễn biến hoà bình”, nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng, tâm lý của các đối tượng đoàn viên, thanh niên để tập hợp, phản ánh và đề nghị giải quyết kịp
63
thời các vấn đề mới nảy sinh. Trong đó, tập trung xây dựng lực lượng cán bộ đoàn nòng cốt nắm bắt và định hướng dư luận xã hội ở địa phương, đơn vị.