Công tác kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ đoàn cấp xã, phường từ thực tiễn tỉnh Bình Dương (LV thạc sĩ) (Trang 39 - 43)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁN BỘ ĐOÀN CẤP XÃ, PHƯỜNG Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY

2.3. Thực trạng cán bộ Đoàn cấp xã, phường ở tỉnh Bình Dương

2.3.3. Công tác kiểm tra, đánh giá

Công tác kiểm tra là hoạt động xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét việc chấp hành nguyên tắc tổ chức, Điều lệ Đoàn, thi hành kỷ luật đoàn và việc triển khai tổ chức thực hiện những chủ trương, nghị quyết của cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn tại cơ sở, hoạt động này được tỉnh đoàn tổ chức theo hàng quý tùy theo mức độ sinh hoạt của từng cơ sở mà tỉnh đoàn

34

triển khai kế hoạch kiểm tra. Quy trình kiểm tra giám sát theo quy định của tỉnh đoàn 1 năm 2 lần, tùy vào tính chất của cơ sở mà có thể thay đổi thời gian kiểm tra giám sát.

Trong nhiệm kỳ, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã tổ chức gần 450 đoàn kiểm tra định kỳ, chuyên đề về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm, công tác Đoàn – Đội khối trường học. Đồng thời, Đoàn cấp tỉnh cũng đã thường xuyên tổ chức đón và làm việc với Đoàn kiểm tra của Trung ương Đoàn, Hội LHTN, Hội Sinh viên, Hội đồng Đội về khảo sát công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại địa phương.

Công tác giám sát là việc các cấp cán bộ đoàn, tổ chức đoàn có thẩm quyền theo dõi, xem xét, đánh giá các hoạt động của cấp cán bộ đoàn, tổ chức đoàn và cán bộ, đoàn viên chịu sự giám sát trong việc chấp hành Điều lệ Đoàn, nghị quyết, chủ trương, quy chế, quy định, quyết định của các cấp bộ Đoàn và đạo đức, lối sống của người cán bộ, đoàn viên.

Kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đoàn cấp trên. Tổ chức Đoàn phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức Đoàn, đoàn viên và cán bộ Đoàn chịu sự kiểm tra, giám sát của Đoàn.

Đoàn cấp trên lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức Đoàn và đoàn viên chấp hành Điều lệ Đoàn, nghị quyết của Đoàn.

Ban chấp hành, Ban Thường vụ đoàn cấp trên có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát của đoàn. Nội dung lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát bao gồm:

Ban hành các văn bản chỉ đạo: Nghị quyết, quy chế, quy định, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch…về công tác kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền.

Chỉ đạo đoàn cơ sở, các ban chuyên môn và uỷ ban kiểm tra cùng cấp xây dựng, thực hiện phương hướng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trong từng

35

thời gian; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật.

Ban chấp hành, Ban Thường vụ đoàn cấp trên có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thực hiện một số hoạt động kiểm tra, giám sát thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của ban chấp hành, ban thường vụ đoàn cấp mình. Để thực hiện trách nhiệm này, ban chấp hành, ban thường vụ đoàn xây dựng kế hoạch trong đó xác định rõ nội dung, đối tượng, thời gian, phương pháp tiến hành kiểm tra, giám sát; tổ chức phối hợp lực lượng, phân công cụ thể từng uỷ viên ban thường vụ, ban chấp hànhvà các ban chức năng của Đoàn tiến hành kiểm tra, giám sát.

Đội ngũ cán bộ đoàn làm công tác kiểm tra giám sát đánh giá của đoàn cơ sở trong toàn tỉnh cơ bản đảm bảo được trình độ, năng lực theo quy định, có sự đoàn kết, trong nội bộ Ban chấp hành, Uỷ ban kiểm tra trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát được lựa chọn phù hợp, sát với yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban kiểm tra đoàn cấp huyện và tương đương đã bán sát nghị quyết, chủ trương của đoàn cấp trên chủ động bám sát tham mưu cho cán bộ đoàn cùng cấp để kịp thời có hướng xử lý cũng như giải đáp cho cấp đoàn cơ sở trong những chuyên đề đặc thù theo mỗi cơ sở, nhìn chung nội dung công tác kiểm tra, được lựa chọn phù hợp, sát với yêu cầu thực tiễn.

Qua công tác kiểm tra, giám sát đã giúp cán cấp cán bộ đoàn đánh giá được thực hiện chất lượng hoạt động của đoàn, nhất là chất lượng tổ chức đoàn ở cơ sở, qua đó phát hiện và nhân rộng những điển hình, những mô hình hay và cách làm hiệu quả kịp thời phát hiện, đề ra các giải pháp khắc phục những hạn chế trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của các cấp cán bộ đoàn cơ sở; xử lý kịp thời các đơn thư, khiếu nại tố cáo, góp phần giữ

36

vững kỷ cương của tổ chức đoàn và củng cố, nâng cao chất lượng và hoạt động của Đoàn các cấp.

Mặc dù đã chủ động trong việc tham mưu các chương trình, hoạt động của ủy ban kiểm tra các cấp đối với cơ sở đoàn, nhưng đa số các đồng chí kiêm nhiệm công tác kiểm tra, công việc quá nhiều nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác kiểm tra, giám sát trong nhiệm kỳ.

Tiến độ thời gian kiểm tra một số chuyên đề chưa đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Việc theo dõi thực hiện các biện pháp đề xuất, kiến nghị sau kiểm tra chưa được một cách thường xuyên và liên tục, một số nội dung đề xuất, kiến nghị cần phải được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ đang trong quá trình nghiên cứu đề triển khai phù hợp với đặc thù của ủy ban kiểm tra đối với từng cơ sở đoàn.

Chế độ thông tin, báo cáo trong hệ thống đoàn cấp trên đối với các chi đoàn cơ sở còn chưa thực hiện nghiêm túc. Một số đơn vị thiếu báo cáo, tiến độ báo cáo chậm, chất lượng báo cáo chưa cao nên gây khó khăn cho công tác theo dõi, tổng hợp và tham mưu, chỉ đạo của ban thường vụ đoàn cấp trên.

Công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết việc thực hiện các chương trình, Nghị quyết, cuộc vận động của Đoàn còn chưa đảm bảo theo yêu cầu nhiệm vụ.

Trong công tác Đội, vai trò phụ trách Đội của nhiều cán bộ Đoàn và đoàn viên chưa được phát huy đầy đủ, còn coi đó là công việc của đội ngũ Tổng phụ trách và cán bộ Đội; hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư còn khó khăn; nguồn nhân lực cho hoạt động Đội hạn chế, trong khi đó công tác bố trí

“đầu ra” cho đội ngũ phụ trách Đội còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu chung.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ đoàn cấp xã, phường từ thực tiễn tỉnh Bình Dương (LV thạc sĩ) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)