Đánh giá thực trạng phát triển cán bộ Đoàn cấp xã, phường ở tỉnh Bình Dương hiện nay

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ đoàn cấp xã, phường từ thực tiễn tỉnh Bình Dương (LV thạc sĩ) (Trang 47 - 51)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁN BỘ ĐOÀN CẤP XÃ, PHƯỜNG Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY

2.4. Đánh giá thực trạng phát triển cán bộ Đoàn cấp xã, phường ở tỉnh Bình Dương hiện nay

2.4.1. Những kết quả đạt được

Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ban hành để định hướng cho công tác cán bộ đoàn có điều kiện học tập và phát triển toàn diện, nhờ đó mà quá trình tiến hành công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đoàn nòng cốt nhiệt quyết được tiến hành thuận lợi. Đã tạo dựng được một đội ngũ cán bộ đoàn chất lượng tương đối cao, bước đầu đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác phát triển cán bộ đoàn cơ sở. UBND xã, phường đã tạo được nề nếp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dành cho cán bộ đoàn, nâng cao năng lực chuyên môn cũng như nhận thức chính trị góp phần xây dựng một đội ngũ cán bộ đoàn vũng mạnh và nhiệt huyết.

Đã có một số chế độ chính sách nhằm khuyến khích cán bộ đoàn tham gia, tuy chưa nhiều nhưng cũng góp một phần không nhỏ vào công cuộc phát triển đội ngũ cán bộ đoàn nòng cốt tại địa phương.

2.4.2. Những hạn chế, tồn tại cần khắc phục

Những năm vừa qua, do có sự tác động về cơ cấu tổ chức cán bộ đoàn bên trong, nhiều cơ sở chưa xây dựng được một chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ đoàn chuyên trách một cách cụ thể dẫn đến làm cho các chính sách phát triển còn được lập ra một cách tự phát và chưa cụ thể không thống nhất, hoặc theo chủ trương chung của cơ quan địa phương, điều này là một hạn chế rất lớn đối với cán bộ đoàn cơ sở.

Việc tuyển dụng và bố trí nhân sự theo kế hoạch hàng năm của địa phương về tổ chức đoàn chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ của của hội viên thanh niên đoàn viên tại địa phương. Hiện tượng thừa, thiếu nhân lực tại các đơn vị diễn ra thường xuyên, không ổn định, làm giảm hiệu quả các mô

42

hình sáng kiến từ các đoàn viên cũng như cán bộ đoàn chủ chốt và đây là một vấn đề chưa được khắc phục.

Cơ quan quản lý chuyên môn và tổ chức đánh giá cán tổ chức đoàn cơ sở diễn ra hàng năm nhưng không hiệu quả, mang nặng tính hình thức và còn kiêng nể.

Việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ được làm thường xuyên, nhưng mang tính tự phát, không theo kế hoạch cụ thể dẫn đến tình trạng có thừa chuyên môn này nhưng lại thiếu chuyên môn khác không đáp ứng được yêu cầu thực tiển tại các đơn vị địa phương. Đồng thời việc đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ đoàn hiện nay chỉ dừng lại ở việc bồi dưỡng tại trụ sở tổ chức đoàn hoặc là tuyến cao hơn như Huyện, tự học tập lẫn nhau mà cán bộ đoàn chưa có điều kiện để được học tập, giao lưu hay tham gia các hội thảo tập huấn với các tổ chức đoàn khác như tỉnh và các tình thành bạn.

Một bộ phận không nhỏ cán bộ đoàn thiếu tập trung, không quan tâm nhiều đến công việc chung của tổ chức, có thể đó là do công tác quản lý còn lỏng lẻo của mỗi đơn vị hoặc do tính kiêng nể, người thân quen.

Việc sử dụng và đãi ngộ với đội ngũ cán bộ đoàn còn nhiều bất cập, chưa tạo được động lực thu hút cho cán bạn thanh niên cũng như thiếu nhi tại địa phương.

Các tổ chức đoàn cơ sở địa phương củng như huyện đoàn, tỉnh đoàn hiện nay chưa có chủ trương khuyến khích thanh niên tuy duy sáng tạo sâu sát. Tất cả cán bộ đoàn hiện nay đều đang thực hiện việc tổ chức các hoạt động theo nhiệm vụ được cơ sở, hoặc tuyến cao hơn phân công thực hiện hằng năm, hằng quý với mức kinh phí tương đối còn nhỏ chưa đáp ứng được với xu thế ngày nay.

43

Việc đề bạt thăng tiến, bổ nhiệm cán bộ đoàn hoặc luâ chuyển cán bộ đoàn không tạo được động lực phấn đấu.

Nguyên nhân khách quan: Ảnh hưởng mặt trái của kinh tế thị trường;

hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền diễn ra gay gắt; sự phân hóa giàu nghèo; sự tha hóa về đạo đức lối sống của một bộ phận Cán bộ Đảng viên… đã tác động nhiều chiều đến thanh niên nhất là về tư tưởng, đạo đức, lối sống và lý tưởng sống.

Hệ thống chính sách và pháp luật đối với công tác thanh niên chưa đầy đủ, điều kiện hoạt động, hỗ trợ cho tổ chức và Cán bộ phụ trách công tác Đội còn gặp không ít những khó khăn.

Nguyên nhân chủ quan: Đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở, có lúc có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu công tác; năng lực trình độ công tác thanh vận còn hạn chế. Công tác quy hoạch, đào tạo chưa đáp ứng kịp nhu cầu luân chuyển cán bộ. Tính tiên phong gương mẫu của một bộ phận Cán bộ, đoàn viên ở một số nơi chưa được khẳng định rõ, làm ảnh hưởng đến uy tín chung của tổ chức Đoàn.

Công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng về nội dung chỉ đạo, lãnh đạo công tác thanh niên của một số cán bộ Đoàn có nơi còn chưa mạnh dạn, thiếu sự chủ động và nghiên cứu sáng tạo.

Một bộ phận đoàn viên thanh niên còn thụ động, chưa phát huy được vai trò nòng cốt trong công tác tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động chung.

Tiểu kết chương 2

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, nơi rèn luyện, đào tạo đội ngũ đoàn viên ưu tú để cung cấp cho sự nghiệp cách mạng nước ta những con người mới vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Chính vì thế, Đoàn Thanh Niên cần thực hiện tốt việc rèn luyện nâng cao chất lượng cán bộ đoàn đáp

44

ứng yêu cầu của phong trào thanh niên trong thời kỳ Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa đất nước.

Trên cơ sở các tiêu chuẩn chung đã được quy định trong chiến lược cán bộ của Đảng. Đoàn cần xây dựng quy trình, tiêu chí đánh giá cán bộ thống nhất, cụ thể. Trong đánh giá cán bộ phải bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc bố trí sử dụng tính đến sự kế thừa giữa các độ tuổi. Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công tác cán bộ đoàn trên cơ sở đó đề ra biện pháp phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa phường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

45 Chương 3

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ đoàn cấp xã, phường từ thực tiễn tỉnh Bình Dương (LV thạc sĩ) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)