CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ĐHKG CHO TRẺ 5-6 TUỔI
2.5. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
2.5.2. Kết quả khảo sát thực trạng việc sử dụng trò chơi nhằm phát triển khả năng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi
Để làm sáng rõ hơn những nhận định ban đầu về nhận thức của GV ở phương pháp thứ nhất thông qua phiếu hỏi thăm dò, ở phương pháp tiếp theo, chúng tôi tiến hành quan sát và khảo sát kế hoạch GD ngày theo các tiêu chí: có hay không việc đặt ra nhiệm vụ dạy trẻ tri giác KG, hiển thị KG, tư duy KG; có hay không việc sử dụng trò chơi; hệ thống trò chơi theo các tiêu chí phân loại nào. Theo bảng tổng kết dưới đây, quá trình giáo nhằm hình thành khả năng ĐHKG tại địa bàn khảo sát còn tồn tại một số vấn đề như sau:
Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả khảo sát kế hoạch GD của GV nhằm hình thành khả năng ĐHKG cho trẻ
TT
Có nhiệm vụ phát triển khả năng
ĐHKG
Có sử dụng
trò chơi
Hệ thống trò chơi Chơi cùng –
chơi độc lập
Động – tĩnh – ngôn ngữ
Theo các thành tố khả năng ĐHKG
% Tri
giác
Hiển
thị Tư duy Chơi
Động Tĩnh Ngôn ngữ
Tri giác
Hiển thị
Tư duy cùng độc lập
(+) 100 0 0 100 100 20 45 82 20 100 0 4
(-) 0 100 100 0 0 80 55 18 80 0 100 96
Ghi chú: (+) là có;( -) là không có
Về nhiệm vụ phát triển khả năng ĐHKG cho trẻ 5-6 tuổi
100% GV đề ra nhiệm vụ dạy trẻ phát triển khả năng ĐHKG chủ yếu là tri giác KG như: dạy trẻ phân biệt các hướng trên – dưới, trước – sau, phải trái từ bản thân hoặc từ đối tượng khác; hoặc dạy trẻ xác định quan hệ vị trí của bản thân với các vật xung quanh hoặc quan hệ KG giữa các vật với nhau... nhưng không có GV nào có nhiệm vụ hình thành khả năng hiển thị KG và tư duy KG cho trẻ. Các cụm từ: “Hình dung mối quan hệ KG”, “Tưởng tượng sự gập mở, cắt lớp KG”, “Tư duy KG” hoặc “ Dạy trẻ tư duy KG” hoặc “Dạy trẻ giải quyết tình huống có vấn đề
niệm phát triển khả năng ĐHKG chỉ là tri giác KG, không chú trọng việc phát triển hiển thị và tư duy KG, được xem là 2 thành tố quan trọng thúc đẩy khả năng nhận thức KG của trẻ, giúp trẻ có thể học tốt toán và thực hiện hiệu quả các hoạt động khác nhau trong cuộc sống. Những hạn chế này là nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ phát triển khả năng ĐHKG của trẻ 5-6 tuổi hiện nay.
Về các trò chơi được sử dụng nhằm phát triển khả năng ĐHKG cho trẻ:
100% GV có sử dụng trò chơi để dạy trẻ ĐHKG. Tuy nhiên, các trò chơi dạy trẻ ĐHKG còn đơn điệu, ít ỏi và lặp đi lặp lại chủ yếu ở dạng trò chơi in ấn (80%) và trò chơi vận động (45%). Trò chơi vận động mà GV thường sử dụng là “Ô tô về bến”, “Về đúng nhà của mình”, “Chuông reo ở đâu”, “Đi theo tiếng trống”, “Đi tìm kho báu”… và một số trò chơi in ấn sau: “Đôminô”, “Lô tô”, “Bàu cua bàu cá”, “Cờ cá ngựa”, “Úp hình”, “Anh em sinh đôi”… Số ít GV quan tâm đến tổ chức đa dạng các trò chơi cho trẻ như: trò chơi dân gian, trò chơi lắp ráp- xây dựng, đomino, tranh ráp hình, v.v… để phát triển khả năng ĐHKG cho trẻ.
Mặc dù gọi tên là trò chơi, nhưng trong mô tả cụ thể thì các trò chơi này không nêu rõ vai chơi, hành động chơi, luật chơi. Vì thế, GV thay vì tổ chức một trò chơi có cấu trúc hoàn chỉnh, GV lại nhầm lẫn tổ chức cho trẻ thực hiện một bài tập có yếu tố vui chơi. Hoạt động này về lâu về dài không thúc đẩy cơ chế tự học cho trẻ thông qua vui chơi. Trẻ mất dần động cơ và hứng thú để thực hiện nhiệm vụ nhận thức thông qua nhiệm vụ chơi. Tính có định hướng trong hoạt động cũng không được hình thành ở trẻ. Vì vậy, việc phổ biến sử dụng trò chơi có cấu trúc hoàn chỉnh như là một hoạt động chủ đạo của trẻ là vô cùng quan trọng đối với trẻ MG. VD: Giáo viên thường tổ chức dạng trò chơi “Về đúng nhà của mình” với yêu cầu như sau: Cô phát cho mỗi trẻ một chìa khóa, trên chìa khóa có vẽ mũi tên chỉ về hướng bên phải hoặc mũi tên chỉ về hướng bên trái. Trẻ nào có mũi tên về phía phải thì đi về ngôi nhà nằm bên phải so với trẻ. Trẻ nào có mũi tên về phía bên trái thì đi về ngôi nhà nằm bên trái so với trẻ. Đây là một bài tập có nhiệm vụ nhận thức là:
xác định phía phải, phía trái của vật khi lấy mình làm chuẩn, xác định phía phải- trái
chơi, chỉ yêu cầu trẻ tri giác KG ở bình diện bên ngoài. Nghĩa là trong trò chơi vận động, trẻ chủ yếu thực hiện các hành động đối chiếu trực tiếp với cơ thể mình, hoặc của người khác, đối tượng khác bằng mắt hoặc bằng sự dịch chuyển, xoay người cùng chiều với đối tượng cần định hướng. Trong trò chơi in ấn, GV thiết kế đồ chơi và cách chơi đòi hỏi trẻ chỉ dùng mắt và các thao tác tay bên ngoài để đối chiếu thuộc tính KG của các đối tượng so với nhau.
Trò chơi dùng để luyện tập kỹ năng ĐHKG cho trẻ chưa được nâng cao theo sự phát triển khả năng ĐHKG cho trẻ. GV ít chú trọng đến những dạng trò chơi luyện tập hành động ngôn ngữ, đòi hỏi trẻ phải nói to rồi đến nói thầm để từng bước giúp trẻ dễ dàng hình thành biểu tượng KG ở bình diện bên trong, là điều kiện quan trọng giúp trẻ hiển thị KG và tư duy KG. Khi xem xét kĩ cách tổ chức trong từng trò chơi và tìm hiểu thêm luật chơi thông qua lời giải thích của GV thì rõ ràng chưa có một trò chơi nào phát triển hành động ĐHKG ở bình diện trí não bên trong.
Trong kế hoạch GD của GV, hầu hết các trò chơi chứa nhiệm vụ phát triển tri giác KG (80%), và chủ yếu là tri giác KG ở bình diện bên ngoài. Có rất ít trò chơi phát triển hiển thị KG và tư duy KG cho trẻ. Mặc dù không nêu ra nhiệm vụ phát triển hiển thị KG và tư duy KG nhưng GV tổ chức các trò chơi: lắp ráp- xây dựng, trò chơi dân gian, trò chơi vận động… ở các hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, ẩn chứa các hành động hiển thị và tư duy KG của trẻ. Tuy nhiên GV thả lỏng việc tổ chức các trò chơi, để trẻ chơi một cách tùy tiện, không có chủ đích phát triển tri giác KG, hiển thị KG cũng như tuy duy KG cho trẻ.
GV chưa biết cách lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích và nhiệm vụ dạy trẻ ĐHKG. Ví dụ: GV sử dụng trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa” là loại trò chơi vận động, có nhiệm vụ chính là luyện tập số lượng, kích thước không cần đến ĐHKG.
GV chưa xác định đúng nhiệm vụ nhận thức ĐHKG trong trò chơi. VD: Trò chơi xây dựng, lắp ráp với khối xây dựng có chứa nhiệm vụ hiển thị KG ở bình diện bên ngoài, hoặc trò chơi lắp ráp theo đề tài là dạng trò chơi phát triển tư duy KG dựa trên cơ sở hiển thị KG, nhưng rất ít GV nêu đúng ý nghĩa, mục đích của dạng
việc sử dụng trò chơi nhằm giúp trẻ phát triển khả năng ĐHKG còn nhiều hạn chế và chưa thực sự có hiệu quả như mục đích ban đầu đề ra trong kế hoạch GD.
Như vậy, có thể thấy rằng, tất cả các hoạt động GD của GV đều sử dụng trò chơi để phát triển khả năng ĐHKG cho trẻ 5-6 tuổi. Tuy nhiên những trò chơi này còn ít, chưa đa dạng, luật chơi đơn điệu chưa thúc đẩy phát triển hành động ĐHKG ở mức độ ngôn ngữ và hành động trí não bên trong, chưa chú trọng phát triển khả năng hiển thị KG và tư duy KG cho trẻ. GV chưa biết lựa chọn TC và chưa xác định đúng các nhiệm vụ phát triển nhận thức KG. Bên cạnh đó, việc tổ chức trò chơi còn bị buông lõng, không thường xuyên, mang tính hình thức, đối phó với kế hoạch GD, chưa được GV thực hiện một cách hoàn chỉnh, chặt chẽ và có hệ thống.
Về phương pháp sử dụng hệ thống trò chơi trò chơi nhằm phát triển khả năng định hướng không gian cho trẻ
Xem xét từng kế hoạch tuần, kế hoạch tháng của GV, đồng thời quan sát các hoạt động GD của GV, chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù 100% GV có lựa chọn trò chơi để dạy trẻ ĐHKG, nhưng những trò chơi này thiếu hệ thống và không theo một nguyên tắc sắp xếp nào.
GV thiếu sự tính toán mức độ hình thành hoạt động độc lập ở trẻ. Các trò chơi có sự hướng dẫn, tham gia của người lớn vẫn được sử dụng phổ biến với tần số thường xuyên ở lớp MG 5 – 6 tuổi, thay vì cần giúp trẻ biết cách tự tổ chức chơi, qua đó thúc đẩy khả năng ĐHKG ở mức độ cao hơn. Trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào GV trong khi thực hiện các trò chơi: cô làm mẫu, hướng dẫn, chơi cùng với trẻ trong tất cả các hoạt động: hoạt động chung, hoạt động góc và cả hoạt động vui chơi ngoài trời. Mức độ thường xuyên làm mẫu của GV trong khi chơi, thậm chí trong cả những trò chơi đã chơi đi chơi lại nhiều lần gây cản trở lớn đối với việc hình hành cho trẻ các hành động trí não bên trong để giái quyết các nhiệm vụ ĐHKG.
Trò chơi tĩnh chiếm tỉ lệ cao nhất (82%). Điều này cho thấy GV chưa đánh giá được vai trò của những hành động bên ngoài, của vận động, của ngôn ngữ đối với
và phân hóa, là điều kiện giúp trẻ hình thành biểu tượng KG phong phú và sâu sắc hơn, là cơ sở để phát triển tri giác KG, hiển thị KG và tư duy KG ở mức độ cao hơn.
100% các trò chơi được đề xuất trong kế hoạch có ưu thế phát triển tri giác KG, chỉ có 4% trò chơi phát triển tư duy và 0% trò chơi phát triển hiển thị KG.
Tóm lại, GV hiện nay chưa xác định đúng các nhiệm vụ phát triển khả năng ĐHKG cho trẻ 5 – 6 tuổi. Mặc dù xem trò chơi là phương pháp dạy trẻ ĐHKG nhưng GV cũng chưa có định hướng sử dụng trò chơi theo hệ thống phát triển hoạt động độc lập cho trẻ, theo cơ chế từ ngoài vào trong, chứa đầy đủ các thành tố của khả năng ĐHKG.