Kết quả khảo sát thực trạng tài liệu đào tạo và tài liệu hướng dẫn giáo viên mầm non thực hiện chương trình dạy trẻ định hướng không gian

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi nhằm phát triển khả năng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi. (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ĐHKG CHO TRẺ 5-6 TUỔI

2.5. KẾT QUẢ KHẢO SÁT

2.5.4. Kết quả khảo sát thực trạng tài liệu đào tạo và tài liệu hướng dẫn giáo viên mầm non thực hiện chương trình dạy trẻ định hướng không gian

Để đánh giá khách quan thực trạng nhận thức, kế hoạch và việc tổ chức các hoạt động GD dạy trẻ ĐHKG của GV, cần phải xem xét vần đề đào tạo và bồi dưỡng GV trong các văn bản được lưu hành từ những năm 1997 cho đến năm 2005.

Tham khảo 12 tài liệu bao gồm các giáo trình dành cho hệ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các Khoa GDMN, các hướng dẫn thực hiện chương trình của Vụ GDMN, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

Phát triển khả năng ĐHKG được đề cập đến hầu hết trong các giáo trình tâm lí, GD học mần non, các tài liệu thực hiện chương trình GDMN và đặc biệt là trong giáo trình “Phương pháp hình thành biểu tượng Toán cho trẻ MN” (hoặc “Phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với Toán”). Các tài liệu này cho rằng hình thành khả năng ĐHKG là một lĩnh vực GD quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đồng thời, ĐHKG được xây dựng trở thành một nội dung dạy học toán ngay từ lứa tuổi MN. Các tác giả hầu hết nêu ra khái niệm ĐHKG là một lĩnh vực rộng, phức tạp, bao gồm 2 nghĩa:

Nghĩa rộng: Xác định kích thước, khoảng cách, hướng, vị trí, mối tương quan giữa các đối tượng trong KG với nhau.

Nghĩa hẹp: Xác định vị trí giữa các đối tượng so với nhau khi:

 Xác định vị trí đứng của người so với các đối tượng xung quanh nó;

 Xác định vị trí của đối tượng so với người

 Xác định vị trí trong KG của các vật so với nhau

Phát triển ĐHKG trong trường MN chủ yếu là dạy trẻ xác định vị trí và mối

rằng sự phát triển khả năng ĐHKG có liên quan trực tiếp đến cơ chế tri giác KG của trẻ. Vì vậy, phát triển ĐHKG chỉ dừng lại ở việc sử dụng hệ tọa độ cơ thể trẻ hoặc đối tượng khác làm chuẩn cảm giác để xác định vị trí, hướng của các đối tượng so với nhau. Các tài liệu này tập trung vào PP GV hướng dẫn trẻ xác định hệ tọa độ và sử dụng các hành động của cơ thể như: sờ mó, đặt cạnh, đặt chồng, ước lượng bằng mắt, dùng lời nói để xác định, mô tả vị trí KG và mối quan hệ KG.

Vấn đề hiển thị KG và tư duy KG, yếu tố cốt lõi của quá trình hình thành nhận thức KG và năng lực ĐHKG của trẻ chưa được đề cập đến trong phần mô tả về cơ chế và đặc điểm phát triển khả năng ĐHKG. Vì thế, việc đào tạo và hướng dẫn GVMN chưa chú trọng đến PP tổ chức các hoạt động phát triển hiển thị KG và tư duy KG cho trẻ. Điều này dẫn đến khả năng ĐHKG của trẻ 5-6 tuổi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, khiến trẻ gặp nhiều hạn chế trong việc học tập toán ở phổ thông, giai đoạn đòi hỏi đứa trẻ phải có hiển thị KG và tư duy KG mạnh mẽ

trong trí não.

trẻ 5-6 tuổi ở một số trường MN trên địa bàn TP.HCM, chúng tôi nhận thấy:

 Nhận thức của GV về việc sử dụng trò chơi phát triển ĐHKG như sau:

Nhầm lẫn các khái niệm ĐHKG, tri giác KG, khả năng ĐHKG; chưa thấy được hiển thị KG (tưởng tượng) là thành tố trí não, thành tố quyết định năng lực ĐHKG; Chưa thấu hiểu khái niệm trò chơi và chưa nhận thức rõ ràng về việc cần thiết phải sử dụng trò chơi dạy trẻ ĐHKG một cách có hệ thống.

 Các hoạt động GD của GVMN hiện nay thực sự chưa có nhiệm vụ phát triển khả năng ĐHKG cho trẻ. GV cũng chưa có định hướng sử dụng trò chơi theo hệ thống; phù hợp với cớ chế phát triển khả năng ĐHKG của trẻ 5-6 tuổi.

 Khả năng ĐHKG ở trẻ 5-6 tuổi tại địa bàn nghiên cứu còn hạn chế. Tri giác KG theo phương phải-trái chưa được hình thành ở phần lớn trẻ. Trẻ chủ yếu ĐHKG nhờ vào tri giác KG ở hành động thực hành bên ngoài. Tri giác KG ở bình diện bên trong chưa được hình thành là nguyên nhân chính ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển hiển thị và tư duy KG ở trẻ lứa tuổi này.

 Tài liệu đào tạo và hướng dẫn GV thực hiện chương trình GDMN chưa đề cập và phổ biến một cách đầy đủ các thông tin về quy luật hình thành và đặc điểm phát triển khả năng ĐHKG của trẻ nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Đây cũng là vấn đề đáng lưu tâm, có ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của GV cũng như thực chất hiệu quả quá trình GD phát triển khả năng ĐHKG cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay.

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi nhằm phát triển khả năng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi. (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(210 trang)
w