Kết quả khảo sát thực trạng mức độ phát triển khả năng định hướng không gian của trẻ 5 – 6 tuổi

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi nhằm phát triển khả năng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi. (Trang 91 - 94)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ĐHKG CHO TRẺ 5-6 TUỔI

2.5. KẾT QUẢ KHẢO SÁT

2.5.3. Kết quả khảo sát thực trạng mức độ phát triển khả năng định hướng không gian của trẻ 5 – 6 tuổi

Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng mức độ phát triển khả năng ĐHKG của trẻ 5 – 6 tuổi

Subtest Sb 1 Sb 2 Sb 3 Sb 4 Sb 5 Sb 6 Sb 7 Sb 8 Sb 9

Nội dung đánh giá

Tri giác KG từ mình (phải

- trái)

Tri giác KG từ đối tượng khác (phải – trái)

Tri giác KG từ đối tượng khác (trên – ưới)

Hiển thị KG ba

chiều

Hiển thị KG hai

chiều

Tri giác KG 2 chiều Tư duy

% trẻ

làm được 48 46 72 40 28 88 74 70 22

Mức độ phát triển khả năng ĐHKG của trẻ :

20% mức độ thấp; 54% mức độ trung bình; 26% mức độ cao

Theo Bảng tổng hợp trên, chúng tôi rút ra một số nhận định như sau:

Về mức độ tri giác không gian của trẻ 5-6 tuổi

Kỹ năng tri giác trong KG ba chiều của trẻ chưa hoàn thiện. Trẻ còn lúng túng, chưa phân biệt rõ tay phải và tay trái của chính mình và của đối tượng khác. Chỉ có 46% – 48% trẻ thực hiện được subtest 1 và 2 cho thấy sự không hoàn thiện này.

Mặt khác, phần lớn trẻ (72%) thực hiện được subtest 3, cho thấy trẻ có thể ĐHKG trong KG 3 chiều chủ yếu theo các hướng trên dưới hoặc trước sau.

chỉ đúng nửa dưới của tờ giấy. Việc xác định điểm chính giữa của tờ giấy khiến nhiều trẻ còn tỏ ra bối rối và một lúc sau mới có thể thực hiện đúng yêu cầu.

Như vậy, so với đặc điểm phát triển khả năng ĐHKG của trẻ 5-6 tuổi, mức độ tri giác KG của trẻ được khảo sát tương đối thấp. Trẻ vẫn gặp nhiều khó khăn khi tri giác KG theo 2 phương phải- trái theo hệ trên mình, từ mình và từ đối tượng khác.

So với tỉ lệ % thực hiện được các nhiệm vụ đòi hỏi hiển thị KG ( chiếm 28%- 40%) và tư duy KG ( chiếm 22%) thì nhiệm vụ tri giác KG được trẻ thực hiện thành công hơn hẳn (chiếm 48-72%). Kết quả này một lần nữa khẳng định nhận định ban đầu ở PP khảo sát 1 và 2 là đáng tin cậy. Do nhận thức và hành động của GV chỉ chú trọng đến việc tổ chức quá trình GD nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển tri giác KG cho nên khả năng ĐHKG của trẻ cũng chỉ được hình thành ở mức tương đương. Các PP dạy trẻ, trong đó có sử dụng trò chơi chủ yếu hành động chơi và hành động ĐHKG ở mức độ thực hiện tri giác KG bình diện bên ngoài. GV hoàn toàn không chú trọng đến việc sử dụng những trò chơi phát triển KG ở bình diện bên trong, tạo điều kiện thúc đẩy trẻ thực hiện các thao tác hiển thị và tư duy KG.

Về mức độ hiển thị không gian của trẻ 5-6 tuổi

Subtest 1 và 2 đều đánh giá tri giác KG khi lấy trục phải- trái của cơ thể mình hoặc cơ thể đối tượng khác làm chuẩn và subtest 4 đo hiển thị KG tô pô theo phương phải- trái, hình dung ra mối quan hệ giữa mốc và chiều biến thiên (tăng dần hoặc giảm dần) của các vật được sắp xếp. Vì vậy khả năng tri giác KG theo phương phải- trái của trẻ ở subtest 1,2 thấp dẫn đến tỉ lệ trẻ thực hiện subtest 4 cũng chỉ ở mức thấp tương đương (40%). Đại đa số có thể xác định mối quan hệ kích thước tăng dần của 4 cây bút chì, nhưng trẻ chưa thể hiển thị quan hệ thứ tự xếp giảm dần từ trái qua phải (dài nhất ở bên trái, ngắn nhất ở bên phải), do hiển thị KG theo phương phải- trái của trẻ trong đầu còn hạn chế. Ở subtest 5, chỉ có 28% trẻ thực hiện được hiển thị mối quan hệ KG tô pô 2 chiều theo phương trên- dưới trong khi ở

trung ở những trò chơi luyện tập xác định tri giác KG ở bình diện bên ngoài. GV đã xem nhẹ những dạng trò chơi luyện hành động tri giác KG ở bình diện bên trong, mới là điều kiện giúp trẻ hình thành hiển thị KG bền vững trong trí não. Cho nên, mặc dù trẻ có thể xác định được các hướng KG trên-dưới, trước- sau, phải trái ở bên ngoài nhưng lại vô cùng khó khăn khi thực hiện những nhiệm vụ đòi hỏi sự tưởng tượng, hình dung mối quan hệ KG của các sự vật ở trong đầu.

Về mức độ tư duy không gian của trẻ 5-6 tuổi

Chỉ có 22% trẻ giải quyết được subtest 9 –đo tư duy KG, đòi hỏi trẻ thực hiện nhiều hiển thị KG trong đầu để tìm ra vị trí của nét cần vẽ, từ đó tìm ra con số chưa biết (tư duy KG). Khó khăn lớn nhất của trẻ khi thực hiện nhiệm vụ này là sự hiển thị cùng lúc nhiều mối quan hệ KG về vị trí của từng ô trong đầu sau lời mô tả của nghiệm viên rồi thực hiện hành động vẽ đường thẳng ra bên ngoài. Thông qua hình thức hiển thị KG này trẻ thực hiện bằng các hành động tư duy KG ở bình diện bên ngoài (dưới sự định hướng của người lớn trẻ thực hiện tư duy trực quan hành động) dựa trên các cấu trúc tô pô (xác định đường thẳng cần vẽ nằm ở miền KG nào), cấu trúc xạ ảnh (qua phải, qua trái, lên, xuống so với điểm giữa và điểm giữa và điểm vừa vẽ trước đó), cấu trúc đo lường (qua phải, qua trái, hay lên, xuống bao nhiêu ô).

Kết quả này, một lần nữa cho thấy sự hạn chế của quá trình GD nhằm phát triển khả năng ĐHKG trong thực tiễn GD tại địa bàn khảo sát của chúng tôi chưa chú trọng đến nhiệm vụ phát triển tư duy KG cho trẻ 5-6 tuổi, giai đoạn mà nhiệm vụ hiển thị và tư duy KG đóng vai trò vô cùng quan trọng để chuẩn bị cho quá trình học tập ở trường phổ thông, đặc biệt là việc học toán.

Về mức độ khả năng định hướng không gian của trẻ 5-6 tuổi

Đánh giá chung về mức độ khả năng ĐHKG của trẻ tại địa bàn khảo sát như sau: 20% mức độ thấp; 54% mức độ trung bình; 26% mức độ cao. Như vậy, khả năng ĐHKG ở trẻ 5 – 6 tuổi tại địa bàn nghiên cứu còn hạn chế. Tri giác KG theo

Có thể nhận định rằng, mức độ khả năng ĐHKG của trẻ thấp, cho thấy việc nghiên cứu, tuyên truyền bản chất tâm lý của ĐHKG, khả năng ĐHKG và quá trình dạy học nhằm phát triển khả năng ĐHKG theo tiếp cận hoạt động trong GDMN là cần thiết

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi nhằm phát triển khả năng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi. (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(210 trang)
w