Nội dung thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn tỉnh Long An (Trang 22 - 29)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

1.3. Nội dung thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở

Một là, mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);

Hai là, tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;

Ba là, tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông

19

bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;

Bốn là, vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;

Năm là, vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây:

Không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại Khoản 1 Điều 169 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

Sáu là, vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm của Luật xử lý vi phạm hành chính;

Bảy là, những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.

- Không hòa giải các trường hợp như: Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội; Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các trường hợp

20

quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này; Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này; Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở, bao gồm: Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành;Hòa giải tranh chấp về lao động được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành .[51]

Thể chế hóa Luật Hòa giải ở cơ sở, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động hòa giải, thể hiện sự thừa nhận của nhà nước đối với tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Xây dựng thể chế chính là khâu đầu tiên rất quan trọng trong quản lý nhà nước về công tác hòa giải. Tuy nhiên, khi thể chế hóa hoạt động hòa giải, cần lưu ý rằng hòa giải ở cơ sở là hoạt động mang tính tự quản của nhân dân, quản lý nhà nước không phải nhằm hành chính hóa hoạt động này, biến Tổ hòa giải ở cơ sở thành tổ chức của chính quyền mà chủ yếu là chỉ đạo, hướng dẫn, về chuyên môn nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp tài liệu cho hòa giải viên, hỗ trợ kinh phí nhằm khuyến khích, thúc đẩy hoạt động hòa giải phát triển rộng khắp, có hiệu quả trong cộng đồng dân cư. Hòa giải với tư cách là một khía cạnh, một yếu tố của đời sống xã hội dân sự chính là ở chỗ đó.

Với ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội của công tác hòa giải ở cơ sở, Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1997), Chỉ thị số 30/CT-TƯ ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, đã xác định việc củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hòa giải là một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và quản lý nhà nước nói riêng. Mở rộng các hình thức tổ chức tự quản của nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật những công việc mang tính chất xã hội

21

hóa, có sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị như việc xây dựng Quy ước, Hương ước, Làng văn hóa, xây dựng Tổ hòa giải [15].

Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 ra đời đã đặt cơ sở pháp lý quan trọng để công tác hòa giải ở cơ sở tiếp tục phát triển và phát huy vai trò của mình trong đời sống xã hội, một mặt tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và thống nhất cho tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải, mặt khác, tăng cường sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

1.3.2. Nguyên tắc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở

+ Thực hiện pháp luật hòa giải phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân.

Đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hòa giải viên thực hiện nhiệm vụ của mình. Người hòa giải nếu biết kết hợp các chính sách, quy định của pháp luật với các chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để làm nên thành công của hòa giải.

Tiếp đến, hòa giải viên phải dựa vào các chuẩn mực đạo đức, các phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân ta để khuyên nhủ, giải thích, giúp các bên giải quyết mâu thuẫn được ổn thỏa. Nếu chỉ dựa vào các quy định của pháp luật không thôi thì chưa đủ. Phương châm sống "một điều nhịn, chín điều lành", "chín bỏ làm mười"..., cách xử sự bao dung, nhường nhịn, tính nhân ái, nhân văn trong quan hệ giữa người với người trong xã hội Việt Nam luôn tồn tại ngay cả khi có mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp về quyền lợi, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ, hay với hàng xóm láng giềng. Phương châm, cách xử sự đó luôn là sợi dây gắn bó các bên tranh chấp cho dù mâu thuẫn có gay gắt đến đâu chăng nữa. Trong mỗi con người đều có những phần tốt, đó là tình yêu, lòng nhân ái, đức vị tha, là trách nhiệm, sự tôn trọng... Vì vậy, hòa giải viên phải khơi dậy phần tốt đẹp trong những

22

con ngườiấy, luôn biết kết hợp các quy định của pháp luật với đạo đức xã hội, phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình hòa giải.

+ Thực hiện pháp luật hòa giải phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hòa giải.

Hòa giải là quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên trong đó có sự tham gia của bên thứ ba - hòa giải viên giữ vai trò làm trung gian, trung lập. Với vai trò trung gian ấy, hòa giải viên có nhiệm vụ hướng dẫn, thuyết phục các bên, giúp họ tự nhận ra sai lầm, khuyết điểm của mình, động viên họ hiểu ra đúng sai, tự điều chỉnh hành vi của mình để đạt được sự thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Người hòa giải chỉ thuyết phục, hướng dẫn, giúp các bên giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng con đường hòa giải chứ không áp đặt, bắt buộc, áp đặt ý chí của mình buộc các bên phải tiến hành hòa giải nếu các bên không chấp nhận việc hòa giải.

Chủ thể của các tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn chính là chủ thể của hòa giải. Do đó, chính họ chứ không phải ai khác có toàn quyền quyết định cách thức, biện pháp giải quyết các tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn đó. Nếu họ không chấp nhận việc hòa giải thì tổ viên Tổ hòa giải hướng dẫn cho các bên làm thủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Đối với tranh chấp phức tạp, mâu thuẫn giữa các bên gay gắt, có thể gây hậu quả ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trong địa bàn dân cư, thì tổ viên Tổ hòa giải kịp thời báo cáo cho tổ trưởng Tổ hòa giải để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp giải quyết.

Trong trường hợp việc thực hiện thỏa thuận có khó khăn, thì tổ viên Tổ hòa giải động viên, thuyết phục các bên thực hiện thỏa thuận và có thể đề nghị Trưởng thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố hoặc kiến nghị với UBND xã, phường, thị trấn tạo điều kiện để các bên tự nguyện thực hiện thỏa thuận đã đạt được mà không áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành những thỏa thuận của họ. Mọi tác động đến ý chí của các bên như cưỡng ép, bắt buộc đều vi phạm nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện của các bên.

23

+ Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở phải đảm bảo tính khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp.

Yêu cầu của công tác hòa giải là đảm bảo sự "thấu tình, đạt lý". Trong quá trình hòa giải, hòa giải viên phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân của tranh chấp, lắng nghe ý kiến của các bên tranh chấp, tránh tình trạng phiến diện một chiều, chỉ dùng lý mà không có tình hoặc ngược lại, bảo đảm sự công bằng, bình đẳng, không thiên vị, định kiến, giúp các bên hiểu rõ được đúng sai để từ đó có cách xử sự, thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Việc tìm hiểu các thông tin liên quan để hòa giải đạt kết quả tốt cũng có nghĩa là người hòa giải cũng biết được những thông tin liên quan đến bí mật đời tư của các bên tranh chấp. Điều đó đòi hỏi người hòa giải không được phép tiết lộ những thông tin này, cần phải tôn trọng những thông tin thuộc về bí mật đời tư của các bên tranh chấp. Tuy nhiên, những thông tin bí mật đời tư của cá nhân không đồng nghĩa với những thông tin mà các bên tranh chấp che giấu về hành vi vi phạm pháp luật của mình.

+ Đảm bảo tính kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hòa giải.

Trong quá trình hòa giải, bên cạnh việc giúp các bên giải quyết tranh chấp, hòa giải viên đã góp phần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của người dân. Hay nói cách khác, hoạt động hòa giải ở cơ sở chính là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả nhằm từng bước nâng cao nhận thức pháp luật và giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật trong cộng đồng nhân dân.

1.3.3. Hình thức thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở

+ Tuân thủ pháp luật hòa giải cơ sở: Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật tự kiềm chế mình, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm trong quá trình hòa giải cơ sở. Các hành vi của họ được thực hiện một cách tự nguyện, theo đúng quy định của pháp luật.

Pháp luật quy định mọi tổ chức và công dân không được thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đó là những điều pháp luật cấm, đồng thời vì lợi ích chung,

24

tùy theo tình hình, hoàn cảnh cụ thể mà pháp luật bắt buộc tổ chức, công dân phải làm một việc nào đó. Trong quá trình thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, các cá nhân không được lợi dụng quyền của mình để làm khó khăn phức tạp cho hoạt động bình thường của các bên liên quan. Ví dụ: hòa giải viên không được mời các bên tranh chấp đến hòa giải vào những thời điểm không thích hợp; yêu cầu các bên cung cấp những minh chứng mà khó có thể có được...

+ Chấp hành pháp luật về HGCS: Là hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của mình trong quá trình HGCS với một thái độ tích cực. Hoạt động chấp hành pháp luật là cơ sở pháp lý để đánh giá công trạng, thành tích và danh dự, phẩm chất tốt đẹp của công dân và tổ chức cũng như các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Pháp luật hòa giải ở cơ sở đặt ra cho các chủ thể liên quan những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, yêu cầu phải có nghĩa vụ thực hiện và chấp hành tự giác.

+ Sử dụng pháp luật về HGCS: Là hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể sử dụng các quyền theo quy định pháp luật hòa giải để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình tham gia HGCS (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép), ví dụ: các bên tranh chấp được quyền cung cấp tài liệu, minh chứng để chứng minh lý lẽ của mình. Người hòa giải có quyền tổ chức buổi hòa giải theo thời gian phù hợp với điều kiện của cơ quan. Tuy nhiên khi thực hiện các quyền đó, các chủ thể phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Ở hình thức này chủ thể có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền mà pháp luật cho phép theo ý chí của mình, chứ không bị ép buộc phải thực hiện. Khi vụ việc phát sinh, vượt quá thẩm quyền thì chuyển cho các cơ quan chức năng giải quyết.

+ Áp dụng pháp luật về HGCS: Là hình thức thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở là hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan hoặc người có thẩm quyền tổ chức hòa giải giải quyết các yêu cầu của các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể giữa chủ thể giải quyết yêu cầu với các bên liên quan đến tranh chấp được hòa giải.

25

Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật nói trên, áp dụng pháp luật có sự khác biệt so với các hình thức tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, nếu như các hình thức tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể thực hiện pháp luật đều có thể thực hiện được thì áp dụng pháp luật là hình thức luôn có sự tham gia của Nhà nước, thông qua các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn tỉnh Long An (Trang 22 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)