Hiện trạng cơ sở hạ tầng và thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý tài liệu điện tử và lưu trữ điện tử thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế (Trang 41 - 46)

III. THỰC HIỆN Ở CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và thực hiện

Theo Sách trắng về công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2011, tỷ lệ máy tính trên tổng số cán bộ, công chức (%) thu được kết quả như sau:

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan

thuộc Chính phủ

77,86 81,41 88,50

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

37,36 55,87 63,19

Theo Báo cáo Ứng dụng công nghệ thông tin năm 2010 của Cục Ứng dụng công nghệ thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông (tháng 6/2011), số liệu về máy tính và kết nối Internet tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được thống kê cụ thể như sau:

Tỷ lệ máy tính và kết nối mạng của các địa phương được thống kê như sau:

Như vậy, tính đến năm 2010 tại tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và hầu hết các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đã được trang bị máy tính để phục vụ hoạt động của từng cơ quan.

Theo Báo cáo đánh giá xếp hạng trang/cổng thông tin và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin năm 2011, các Bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cung cấp gần 100.000 dịch vụ công trực tuyến (có hơn 800 dịch vụ mức độ 3 và 8 dịch vụ mức độ 4). Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước cũng đã được nâng cao:

tỷ lệ cán bộ thường xuyên sử dụng Email khá cao, hơn 80% đối với cơ quan cấp Bộ, trên 60% ở cấp quận/huyện. Số liệu khảo sát về lưu trữ thông tin số trong các cơ quan nhà nước của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước năm 2011 cũng cho thấy: có 110/169 cơ quan, tổ chức được khảo sát sử dụng phần mềm để đăng ký văn bản đi, đến và 101/169 cơ quan, tổ chức đã trao đổi văn bản điện tử qua mạng, trong đó chủ yếu là trao đổi thư điện tử trong nội bộ (63,3%), với cơ quan cấp trên (53,3%), cấp dưới (51,5%) và ngang cấp (57,4%).

Năm 2011, cả nước có 29/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 63/63 tỉnh, thành phố có trang/cổng thông tin điện tử. Các cơ quan Trung ương, địa phương đã triển khai được hơn 94.000 dịch vụ công mức 1 và 2, gần 900 dịch vụ công mức 3 và 11 dịch vụ công mức 4. Năm 2012, Chính phủ điện tử Việt Nam được Liên hợp quốc xếp hạng 83/190 nước trên thế giới, tăng 7 bậc so với năm 2010”. Tỷ lệ cán bộ thường xuyên sử dụng Email tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ lên tới 88,7%; ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 67%. Tại Đà Nẵng, hiện tỷ lệ máy tính/cán bộ, công chức đạt 1/1, trên số hộ dân đạt 0,5 máy/hộ; 100% cơ quan nhà nước có mạng LAN; 100% dịch vụ công trực tuyến đạt mức 2; 92 dịch vụ mức 3 và 6 dịch vụ mức 4. Tỉnh Trà Vinh đã thành công với ứng dụng quản lý văn bản và điều hành, gửi nhận văn bản điện tử từ tỉnh đến huyện. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng triển khai thành công các phần mềm dùng chung Chính phủ điện tử...

Có thể thấy rằng, sự ra đời của hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước đã tạo tiền đề để các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương triển khai xây

dựng các trung tâm tích hợp dữ liệu, các phần mềm dùng chung cùng các hệ thống thông tin phục vụ quản lý điều hành… mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong những năm qua. Đặc biệt là khi mô hình Chính phủ điện tử ra đời, các hoạt động quản lý, điều hành được khuyến khích thực hiện trong môi trường điện tử. Nhiều hoạt động nghiệp vụ, quy trình giải quyết công việc quan trọng đã được tin học hóa.

Thông tin phục vụ hoạt động quản lý không chỉ được ban hành và truyền đạt bằng văn bản mà còn được trao đổi qua một hệ thống thông tin điện tử với các phương tiện xử lý chuyên dụng. Các văn bản giấy với chữ ký tươi và con dấu đỏ được dần thay thế bằng văn bản điện tử, chữ ký điện tử và con dấu điện tử. Như một kết quả tất yếu của quá trình này, tài liệu điện tử đã được sản sinh để hỗ trợ cho việc giao dịch, trao đổi, giải quyết công việc hàng ngày ở các cơ quan, tổ chức. Một khối lượng không nhỏ các tài liệu điện tử đã được các cơ quan, tổ chức, cá nhân lưu giữ lại và trở thành tài liệu lưu trữ điện tử của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

Một phần của tài liệu Quản lý tài liệu điện tử và lưu trữ điện tử thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w