MỘT SỐ QUY ĐỊNH VÀ CHỈ TIÊU VỀ SỬ DỤNG VĂN BẢN ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu Quản lý tài liệu điện tử và lưu trữ điện tử thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế (Trang 47 - 50)

1. Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015

@ Mục tiêu tổng quát đến năm 2015

a) Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.

b) Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động.

- 60% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử.

- Hầu hết cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc.

@ Định hướng đến năm 2020

- Tích hợp các hệ thống thông tin, tạo lập được môi trường mạng rộng khắp phục vụ đa số các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hầu hết các giao dịch của các cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.

- Hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.

2. Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước

Nhằm tăng cường sử dụng văn bản điện tử như một hoạt động cải cách hành chính, phát triển chính phủ điện tử, chuyển từ phương thức làm việc chủ yếu dựa trên giấy sang phương thức làm việc qua mạng với văn bản điện tử, Thủ tướng chỉ thị:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

+ Tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động nội bộ của mỗi cơ quan nhà nước: Sử dụng hệ thống thư điện tử để trao đổi các loại văn bản được quy định; Sử dụng phối hợp hệ thống thư điện tử và hệ thống quản lý văn bản và điều hành; Số hóa các văn bản, tài liệu lưu trữ để phục vụ việc tra cứu, tìm kiếm và xử lý thông tin; ...

+ Tăng cường sử dụng văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan nhà nước với nhau, hoặc giữa cơ quan nhà nước với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác: Khi gửi hoặc phát hành văn bản giấy các cơ quan phải gửi kèm theo bản điện tử qua mạng; Thực hiện nghiêm túc các quy định về việc gửi bản điện tử hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từng bước mở rộng áp dụng đối với hồ sơ trình UBND, Chủ tịch UBND các cấp; Các loại tài liệu, văn bản hành chính đã được xác thực bằng chữ ký số và gửi qua mạng thì không phải gửi thêm văn bản giấy; ...

+ Bảo đảm các điều kiện sử dụng văn bản điện tử: Tận dụng ngay hạ tầng kỹ thuật và các phần mềm hiện có; Khẩn trương ban hành quy định bắt buộc thực hiện quản lý, điều hành công việc, trao đổi văn bản điện tử qua mạng; Hàng năm tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho CBCCVC; Từng bước triển khai ứng dụng chữ ký số; Tuân thủ các chuẩn về ứng dụng CNTT; Đảm bảo kinh phí nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin phục vụ công tác xử lý, trao đổi văn bản điện tử; ...

+ Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, báo cáo tình hình sử dụng văn bản điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

- Thủ trưởng cơ quan nhà nước các cấp có trách nhiệm:

+ Gương mẫu thực hiện việc quản lý, điều hành công việc qua mạng;

+ Quyết liệt chỉ đạo các cá nhân, đơn vị trong cơ quan sử dụng văn bản điện tử; ưu tiên nguồn lực để triển khai công tác này;

+ Chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý cấp trên về tình hình triển khai Chỉ thị tại đơn vị mình;

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ quán triệt chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền, bắt buộc gửi kèm văn bản điện tử song song cùng văn bản giấy trong năm 2012; tiến tới xử lý, trao đổi công việc chủ yếu qua mạng.

- CBCCVC trong cơ quan nhà nước các cấp có trách nhiệm: Thực hiện nghiêm quy định của cơ quan trong việc sử dụng văn bản điện tử trong công việc;

Thay đổi lề lối, thói quen làm việc, hướng tới môi trường làm việc điện tử, hiện đại, hiệu quả; ...

- Lộ trình bắt buộc thực hiện việc gửi hồ sơ điện tử kèm theo hồ sơ trình giấy tại các cấp từ Trung ương tới địa phương, đảm bảo đạt mục tiêu đến năm 2015 có 60% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử.

- Bộ Nội vụ có trách nhiệm:

+ Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ đề xuất xây dựng mới, hoặc điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

+ Chủ trì xây dựng các văn bản quy định về lưu trữ văn bản điện tử.

3. Chỉ thị số 02/CT-BNV ngày 11/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của Bộ Nội vụ. Trong chỉ thị số 02/CT-BNV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có quy định:

- Các đơn vị, tổ chức phải sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ để trao đổi các loại văn bản sau đây trong nội bộ mỗi đơn vị, tổ chức: giấy mời họp, tài liệu phục vụ họp; văn bản để biết, để báo cáo; thông báo chung của cơ quan; tài liệu cần trao đổi trong quá trình xử lý công việc (Dự thảo văn bản xin ý kiến nội bộ, văn bản góp ý, bảng biểu thống kê, ...); sử dụng chức năng quản lý văn bản đi, đến và hồ sơ công việc được tích hợp trong phần mềm quản lý văn bản để trao đổi thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo, lịch công tác cơ quan, các chương trình, kế hoạch của cơ quan, Quy chế dân chủ, xử lý văn bản đi, đến, hồ sơ công việc, ...

- Các đơn vị, tổ chức đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO có trách nhiệm điều chỉnh các quy trình ISO cho phù hợp với công việc qua mạng.

- Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền, bắt buộc gửi kèm văn bản điện tử song song cùng với văn bản giấy; tiến tới xử lý, trao đổi chủ yếu công việc qua môi trương mạng từ quý I năm 2013.

Một phần của tài liệu Quản lý tài liệu điện tử và lưu trữ điện tử thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w