0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Mô hình chung của mạng SingleRAN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRIỂN KHAI, VẬN HÀNH KHAI THÁC NỘI MẠNG VÀ LIÊN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG CHO VNPT (Trang 45 -52 )

VINAPHONE VÀ MOBIFONE

3.1.1 Mô hình chung của mạng SingleRAN

3.1.1.1 BSC đa mode 2G/3G

Ở đây, thiết bị BSC6900 chính là tích hợp giữa BSC/RNC. Với cấu hình phần cứng, mỗi BSC6900 này cho phép hỗ trợ tối đa đối với phần 2G: lưu lượng tối đa 24000 Erl, 4096 TRX, băng thông Gb lên tới 1536 Mbps hoặc hỗ trợ tối đa phần 3G: lưu lượng 80400 Erl, băng thông phần PS (cả đường xuống và đường lên) lên tới 12 Gbps, 3060 NodeB với 5100 cell.

3.1.1.2 BTS đa mode 2G/3G/4G

Về mặt dịch vụ cung cấp bởi các BTS đa mode, các BTS này có thể hoạt động ở 2 chế độ (GSM+UMTS, GSM + LTE hoặc UMTS + LTE) hoặc 3 chế độ (GSM + UMTS + LTE). Các chức năng chính của BTS đa mode bao gồm :

 Hỗ trợ truyền dẫn E1, IP hoặc truyền dẫn đồng thời 2 chế độ.

 Hỗ trợ đồng bộ GPS, BITS, IP, Ethernet đồng bộ, đồng bộ dây dẫn, đồng bộ chia sẻ.

 Hỗ trợ nhiều mô hình kết nối: Hình sao, liên kết hoặc cây.

 Hỗ trợ quản lý 2 chế độ ở các thiết bị cảnh báo, phát hiện xung đột cấu hình.

 Hỗ trợ cùng quản lý, cùng sử dụng phụ kiện ở các chế độ khác nhau

 Hỗ trợ phát triển từ GSM tới UMTS và tới LTE.

Hình 3-1: Mô hình chung mạng SingleRAN triển khai tại VMS và Vinaphone Hình 3-2: Các mô hình hoạt động của các MBTS trong mạng VMS và Vinaphone.

3.1.2 Sử dụng truyền dẫn chung dịch vụ 2G/3G trên nền tảng công nghệIP IP

Công nghệ truyền dẫn IP đang đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền tải dữ liệu tại tất cả các mạng truyền thông. Mạng thông tin di động là một trong số

đấy. Bên cạnh đó, truyền dẫn quang đang dần thay thế mạng truyền dẫn cáp đồng hay mạng viba truyền thống tại các thành phố bởi ưu thế băng thông lớn và chống nhiễu tốt hơn. Để theo kịp xu hướng phát triển của nhu cầu sử dụng dịch vụ gói trong mạng di động, việc truyền dẫn từ RNC/BSC tới các trạm phát sóng đang dần được IP hóa và quang hóa, đặc biệt trong bối cảnh mạng MAN-E của VNPT đang rất phát triển. Giải pháp sử dụng truyền dẫn chung dịch vụ 2G/3G qua mạng IP chỉ ra việc chia sẻ mạng truyền dẫn IP và các cổng truyền dẫn vật lý đối với các trạm phát sóng tích hợp dùng chung 2G/3G.

Hình 3-3: Các lợi ích đối với việc chia sẻ chung truyền dẫn IP giữa các thiết bị

Trong triển khai truyền dẫn chung tại VMS và Vinaphone, giải pháp được sử dụng đối với các trạm tích hợp là sử dụng truyền dẫn chung Abis và IuB trên nền IP/FE quang.

3.2 Sử dụng chia sẻ dịch vụ 2G/3G trên cùng một trạm giữa 2 nhàmạng mạng

Ngoài việc triển khai SingleRAN của riêng mình, 2 nhà mạng Vinaphone và VMS đã bắt tay triển khai dịch vụ chia sẻ RAN chủ động tại một số trạm ở mức MOCN.

Hình 3-4: Mô hình chia sẻ MORAN giữa VMS và Vinaphone

Các trạm chia sẻ ở đây sử dụng truyền dẫn IP/FE từ MBTS về tới MBSC được chia sẻ, thiết bị này được đặt tại một trong hai nhà mạng. Từ MBSC sẽ có các giao diện về mạng lõi riêng biệt của từng nhà mạng, bao gồm các giao diện A, Gb, IuCS, IuPS. Ngoài ra, các RNC của các nhà mạng đều có giao diện IuR tới MBSC chia sẻ này.

Khoảng cách dải tần số giữa tần số đầu tiên của VMS và tần số cuối của VNP là 60MHz. Để phát được sóng của 2 nhà mạng, thiết bị xử lý cao tần của trạm phải có băng thông khuếch đại tương đương. Thực tế, con số này ở bộ khuếch đại nằm trong khối RFU là 25MHz, nhỏ hơn rất nhiều so với yêu cầu. Để giải quyết tình huống này, có hai phương án xử lý :

 Phương án 1: 2 nhà mạng sẽ sử dụng 2 khối RFU riêng biệt để phát 2 dải tần số tương ứng của mình

 Phương án 2: Sử dụng chung một RFU. Nhưng VMS sẽ chia sẻ một tần số để dùng chung với Vinaphone hoặc ngược lại.

Hình 3-5: Phương án dùng chung khối xử lý vô tuyến cao tần và chia sẻ tần số giữa hai nhà mạng

Trong mục tiêu sử dụng chia sẻ tối đa tài nguyên giữa hai nhà mạng, phương án 2 được sử dụng rõ ràng là tối ưu hơn phương án 1. Thực tế cho thấy nhu cầu sử dụng của bản thân mỗi nhà mạng chỉ sử dụng tần số thứ 3 cho các trạm trong các tòa nhà cao tầng, do đó, nếu việc chia sẻ trạm thực hiện ở các trạm vùng nông thôn hoặc ngoại thành thì không gặp phải xuyên nhiễu, vấn đề nhiều khả năng xảy ra nếu sử dụng chia sẻ trạm ở vùng mật độ trạm lớn trong thành phố.

Phần 2G đối với 2 nhà mạng cũng gặp phải tình huống tương tự khi một khối RFU không thể xử lý được toàn bộ dải tần số của VMS và Vinaphone, với cả GSM 900 và GSM 1800. Phương án sử dụng 2 RFU sẽ được sử dụng trong cùng một trạm tích hợp chia sẻ được sử dụng để đảm bảo hai nhà mạng đều phát được sóng riêng của mình.

3.3 Một số vấn đề kĩ thuật gặp phải trong quá trình triển khai

Trong quá trình triển khai SingleRAN và RAN Sharing tại Vinaphone và VMS, có một số vấn đề kĩ thuật thường gặp phải như vấn đề cấu hình trùng IP cho trạm 2G/3G, vấn đề sử dụng IuR chung với IuCS để tiết kiệm băng thông vật lý hay không active được cell phần 2G khi sử dụng SingleRAN.

3.4 Kết luận chương

Trong chương 3, luận văn đã trình bày các giải pháp chia sẻ mạng gồm SingleRAN và RAN Sharing của Huawei, áp dụng tại VMS và Vinaphone. Việc triển khai công nghệ này mới đã xong ở các giai đoạn đầu và tiến tới các giai đoạn cao hơn, sau khi đã đạt được một số thành công nhất định với các thử nghiệm. Một số vấn đề kĩ thuật trong quá trình triển khai cũng được đưa ra trong chương này.

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Việc triển khai dùng chung hạ tầng mạng mới và đang diễn ra trong một năm trở lại đây và ở một số khu vực chính. Một số tính năng dùng chung hạ tầng vẫn đang ở mức thử nghiệm ở quy mô nhỏ và đã đạt được các tín hiệu khả quan rõ rệt. Trong tương lai gần, mô hình dùng chung hạ tầng gần chắc chắn sẽ được áp dụng rộng rãi, không chỉ giữa 2 nhà mạng Mobifone và Vinaphone.

Mạng 4G LTE vẫn còn là kho hàng tiềm năng của các nhà mạng. Để giảm thiểu nguy cơ tổn thất kinh tế khi đầu tư mạng 4G, các nhà mạng có thể nghiên cứu giải pháp chia sẻ mạng để áp dụng khai thác mạng 4G với vai trò của nhà khai thác di động (MNO) hoặc nhà khai thác di động ảo (MVNO). Khác với MNO ở trên, MVNO là đơn vị không được cấp giấy phép phổ tần vô tuyến/ kho số hoặc không có hạ tầng truy nhập vô tuyến mà phải thuê từ MNO. Một MVNO có thể hợp tác với nhiều MNO khác nhau làm đối tác cung cấp dịch vụ, hạ tầng mạng. MNO, các nhà cung cấp nội dung - ứng dụng cung cấp đường truyền, nội dung ứng dụng và dịch vụ cho MVNO, MVNO cung cấp cho các đại lý phân phối và khách hàng các ứng dụng, dịch vụ cụ thể. Khách hàng và đại lý mang lại nguồn doanh thu cho MVNO, đồng thời MVNO trả các chi phí cho MNO và các nhà cung cấp nội dung - ứng dụng.

 Nhà khai thác 4G LTE có vai trò của MVNO

o Mô hình nhà khai thác MNO đầy đủ

MNO sở hữu mạng truy nhập vô tuyến (E-UTRAN), mạng lõi EPC (SGW, PGW, MME, HSS,…), hệ thống tính cước và quản lý giá cước.Việc tiếp thị và xây dựng thương hiệu, bán hàng sử dụng các kênh bán hàng sẵn có từ các công ty di động (VNP, VMS, VNPT T/TP v..v..) hoặc các công ty viễn thông khác.

Nhà khai thác chỉ đầu tư và sở hữu phần mạng truy nhập vô tuyến và mạng lõi. Ngoài ra nhà khai thác khác (VNP, VMS) đảm nhận phát triển dịch vụ trên LTE, quản lý hệ thống tính cước và chăm sóc khách hàng, phối họp với các đại lý thực hiện các khâu tiếp thị và bán hàng. Nhà khai thác lúc này là đơn vị thuần túy trong việc quản lý, vận hành các phần tử mạng cơ bản của LTE nên sẽ là công ty cung cấp hạ tầng truyền tải cho các công ty triển khai và cung cấp dịch vụ băng rộng di động.

o Mô hình nhà khai thác đơn giản

Nhà khai thác chỉ cần đầu tư và quản lý phần mạng truy nhập vô tuyến E- UTRAN và xin cấp phép dải tần hoạt động. Các phần tử mạng lõi EPC hoàn toàn có thể do một công ty khác (VNP, VMS) đầu tư để kết nối đến E-UTRAN hoặc họ tự nâng cấp từ phần tử mạng lõi 3G (nâng cấp GGSN có các chức năng của SGW và P-GW và nâng cấp SGSN có các chức năng của MME).Nhà khai thác LTE lúc này thuần túy tập trung vào việc phát triển và vận hành hạ tầng mạng truy nhập vô tuyến, là đơn vị kinh doanh bán sỉ dịch vụ truyền tải cho các công ty di động khác.

 Nhà khai thác 4G LTE có vai trò của MVNO

Trong trường hợp này nhà khai thác LTE có các khách hàng người dùng cuối một cách trực tiếp, tập trung vào việc phát triển thương hiệu, quản lý tiếp thị và bán hàng. Tất cả các mắt xích còn lại trong việc đảm bảo cung cấp được dịch vụ 4G, MVNO có thể thuê một phần hoặc toàn phần. Với mô hình hoạt động này, nhà khai thác 4G không cần đầu tư bất kỳ phân đoạn hạ tầng mạng nào nên chi phí CAPEX và OPEX hầu như không có.

Trên đây là những kiến nghị và hướng nghiên cứu đề xuất tiếp theo luận văn đưa ra. Qua toàn bộ nội dung, luận vănđã góp phần mang lại cái nhìn rõ hơn về nguyên tắc dùng chung hạ tầng mạng đang được áp dụng thực tế, đồng thời mô tả thực tế mô hình mạng lưới dùng chung hạ tầng mạng của 2 mạng Vinaphone và Mobifone. Tuy nhiên, luận văn vẫn còn có những hạn chế như

chưa chỉ ra đầy đủ các nguyên lý nền tảng cho việc xây dựng giải pháp dùng chung hạ tầng mạng, các vấn đề kĩ thuật chuyên sâu trong việc dùng chung 2G/3G (tối ưu, nhiễu, công suất phát xạ…) hay vấn đề bảo mật, tính cước khi chia sẻ trạm giữa 2 nhà mạng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRIỂN KHAI, VẬN HÀNH KHAI THÁC NỘI MẠNG VÀ LIÊN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG CHO VNPT (Trang 45 -52 )

×