Việc triển khai dùng chung hạ tầng mạng mới và đang diễn ra trong một năm trở lại đây và ở một số khu vực chính. Một số tính năng dùng chung hạ tầng vẫn đang ở mức thử nghiệm ở quy mô nhỏ và đã đạt được các tín hiệu khả quan rõ rệt. Trong tương lai gần, mô hình dùng chung hạ tầng gần chắc chắn sẽ được áp dụng rộng rãi, không chỉ giữa 2 nhà mạng Mobifone và Vinaphone.
Mạng 4G LTE vẫn còn là kho hàng tiềm năng của các nhà mạng. Để giảm thiểu nguy cơ tổn thất kinh tế khi đầu tư mạng 4G, các nhà mạng có thể nghiên cứu giải pháp chia sẻ mạng để áp dụng khai thác mạng 4G với vai trò của nhà khai thác di động (MNO) hoặc nhà khai thác di động ảo (MVNO). Khác với MNO ở trên, MVNO là đơn vị không được cấp giấy phép phổ tần vô tuyến/ kho số hoặc không có hạ tầng truy nhập vô tuyến mà phải thuê từ MNO. Một MVNO có thể hợp tác với nhiều MNO khác nhau làm đối tác cung cấp dịch vụ, hạ tầng mạng. MNO, các nhà cung cấp nội dung - ứng dụng cung cấp đường truyền, nội dung ứng dụng và dịch vụ cho MVNO, MVNO cung cấp cho các đại lý phân phối và khách hàng các ứng dụng, dịch vụ cụ thể. Khách hàng và đại lý mang lại nguồn doanh thu cho MVNO, đồng thời MVNO trả các chi phí cho MNO và các nhà cung cấp nội dung - ứng dụng.
Nhà khai thác 4G LTE có vai trò của MVNO
o Mô hình nhà khai thác MNO đầy đủ
MNO sở hữu mạng truy nhập vô tuyến (E-UTRAN), mạng lõi EPC (SGW, PGW, MME, HSS,…), hệ thống tính cước và quản lý giá cước.Việc tiếp thị và xây dựng thương hiệu, bán hàng sử dụng các kênh bán hàng sẵn có từ các công ty di động (VNP, VMS, VNPT T/TP v..v..) hoặc các công ty viễn thông khác.
Nhà khai thác chỉ đầu tư và sở hữu phần mạng truy nhập vô tuyến và mạng lõi. Ngoài ra nhà khai thác khác (VNP, VMS) đảm nhận phát triển dịch vụ trên LTE, quản lý hệ thống tính cước và chăm sóc khách hàng, phối họp với các đại lý thực hiện các khâu tiếp thị và bán hàng. Nhà khai thác lúc này là đơn vị thuần túy trong việc quản lý, vận hành các phần tử mạng cơ bản của LTE nên sẽ là công ty cung cấp hạ tầng truyền tải cho các công ty triển khai và cung cấp dịch vụ băng rộng di động.
o Mô hình nhà khai thác đơn giản
Nhà khai thác chỉ cần đầu tư và quản lý phần mạng truy nhập vô tuyến E- UTRAN và xin cấp phép dải tần hoạt động. Các phần tử mạng lõi EPC hoàn toàn có thể do một công ty khác (VNP, VMS) đầu tư để kết nối đến E-UTRAN hoặc họ tự nâng cấp từ phần tử mạng lõi 3G (nâng cấp GGSN có các chức năng của SGW và P-GW và nâng cấp SGSN có các chức năng của MME).Nhà khai thác LTE lúc này thuần túy tập trung vào việc phát triển và vận hành hạ tầng mạng truy nhập vô tuyến, là đơn vị kinh doanh bán sỉ dịch vụ truyền tải cho các công ty di động khác.
Nhà khai thác 4G LTE có vai trò của MVNO
Trong trường hợp này nhà khai thác LTE có các khách hàng người dùng cuối một cách trực tiếp, tập trung vào việc phát triển thương hiệu, quản lý tiếp thị và bán hàng. Tất cả các mắt xích còn lại trong việc đảm bảo cung cấp được dịch vụ 4G, MVNO có thể thuê một phần hoặc toàn phần. Với mô hình hoạt động này, nhà khai thác 4G không cần đầu tư bất kỳ phân đoạn hạ tầng mạng nào nên chi phí CAPEX và OPEX hầu như không có.
Trên đây là những kiến nghị và hướng nghiên cứu đề xuất tiếp theo luận văn đưa ra. Qua toàn bộ nội dung, luận vănđã góp phần mang lại cái nhìn rõ hơn về nguyên tắc dùng chung hạ tầng mạng đang được áp dụng thực tế, đồng thời mô tả thực tế mô hình mạng lưới dùng chung hạ tầng mạng của 2 mạng Vinaphone và Mobifone. Tuy nhiên, luận văn vẫn còn có những hạn chế như
chưa chỉ ra đầy đủ các nguyên lý nền tảng cho việc xây dựng giải pháp dùng chung hạ tầng mạng, các vấn đề kĩ thuật chuyên sâu trong việc dùng chung 2G/3G (tối ưu, nhiễu, công suất phát xạ…) hay vấn đề bảo mật, tính cước khi chia sẻ trạm giữa 2 nhà mạng.
MỞ ĐẦU
Các nhà mạng đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt và thách thức lâu dài tại thị trường di động. Mạng di động 2G truyền thống nay chỉ đáp ứng nhu cầu về thoại đối với người dùng. Trong những năm gần đây, sự phát triển của kinh tế xã hội dẫn tới bùng nổ trên thị trường viễn thông di động, các nhà mạng liên tục phát triển về vùng phủ sóng và số lượng thuê bao. Việc phát triển mạng dịch vụ 3G - 3,5G trên nền tảng mạng 2G, và có thể sắp tới là mạng 4G diễn ra với tốc độ nhanh chóng tới trạng thái gần như bão hòa. Để duy trì khả năng phát triển thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng, các nhà mạng cần tìm ra công cụ mới để đảm bảo doanh thu, đồng thời duy trì các tiêu chuẩn và các dịch vụ hiện có, lại vừa có thể thực hiện xây dựng mạng lưới của họ để đón đầu các công nghệ tương lai.
Giải pháp dùng chung hạ tầng mạng viễn thông trong trường hợp này có thể đáp ứng được một số các thách thức kể trên. Về cơ bản, giải pháp dùng chung hạ tầng mạng bao gồm việc sử dụng chung nền tảng thiết bị, vận hành, dịch vụ giữa các hệ thống 2G/3G nội mạng cũng như giữa các nhà mạng với nhau. Sự chia sẻ này giúp cho các nhà mạng có thể tối thiểu hóa được vốn bỏ ra, cũng như chi phí vận hành, đơn giản hóa mạng lưới và sẵn sàng thích ứng với các công nghệ tương lai (4G).
Những lợi ích mà giải pháp dùng chung hạ tầng mạng mang lại rất đa dạng:
Đối với nhà mạng :
o Tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành khai thác.
o Tăng cường hiệu quả và độ tin cậy trong việc quản lý mạng.
o Tăng chất lượng phủ sóng cũng như tăng dung lượng và các giá trị dịch vụ gia tăng cho người dùng.
o Các dịch vụ di động được đảm bảo hơn do vùng phủ, dung lượng trạm được cải thiện.
o Giá thành dịch vụ giảm.
Thị trường viễn thông Việt Nam đang là sự cạnh tranh phát triển xuất phát chủ yếu từ 3 nhà mạng lớn là Viettel, Vinaphone và Mobifone. Ngoài ra, với những ưu thế về cơ sở, truyền thống hoạt động cũng như cơ chế quản lý, Vinaphone và Mobifone hoàn toàn hội tụ đủ các điều kiện để phát triển chia sẻ hạ tầng liên mạng. Mỗi nhà mạng đều đang hướng tới sự phát triển dùng chung hạ tầng mạng 2G/3G của riêng mình. Có nhiều giải pháp dùng chung thiết bị ở các mức khác nhau. Thực tế hiện nay ở VNPT đã tiến hành triển khai tại một số tỉnh mới ở mức chung thiết bị phần cứng. Việc chia sẻ ở mức độ cao hơn như chung giám sát, chung điều khiển tối ưu mạng, chia sẻ liên mạng sẽ giúp sử dụng tài nguyên mạng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn có những khó khăn tồn tại về mặt kỹ thuật cần được giải quyết trước khi hiện thực hoá điều này. Ví dụ khả năng liên kết chia sẻ giữa thiết bị của các nhà cung cấp khác nhau, chất lượng thiết bị của bên thứ ba, năng lực xử lý của khối vô tuyến.
Với những tiểm năng ứng dụng như vậy, trong luận văn này, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp kĩ thuật triển khai, vận hành khai thác nội mạng và liên mạng thông tin di động cho VNPT”. Mục đích của đề tài là cung
cấp cái nhìn tổng thể về mặt kỹ thuật để triển khai giải pháp này cho VNPT. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tớiTS. Trương Trung Kiên, người đã
luôn chỉ bảo tôi nhiệt tình trong quá trình làm luận văn. Đồng thời cũng xin gửi lời cảm ơn tới người thân, bạn bè, đồng nghiệp,…đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2013