Nguyên lý dùng chung hạ tầng liên mạng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRIỂN KHAI, VẬN HÀNH KHAI THÁC NỘI MẠNG VÀ LIÊN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG CHO VNPT (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP DÙNG CHUNG HẠ TẦNG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

2.2 Nguyên lý dùng chung hạ tầng liên mạng

Về cơ bản, có thể phân loại kiểu chia sẻ hạ tầng của các nhà mạng ra làm 3 loại chính :

- Chia sẻ thụ động - Chia sẻ chủ động

- Chia sẻ dựa trên Roaming

Chia sẻ thụ động đề cập tới vấn dề chia sẻ không gian của các cơ sở hạ tầng thụ động như nhà trạm, cột anten. Chia sẻ thụ động là kiểu chia sẻ ở mức độ đơn giản, chủ yếu là ở mức không gian vật lý thuần túy. Chia sẻ chủ động là kiểu chia sẻ phức tạp hơn, trong đó các nhà mạng chia sẻ các thành phần ở lớp chủ động của mạng di động, như là anten, các nút vô tuyến, các nút điều khiển, mạng truyền dẫn backbone cũng như các thành phần của mạng lõi (ví dụ như các chuyển mạch). Chia sẻ dựa trên Roaming trong ngữ cảnh chia sẻ hạ tầng mạng được được hiểu theo hướng một nhà mạng dựa trên vùng phủ của nhà mạng khác

để phủ sóng một vùng nhất định lâu dài. Trong khuôn khổ đề tài, luận văn sẽ tập trung trình bày nguyên lý chung của hình thức chia sẻ RAN chủ động.

Hình 2-4: Các kiểu chia sẻ hạ tầng mạng trong mạng thông tin di động

Giải pháp chia sẻ RAN chủ động có thể dựa trên tài nguyên phổ của mỗi nhà mạng và được chia thành 2 kiểu MORAN và MOCN.

Đối với giải pháp MORAN, đây là giải pháp chia sẻ thiết bị lớp RAN nhưng không chia sẻ tài nguyên tần số vô tuyến hay dùng tần số riêng với mỗi nhà mạng. Các nhà mạng khác nhau có thể cung cấp vùng phủ trong cùng một khu vực mặc dù là trên các cell khác nhau trong cùng một trạm BTS. Mỗi nhà mạng xử lý riêng tài nguyên tần số của họ.Tài nguyên tần số của mỗi nhà mạng được quản lý trong các thành phần BSC/BTS được chia sẻ. Giải pháp MORAN cho phép từ 2 tới 4 nhà mạng chia sẻ các BSC/RNC và BTS/NodeB cùng một thời điểm. Việc chia sẻ tài nguyên giữa các nhà mạng tăng lên đồng nghĩa với chi phí sẽ giảm xuống, nhưng kéo theo sự khác biệt giữa họ cũng ít dần đi. Các nhà mạng có thể linh động trong việc lựa chọn tài nguyên nào được chia sẻ và cái nào không dựa trên trạng thái mạng hiện tại của mình. Hình dưới mô tả kiến trúc của MORAN

Hình 2-5 : Sơ đồ cấu trúc mạng của mạng chia sẻ RAN chủ động MORAN

Các đặc tính nổi bật của giải pháp MORAN là: Mỗi CN sẽ sử dụng một PLMN-id, chia sẻ ở mức Cell, không ảnh hưởng tới tính độc lập của tên nhà mạng.

Mỗi cell chỉ thuộc một nhà mạng và phát quảng bá PLMN-id duy nhất. Trong lúc thuê bao truy nhập một cell, BSC sẽ quyết định nhà mạng của thuê bao đó dựa trên Cell ID và định tuyến tất cả dịch vụ của cell đó về với mạng lõi tương ứng của nhà mạng đó.

Đối với giải pháp MOCN, điểm khác biệt thêm so với MORAN về mặt chia sẻ là các nhà mạng sẽ chia sẻ cả tài nguyên tần số. HÌnh dưới mô tả kiến trúc của giải pháp MOCN.Ở dịch vụ 2G, do giới hạn của các giao thức ở mạng GSM, các cells GSM không thể phát quảng bá nhiều PLMN ID cùng lúc, và các thuê bao GSM cũng không thể nhận cùng lúc nhiều PLMN. Do đó, các cells GSM của nhiều nhà mạng dưới chế độ MOCN phải sử dụng một PLMN ID chung. Nó có thể là Netword ID của một nhà mạng tham gia vào mạng chia sẻ hoặc là một Network ID khác biệt được thống nhất giữa các nhà mạng.

Hình 2-6: Sơ đồ cấu trúc mạng của mạng chia sẻ RAN chủ động MOCN

Một vấn đề cũng cần quan tâm là việc hiển thị tên nhà mạng.Sau khi thuê bao đăng kí mạng với các mạng lõi tương ứng, mạng lõi đó sẽ gửi thông tin MM tới thuê bao đó, trong đó có chưa tên của nhà mạng. Thuê bao hiển thị Network ID của nhà mạng tương ứng dựa trên thông tin MM nhận được. Các thuê bao không hỗ trợ hiển thị thông tin MM sẽ hiển thị PLMN ID thay vì Network ID.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRIỂN KHAI, VẬN HÀNH KHAI THÁC NỘI MẠNG VÀ LIÊN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG CHO VNPT (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)