CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRIỂN KHAI, VẬN HÀNH KHAI THÁC NỘI MẠNG VÀ LIÊN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG CHO VNPT (Trang 30 - 35)

Trong chương này, luận văn sẽ trình bày các yếu tố cần thiết cho nhu cầu sử dụng chung hạ tầng mạng thông tin di động, các hạn chế, khó khăn nảy sinh của nhà mạng khi chưa có giải pháp dùng chung hạ tầng, như các vấn đề về chính sách (cấp phép, mỹ quan, sức khoẻ...), về kinh tế (chi phí triển khai, vận hành, bảo dưỡng…), về kỹ thuật. Đồng thời với việc giới thiệu hiện trạng hạ tầng mạng thông tin di động của VNPT, nội dung của chương sẽ giới thiệu về việc dùng chung hạ tầng mạng cùng với ưu điểm và lợi ích giải pháp này mang lại.

1.1 Các yếu tố cần thiết của việc sử dụng chung hạ tầng mạng thôngtin di động tin di động

Khi chưa có giải pháp sử dụng chung hạ tầng mạng thông tin di động, các công tác chọn vị trí đặt trạm, chi phí vận hành bão dưỡng nhà trạm cũng như quản lý truyền dẫn luôn là một trong những vấn đề khó khăn đối với các nhà mạng. Hãy cùng xét một ví dụ: Như chúng ta đã biết, các doanh nghiệp viễn thông trong nước lần lượt hoạt động tại các thời điểm khác nhau kéo theo việc triển khai hạ tầng cũng khác nhau. Ở một vị trí X trong thành phố là vị trí “đẹp” để đặt trạm phát sóng cho khu vực xung quanh. Nhà mạng A đi vào hoạt động sớm và nhà mạng này đã tiến hành các thủ tục thuê mượn đối với chủ nhà cũng như triển khai đầy đủ cơ sở hạ tầng (cột, truyền dẫn, tủ trạm …) để phát sóng. Nhà mạng B đi vào hoạt động sau này, cũng muốn lắp đặt trạm ở vị trí X đấy. Vấn đề sẽ bắt đầu nảy sinh: có thể chủ nhà sẽ tăng giá lắp cột đối với nhà mạng B cao hơn rất nhiều gây khó khăn về kinh tế. Đặc biệt với DN nhỏ đi thuê lại hạ tầng, họ sẽ chịu lép vế hơn trong đàm phán giá và khi tính toán giá thuê không hợp lý, họ lại quay trở lại tự đầu tư xây dựng hạ tầng của riêng mình, một lần nữa lại gây lãng phí, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Việc tranh chấp vị trí đặt cột (nếu 2 nhà mạng cùng thuê một lúc) hay các thiết bị của nhà mạng này gây nhiễu cho thiết bị nhà mạng khác hay chỉ đơn giản là kết cấu nhà đặt trạm không cho phép đặt thêm thiết bị lên nữa cũng là những yếu tố gây khó khăn. Ngoài ra, với

nhận thức của một bộ phận người dân còn chưa rõ ràng về việc cho rằng có sự tổn hại của sóng di động đối với sức khoẻ con người, việc bị người dân phản đối, cản trở cắm trạm đối với nhà mạng mới cũng hoàn toàn có thể xáy ra. Cùng với việc triển khai thiết bị tại vị trí X đó của nhà mạng B, nhà mạng này cũng phải tiến hành xây dựng các hệ thống bảo vệ, hệ thống chống sét cho cột của mình v.v… nếu không muốn thuê lại của chính đối thủ. Ngay cả đối với nhà mạng A cũng có thể vấp phải rất nhiều khó khăn đối với việc nâng cấp và mở rộng tại trạm (giả sử lắp đặt thêm tủ, anten cho thiết bị 3G, 4G) như diện tích phòng trạm, công suất điện lưới v.v... Do vậy, việc không có được các vị trí đặt trạm thích hợp cho bản đồ vô tuyến đã được hoạch định tối ưu cho mạng của mình sẽ khiến các nhà mạng phải tính toán tới các phương án lắp đặt thêm trạm ở chỗ khác so với ban đầu dẫn tới chi phí đầu tư tăng, và kéo theo đó là chi phí vận hành, bảo dưỡng, thậm chí là giá cước một số dịch vụ tăng để cân bằng vấn đề về doanh thu.

Về chính sách, theo chủ trương của nhà nước và xu hướng phát triển tất yếu, số lượng các nhà mạng được phép thiết lập hạ tầng mạng không tăng, thậm chí sẽ có xu hướng giảm dần để đạt chỉ tiêu lí tưởng là 3 đến 4 nhà mạng thiết lập hạ tầng ở năm 2020. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, trong đó quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập, phê duyệt, công bố quy hoạch hạ tầng kĩ thuật viễn thông thụ động năm năm một lần, bao gồm cả hạ tầng trạm. Nghị định 72/NĐ-CP ngày 24/09/2012 về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kĩ thuật, do đó cần tăng cường sử dụng chung nhà trạm, cột angten phát sóng, tích cực ngầm hoá, quang hoá hệ thống truyền dẫn, giảm bớt việc sử dụng truyền dẫn vi ba, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả khai thác mạng, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tránh lãng phí đầu tư, vừa góp phần giữ gìn, tôn tạo kiến trúc, cảnh quan chung và đảm bảo an toàn công trình xây dựng, đặc biệt là trong các mùa mưa bão.

1.2 Hiện trạng hạ tầng mạng thông tin di động của VNPT

Hiện nay VNPT có hai công ty thông tin di động là MobiFone và VinaPhone, chiếm thị phần lần lượt là VinaPhone 28,71% và MobiFone là 29,11% (theo số liệu năm 2011). Cả hai công ty đều đã xây dựng được cho mình một mạng lưới di động 2G/3G rộng lớn, có khả năng phục vụ lớn.Đặc biệt là đối với mạng 3G thì chưa sử dụng hết khả năng của hệ thống, tuy nhiên nhu cầu người dùng cũng đang ngày một tăng nhanh.

1.3 Giới thiệu chung về việc dùng chung hạ tầng mạng, các ưu điểmvà lợi ích đem lại. và lợi ích đem lại.

Khái niệm SingleRAN lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà cung cấp thiết bị Huawei vào năm 2008 và tiếp tục được phát triển bởi các nhà cung cấp thiết bị đến nay. Về mặt kỹ thuật, giải pháp Single RAN cho phép chế tạo các bộ điều khiển trạm gốc BSC hội tụ cho phép tích hợp BSC của mạng GSM và bộ điều khiển mạng vô tuyến RNC của mạng UMTS/LTE vào một bộ điều khiển đa mode. Bộ điều khiển đa mode này được thiết kế đặc biệt để cung cấp cho nhiều hệ thống vô tuyến qua một mạng truy cập thống nhất đơn lẻ, giải pháp SingleRAN tích hợp các dịch vụ vô tuyến đối với thoại, dữ liệu băng hẹp, băng rộng di động và nhiều dịch vụ khác vào một thành phần mạng thay vì nhiều thành phần mạng khác nhau. Như vậy, giải pháp Single RAN tích hợp các module GSM, UMTS và LTE trên cùng một thiết bị thay cho nhiều bộ hồi đáp khác nhau đem lại các lợi ích cụ thể sau:

- Giảm chi phí đầu tư cho thiết bị, nhà trạm, truyền dẫn…

- Giảm tối đa các lớp truy cập site vốn là vấn đề phức tạp khi ghép nhiều node sử dụng các tiêu chuẩn truyền dẫn khác nhau

- Điều khiển mạng đơn giản, linh hoạt bằng phần mềm

- Thuận tiện trong việc triển khai, khai thác cũng như quản lý, bảo dưỡng trạm

Hình 1-1: Phân loại các kiểu dùng chung trong công nghệ SingleRAN và các lợi ích mang lại

Công nghệ Single RAN không những giúp tiết kiệm chi phí nhà trạm, giảm các truyền dẫn trùng lặp không cần thiết mà còn giúp tối ưu hóa hệ thống, giảm lượng điện tiêu thụ ở các khối xử lý quan trọng tới trên 50%

Ngoài việc tiết kiệm chi phí dựa trên việc sử dụng SingleRAN, các nhà mạng còn có phương pháp nào để tối ưu chi phí trong việc vận hành (đối với các mạng lớn) cũng như bùng phát triển khai mới để cạnh tranh (đối với những nhà mạng mới, nhỏ)? Câu trả lời là giải pháp dùng chung hạ tầng liên mạng.

Hình 1-2: Các kiểu chia sẻ chung hạ tầng liên mạng

Với giải pháp này, việc các nhà mạng mới cùng tham gia chia sẻ hạ tầng để triển khai sẽ giúp tiết kiệm nguồn vốn TCO với tất cả các bên, đồng thời kế

hoạch cũng như số lượng thiết bị triển khai trở nên dễ dàng tính toán hơn dựa trên nhu cầu thực tế của mỗi nhà mạng.

Với những ưu thế về cơ sở, truyền thống hoạt động cũng như cơ chế quản lý, Vinaphone và Mobifone hoàn toàn hội tụ đủ các điều kiện để phát triển chia sẻ hạ tầng liên mạng. Thực tế hiện nay ở VNPT đã tiến hành triển khai tại một số tỉnh mới ở mức chung thiết bị phần cứng. Việc chia sẻ ở mức độ cao hơn như chung giám sát, chung điều khiển tối ưu mạng, chia sẻ liên mạng sẽ giúp sử dụng tài nguyên mạng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn có những khó khăn tồn tại về mặt kỹ thuật cần được giải quyết trước khi hiện thực hoá điều này.

1.4 Kết luận chương

Trong chương này, luận văn đã trình bày các yếu tố cần thiết của việc sử dụng chung hạ tầng mạng thông tin di động, xuất phát từ các hạn chế, khó khăn tài chính, kĩ thuật nảy sinh của các nhà mạng trong việc phát triển, mở rộng mạng cũng như đáp ứng các yêu cầu về môi trường, mỹ quan đô thị v..v.. từ phía chính quyền, hay các quyết định của bộ. Bên cạnh đó, luận văn đã giới thiệu tổng quan về giải pháp dùng chung hạ tầng mạng thông tin di động có thể áp dụng đối với các nhà mạng.

Trong các chương sau của luận văn sẽ trình bày rõ hơn về giải pháp dùng chung hạ tầng mạng thông tin di động cũng như thực tế triển khai tại hai nhà mạng Vinaphone và Mobifone.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRIỂN KHAI, VẬN HÀNH KHAI THÁC NỘI MẠNG VÀ LIÊN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG CHO VNPT (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)