Thực trạng công tác kiểm soát thuế GTGT tại Chi cục Thuế quận Hải Châu

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm soát thuế GTGT tại chi cục thuế quận Hải Châu - Thành phố Đà Nẵng (Trang 39 - 60)

TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN HẢI CHÂU

2.3 Thực trạng công tác kiểm soát thuế GTGT tại Chi cục Thuế quận Hải Châu

Để đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thuế GTGT tại Chi cục Thuế quận Hải Châu, tác giả chỉ đề cập đến 2 vấn đề:

Thứ nhất, căn cứ vào hoạt động kiểm soát thuế GTGT tại Chi cục Thuế, tác giả đánh giá thực trạng của hoạt động này thông qua việc đánh giá các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB).

Thứ hai,căn cứ hoạt động kiểm soát đối với việc chấp hành pháp luật thuế của NNT, tác giả đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thuế GTGT thông qua việc đánh giá các quy trình nghiệp vụ về thuế và đánh giá hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế GTGT đối với NNT thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

2.3.1. Hệ thống KSNB tại Chi cục Thuế quận Hải Châu

Trong công tác quản lý thuế, hệ thống KSNB đã hình thành thông qua các chế độ, nguyên tác trong công tác đối với hoạt động của cơ quan thuế, đặc biệt là thông qua quy trình quản lý thuế. Tuy nhiên đây mới chỉ là hoạt động dựa trên các tác động của hệ thống quản lý, chứ chưa được nhìn nhận đầy đủ về sự hiện hữu của vai trò và tác động của hệ thống KSNB. Vì vậy chất lượng hoạt động kiểm soát chưa cao, điều này thể hiện việc thực thi pháp luật thuế, quy trình quản lý thuế của một bộ phận cán bộ thuế còn tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý hoặc yếu kém về nghiệp vụ làm thất thu NSNN.

2.3.1.1 Môi trường kiểm soát

(1) Về đặc điểm cơ cấu tổ chức: cải cách thuế đã và đang chuyển từ cơ chế cán bộ chuyên quản sang cơ chế quản lý theo chức năng, mỗi chức năng sẽ do một bộ phận đảm nhiệm. Theo đó cơ cấu tổ chức tại Chi cục Thuế quận Hải châu cũng được thay đổi theo. Việc phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bộ phận từng bước đảm bảo được các nguyên tắc như sau:

- Thiết lập được sự điều hành và kiểm soát tương đối đầy đủ các hoạt động của từng bộ phận trong Chi cục Thuế.

- Thực hiện sự phân chia các chức năng cụ thể cho từng bộ phận đảm trách.

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận được thể hiện cụ thể ở Bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3: Phân công công việc giữa các bộ phận

STT Tên bộ phận Chức năng, nhiệm vụ chính được giao 1 Tuyên truyền - Hỗ

trợ (Bộ phận “một cửa”)

Nhận hồ sơ từ DN và chuyển các bộ phận chức năng theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục, Tuyên truyền, giải thích và hướng dẫn pháp luật thuế cho NNT.

2 Kế khai và Kế toán thuế

- Quản lý cấp MST; cập nhật thông tin về kê khai, quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, nộp thuế,

3 Quản lý nợ Theo dõi đôn đốc và thu nợ đọng thuế

4 Kiểm tra Phân tích hồ sơ khai thuế, Kiểm tra trước hoàn thuế, miễn giảm thuế; kiểm tra các nội dung khác, xác minh hóa đơn.

5 HC NS TV AC Xây dựng chương trình công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ biên chế, tiền lương, công tác thi đua khen thưởng, công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác quản lý tài chính và Tiếp nhận, bảo quản và cấp phát ấn chỉ thuế 6 Tổng hợp - Nghiệp

vụ - Dự toán

Xây dựng kế hoạch thu thuế; hướng dẫn và chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn trong nội bộ CQT;

tổ chức công tác pháp chế

7 Kiểm tra nội bộ Kiểm tra nội bộ; giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo

(Nguồn: Quy trình 108/BTC ngày 14/01/2010)

Qua việc phân chia này từng bước đảm bảo các nghiệp vụ trong qui trình quản lý thuế GTGT từ các DN được thực hiện đúng theo các chính sách và thủ tục kiểm soát của Chi cục Thuế, nhưng vẫn còn một số hạn chế cơ bản nhất định, đó là:

- Do chức năng của một số Đội còn quá nhiều, kiêm nhiệm và chồng chéo dẫn đến vừa không báo quát hết toàn bộ các công việc, vừa dẫm chân lên nhau, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong quá trình kiểm soát thuế GTGT;

- Việc giám sát thực hiện qui trình, qui chế làm việc của từng bộ phận chưa được thường xuyên, chặt chẽ,... Do vậy đã dẫn đến việc một số bộ phận không thực hiện nghiêm túc các qui trình nghiệp vụ, qui trình kiểm tra DN. Vì vậy đã làm giảm hiệu quả của việc kiểm soát Thuế nói chung và kiểm soát thuế GTGT nói riêng tại Chi cục Thuế quận Hải Châu.

(2) Về chính sách nhân sự: Đó là toàn bộ các chính sách về quản lý nhân sự; qui hoạch, cán bộ lãnh đạo và các chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật theo các văn bản qui định của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Cục thuế TP Đà nẵng.

Về công tác đào tạo cán bộ được quan tâm hơn, trong thời gian qua với chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế, Chi cục Thuế quận Hải Châu đã có sự đầu tư theo chiều sâu về tin học hoá nhằm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, qua đó đã đào tạo được đội ngũ cán bộ làm công tác tin học khá tốt, có thể viết được một số chương trình phần mền ứng dụng phục vụ trong công việc quản lý cụ thể: ...

Bảng 2.4 Trình độ cán bộ công chức tại Chi cục Thuế quận Hải Châu TT Trình độ CBCC Năm

2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Chỉ tiêu chuyên môn 134 143 141 134 132

1 Đại học 36 51 57 64 72

2 Cao đẳng - 4 3 2 4

3 Trung học 102 79 68 64 54

4 Khác 5 7 6 6 02

Chỉ tiêu nghiệp vụ

1 Tin học 62 77 83 105 111

2 Ngoại ngữ 41 56 62 81 87

3 Quản lý Nhà nước 14 19 25 36 59

(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo 2007-2011 của Chi cục Thuế quận Hải châu) Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động chính sách quản lý nhân sự của Chi cục Thuế quận Hải Châu vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thể như sau:

- Công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ mới chú ý đến “phổ cập” trình độ đại học theo hệ tại chức hoặc từ xa nên chất lượng không cao, chưa chú ý đào tạo bậc trên đại học, các nghiệp vụ chuyên sâu, chuyên ngành. Do vậy đã hạn chế hiệu quả việc kiểm soát thuế GTGT.

- Việc sắp xếp cán bộ vào các vị trí tác nghiệp chưa phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường; việc luân chuyển, luân phiên cán bộ được triển khai áp dụng máy móc, chưa phù hợp với điều kiện thực tế của từng công việc dẫn đến cán bộ thuế không có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu và chuyên môn hóa do đó mất nhiều thời gian tìm hiểu công việc mới.

- Hiện nay, các chế độ đãi ngộ và việc thực hiện khen thưởng vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa xây dựng tiêu chí xét thi đua theo chức năng, nhiệm vụ và kết quả đạt được của từng cá nhân, bộ phận. Việc xem xét kỷ luật cán bộ nhiều lúc chưa có sự nghiêm minh, cả nể, sợ va chạm, sợ mất cán

bộ, mất thành tích dẫn đến tiêu cực khó có thể bị đẩy lùi, đánh mất lòng tin của cán bộ thuế với NNT.

(3) Về kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Hệ thống KSNB tại Chi cục Thuế quận Hải châu được phân giao cho Đội kiểm tra số 1 kiêm KTNB, một Đội mới thành lập từ tháng 7 năm 2007. Nhiệm vụ này từ tháng 6 năm 2007 trở về trước do Tổ Thanh tra đảm nhiệm nên gặp nhiều khó khăn do mới thành lập nên chưa giải quyết kịp các vụ việc, đơn thư tố cáo và đặc biệt là công tác kiểm tra nội bộ ngành trong việc thực hiện các qui trình quản lý thu thuế.

Với chức năng chủ yếu là giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại của nội bộ ngành; của NNT và kiểm tra việc tuân thủ thực hiện các qui trình của ngành Thuế đề ra. Ngoài ra, còn thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của Lãnh đạo Chi cục.

Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thể hiện qua Hình 2.2.

Nguồn thông tin cần kiểm tra

Lập kế hoạch Chuẩn bị kiểm tra:

Kiểm tra tại các Đội thuế

Kiểm tra Doanh nghiệp

Kết luận kiểm tra Xác minh đối chiếu

Xử lý kết quả kiểm tra:

Báo cáo đánh giá kết quả kiểm tra.

Lưu trữ hồ sơ Báo cáo thực hiện kế

hoạch KSNB.

Trả lời kết quả (1)

(2)

(3) (4)

(5)

(6)

(7) (11)

(10) (8)

(9)

(3) (4)

Hình 2.2: Sơ đồ mô hình KSNB tại Chi Cục Thuế

(1) Nhận thông tin từ đơn, thư khiếu nại tố cáo; theo ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng CQT các cấp lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các qui trình quản lý thuế; giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo.

(2) Chuẩn bị thông tin, lập đề cường kiểm tra chi tiết sau đó thành lập Đoàn kiểm tra và ban hành Quyết định kiểm tra.

(3) Kiểm tra việc thực hiện các qui trình; kiểm tra số liệu chi tiết tại các sổ kế toán, biểu mẫu theo qui định của ngành thuế.

(4) Phúc tra lại các Biên bản kiểm tra; kiểm tra theo nội dung đơn thư khiếu nại tố cáo.

(5) Xác minh các nghi vấn, đối chiếu tính xác thực của các số liệu.

(6) Xác định bộ phận vi phạm; xác định số thuế thu hồi; các hành vi vi phạm.

(7) Chuyển Đội HCNS trình lãnh đạo Chi cục xử lý theo mức độ vi phạm.

(8) Báo cáo kết quả kiểm tra với Lãnh đạo Chi cục.

(9) Trả lời Đơn thư khiếu nại tố cáo cho cá nhân, đơn vị.

(10) Lưu hồ sơ theo qui định của ngành.

(11) Báo cáo việc thực hiện kế hoạch KSNB cho Cơ quan thuế cấp trên và cho các cơ quan chức năng khác theo yêu cầu.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra Chi cục Thuế quận Hải Châu đã xem KSNB là một trong những biện pháp quan trọng để chống thất thu thuế GTGT, do vậy đã tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành. Bên cạnh đó, Đội Kiểm tra số 1 kiêm nội bộ theo kế hoạch đã lập và kiểm tra đột xuất các dấu hiệu vi phạm do các Đội và các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, đơn khiếu nại,... chuyển đến. Trong thời gian 5 năm từ năm 2007 đến năm 2011, Đội Kiểm tra số 1 kiêm nội bộ (và Tổ Thanh tra trước đây) của Chi cục Thuế đã tiến hành 35 cuộc kiểm tra nội bộ, kết quả kiểm tra đã phát hiện một số cán bộ thuế không tuân thủ qui trình nghiệp vụ, nhiều trường hợp tính sai thuế GTGT gây thất thoát, chiếm dụng tiền thuế, không nộp vào kho bạc theo qui định; sử dụng biên lai không đúng quy định,..

và đề xuất các biện pháp truy thu cho NSNN. Đồng thời qua đó kiến nghị xử lý một số cán bộ thuế sai do nguyên nhân chủ quan, có tính hệ thống để răn đe, giáo dục trong toàn ngành. Kết quả kiểm tra nội bộ và giải quyết đơn thư khiếu nại của Chi cục Thuế quận Hải Châu từ năm 2007 đến năm 2011 được thể hiện ở Bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5: Kết quả công tác kiểm tra nội bộ từ năm 2007 đến năm 2011

STT Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011

1 Kiểm tra nội bộ lượt 06 08 07 09 05

2 Giải quyết khiếu nại Lần 74 111 91 53 43

3 Xử lý kỷ luật cán bộ Người 0 0 0 0 0

4 Số thuế truy thu Triệu 28 0 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại của Chi cục Thuế năm 2007 - 2011)

Tuy nhiên, việc kiểm tra chưa thực hiện thường xuyên, phần lớn cán bộ thuế kể cả lãnh đạo đội cũng chưa thực sự nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác kiểm soát nội bộ, có biểu hiện không đồng tình hoặc tìm cách che dấu sai sót, đổ lỗi do khách quan. Khi phát hiện sai phạm thì thường cả nể, sợ va chạm,…nên người kiểm tra thường xuê xoa, không kiên quyết.

(4) Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài: Môi trường bên ngoài có tác động rất lớn tới hoạt động kiểm soát thuế GTGT. Thuế GTGT là sắc thuế tiên tiến có nhiều ưu điểm, song điều kiện áp dụng rất khắt khe và nghiêm ngặt phụ thuộc nhiều vào công tác tổ chức kế toán, công tác hạch toán, thói quen sử dụng hóa đơn chứng từ khi mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ.

Đối với DN thì một trong những yêu cầu khi thực hiện Luật thuế GTGT là phải thực hiện tốt Luật Kế toán. Sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ phải được ghi chép, lưu trữ đầy đủ, hạch toán chính xác. Tuy vậy, trong thực tế các DN chưa thực sự quan tâm một cách đúng mức vấn đề này. Một số DN do không quản lý chặt chẽ, do đó đã để một số nhân viên của DN sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để sử dụng làm chứng từ thanh toán, gây tổn thất cho DN và thất thu cho tiền thuế nhà nước hoặc đi mua hóa đơn, lập hoá đơn khống để chiếm đoạt tiền thuế giá trị lớn như Công ty XNK Phúc Dương hơn 1 tỷ đồng hoặc thành lập doanh nghiệp “ma” để bán hóa đơn;

mở hai hệ thống sổ sách kế toán để đối phó với cơ quan thuế để nhằm mục đích trốn thuế.

Ý thức xã hội cũng tác động trực tiếp đến người làm công tác thu thuế.

Sự mua chuộc, cám dỗ của những kẻ xấu cũng làm cho một số cán bộ thuế sa ngã, họ sẵn sàng thông đồng với NNT, làm ngơ trước những hành vi trốn thuế, gây thất thoát tiền cho NSNN.

Xét về gốc rễ của vấn đề, trong quản lý luôn tìm kẽ hở của Luật để lách Luật, trốn thuế. Trong quá trình thực hiện Luật thuế GTGT, nhiều thủ đoạn trốn thuế ngày càng tinh vi cùng xuất hiện. Để ngăn chặn các hiện tượng trốn thuế, dây dưa, nợ đọng thuế, thì chỉ có một hệ thống Luật thuế đầy đủ, chặt chẽ cùng với sự nghiêm minh của pháp luật, bộ máy thực thi đủ quyền lực, với đội ngũ cán bộ thuế có trình độ chuyên môn giỏi mới có thể thực hiện được.

2.3.1.2. Hệ thống kế toán thuế

Hiện nay, quá trình kiểm soát của hệ thống kế toán thuế được thực hiện ở Chương trình QLT, toàn bộ thông tin về DN thuộc địa bàn quản lý được lưu trữ trên máy tính và có thể cung cấp một cách nhanh nhất thông qua việc quản lý và tra cứu theo MST của DN.

Để kiểm soát thuế GTGT, hệ thống kế toán thuế sử dụng hệ thống mục lục ngân sách hạch toán số thuế GTGT đã thu theo từng bộ, ngành hoặc theo loại hình DN như DN nộp thuế vãn lai, DN trên địa bàn,... phù hợp với chương, loại, khoản theo qui định của Luật ngân sách trên mục 1700, tiểu mục 1701 và tách bạch theo từng DN nhằm theo dõi công nợ về thuế GTGT một cách chính xác và liên tục.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hệ thống kế toán theo qui trình QLT vẫn còn hạn chế:

- Hệ thống kế toán thuế thực hiện ghi đơn, không có tài khoản đối ứng nên việc theo dõi công nợ thuế cũng gặp nhiều khó khăn, số thuế theo dõi trên hệ thống máy tính và số thực tế thường có sai lệch mà khó được phát hiện kịp thời. Việc đối chiếu số thu tháng, quý, năm với cơ quan Tài chính, Kho bạc

cũng mất nhiều thời gian.

- Cùng lúc, Đội Kê khai kế toán thuế và tin học thực hiện cả 2 chức năng đó là vừa xử lý số liệu về thuế, vừa thực hiện chức năng quản lý hệ thống máy tính, nên dễ xảy ra tình trạng tự ý sửa số liệu hoặc đối phó khi bị kiểm tra.

Tóm lại, hệ thống kế toán thuế tại Chi cục quận Hải Châu đặc thù riêng, mặc dù còn những tồn tại nhất định, nhưng đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý nguồn thu cho NSNN, nhằm bảo đảm cho việc kiểm soát thuế GTGT có hiệu quả nhất.

2.3.1.3. Các thủ tục kiểm soát

Các thủ tục kiểm soát trong hoạt động của Chi cục quận Hải châu đã được lãnh đạo Chi cục Thuế quan tâm nghiên cứu và ban hành các qui chế làm việc dựa trên các qui trình nghiệp vụ do Tổng cục Thuế ban hành.

Do đặc điểm của công tác quản lý thu ngân sách, do đó các thủ tục kiểm soát tại Chi cục quận Hải Châu cũng có những đặc điểm khác biệt so với các đơn vị khác. Các thủ tục kiểm soát tuy không được xây dựng một cách cụ thể, nhưng trong nội dung của qui trình QLT đã thể hiện được rõ điều này.

Các thủ tục kiểm soát xây dựng và triển khai cũng dựa trên chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận được quy định trong quy trình quản lý thuế, quy trình kiểm tra, ….những nguyên tắc khi thiết lập các thủ tục kiểm soát đó là:

- Thứ nhất là nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Theo nguyên tắc này, mỗi Đội chỉ đảm nhận một khâu nhất định trong quá trình quản lý thu thuế GTGT. Các công việc phải được qui định đầy đủ, minh bạch, tránh chồng chéo, trùng lắp. Mặc dù vậy, hiện nay việc phân công nhiệm vụ hiện tại vẫn còn chưa cụ thể, còn chồng chéo và bất hợp lý, khó đối chiếu mà nguyên nhân chủ yếu là hạn chế của qui trình QLT như đã nêu trên dẫn đến khả năng kiểm soát thuế GTGT bị hạn chế.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm soát thuế GTGT tại chi cục thuế quận Hải Châu - Thành phố Đà Nẵng (Trang 39 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)