Quản lý đăng ký kết hôn

Một phần của tài liệu Nâng caovii hiệu quả công tác quản lý đăng ký kết hôn theo cơ chế một cửa tại UBND phường tân thịnh – TP thái nguyên bằng phần mềm HOTICHVN (Trang 23 - 26)

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA VÀ QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA

1.4. Quản lý đăng ký kết hôn

Kết hôn, theo định nghĩa chính thức của luật Việt Nam hiện hành, là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 8 khoản 2). Ta có mấy nhận xét:

- Kết hôn là một giao dịch có tính pháp lý chứ không phải là một giao dịch có ý nghĩa vật chất hoặc tôn giáo; đó là một giao dịch xác lập trong đời sống dân sự chứ không phải trong đời sống tâm linh và là một giao dịch được xác lập với sự tham gia bắt buộc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các điều kiện về nội dung của việc kết hôn phải được cơ quan Nhà nước kiểm tra một cách chặt chẽ;

- Kết hôn là một giao dịch long trọng, tuân theo những quy định nghiêm ngặt về trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Những quy định ấy tạo thành tập hợp các điều kiện về hình thức của việc kết hôn.

Các điều kiện kết hôn, trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, được xếp vào nhóm các quy tắc mang tính mệnh lệnh bắt buộc. Vi phạm các điều kiện ấy, hôn nhân bị coi là trái pháp luật và có thể bị hủy. Quan hệ vợ chồng mà vi phạm các điều kiện ấy không được coi là quan hệ hôn nhân và không thể làm phát sinh các hệ quả pháp lý của quan hệ hôn nhân.

1.4.2. Điều kiện kết hôn

Về độ tuổi: nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên (độ tuổi được xác định như sau: từ 20 tuổi và từ 18 tuổi là tính sau ngày sinh nhật lần thứ 19 đối với nam và sau ngày sinh nhật lần thứ 17 đối với nữ)

Về ý chí tự nguyện kết hôn: việc kết hôn do hai bên nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.

Việc kết hôn bị cấm trong các trường hợp sau đây:

- Cấm kết hôn với người đang có vợ hoặc đang có chồng.

- Cấm kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự.

- Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực về hệ (là giữa ông bà với cháu nội hoặc ngoại; cha, mẹ đẻ với con đẻ); giữa những người có họ trong phạm vi ba đời (là giữa Bác, chú, cô, cậu, dì với cháu ruột; giữa anh, chị em con chú con bác, con cô với nhau; con cậu, con dì con dà với nhau)

- Cấm kết hôn giữa những người có quan hệ cha, mẹ nuôi với con nuôi hoặc đã từng có quan hệ giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với nàng

dâu, mẹ vợ với con rễ, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

- Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.

1.4.3 Thẩm quyền giải quyết

Ủy ban nhân dân cấp phường (xã) nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn.

- Nếu cả hai bên kết hôn (bên nam và bên nữ) đều có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp phường (xã) nơi họ đăng ký hộ khẩu thường trú (nếu cùng ở một nơi) hoặc họ có quyền lựa chọn nơi đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân cấp phường (xã) nơi bên nam hoặc bên nữ đăng ký hộ khẩu thường trú (nếu không cùng ở một nơi);

- Nếu chỉ bên nam hoặc bên nữ có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú còn bên kia có đăng ký tạm trú có thời hạn thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp phường (xã) nơi bên nam hoặc bên nữ đăng ký hộ khẩu thường trú.

- Nếu cả bên nam nữ đều không có hoặc chưa có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng có đăng ký tạm trú có thời hạn thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp phường (xã) nơi bên nam hoặc bên nữ đăng ký tạm trú có thời hạn.

Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp phường (xã) nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ.

1.4.4. Vị trí vai trò của công tác đăng kí quản lí hộ tịch và quản lý đăng ký kết hôn Trong xã hội hiện đại khi con người nhận thức như một giá trị chung của nhân loại thì cùng với đó tất cả các quốc gia đều nhận thức được tầm quan tọng của quản lý hộ tịch nói chung công tác đăng kí và quản lý hôn nhân nói

riêng. Nếu như quản lý dan cư là một khâu quan trọng hàng đâu của xã hội thì quản lý hộ tịch được coi là 1 khâu quan trọng trong đó:

Hoạt động quản lý hộ tịch thể hiện rõi chức năng xã hội của nhà nước:

Thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, quản lý hộ tịch là cơ sở để nhà nước hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng và tổ chức thực hiện các chính sách đó. Các dữ liệu hộ tịch được thống kê một cách đầy đủ chính xác kịp thời thường xuyên và hệ thống sẽ là nguồn tài sản quý giá hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Thứ 2, hoạt động đăng kí và quản lý hộ tịch thể hiện tập trung sinh động nhất sự tôn trọng của nhà nước đối với việc thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản của công dân đã được quy định trong hiến pháp và bộ luật dân sự hiện hành.

Thứ 3, Quản lý hộ tịch có vai trò lớn trong đảm bảo trật tự an toàn phường (xã) hội. Hệ thông sổ hộ tịch sẽ giúp cho việc truy nguyên nguồn gốc cá nhân một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.

Đối với quản lý đăng kí kết hôn được làm tốt sẽ tránh các trường hợp kết hôn trái pháp luật, trường hợp đa thê, Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật, việc thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn sẽ được giải quyết nhanh chóng, chính xác , tiết kiệm chi phí thời gian khi tham gia thực hiện thủ tục.

Một phần của tài liệu Nâng caovii hiệu quả công tác quản lý đăng ký kết hôn theo cơ chế một cửa tại UBND phường tân thịnh – TP thái nguyên bằng phần mềm HOTICHVN (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)