Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TẠI UBND PHƯỜNG TÂN THỊNH, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát về UBND phường Tân Thịnh
2.2.2. Bộ máy cơ cấu tổ chức của UBND phường Tân Thịnh
Từ khi thành lập UBND phường Tân Thịnh đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của chính quyền địa phương luôn nhận được sự ủng hộ tận tình và sự giúp đỡ của Đảng bộ cấp trên.
Lãnh đạo địa phương có:
- Chủ tịch HDND - Phó chủ tịch HDND;
- Chủ tịch UBND;
- Phó Chủ tịch UBND;
- Chủ tịch UB MTTQ;
- Bí thư đoàn thanh niên cộng sản HCM - Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ;
- Chủ tịch Hội nông dân;
- Chủ tịch Hội cựu chiến binh;
- Trưởng công an phường;
- Văn phòng- thống kê;
- Ban thông tin phường;
- Tư pháp- Hộ tịch;
- Địa chính- Xây dựng;
- Văn hóa- Xã hội;
- Phòng chuyên trách dân số, gia đình và trẻ em;
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức UBND phường Tân Thịnh
2.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của UBND phường
Tại điều 123 Hiến pháp 1992 quy định: UBND do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở đia phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Chức năng của UBND là quản lý Nhà nước trên lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương bằng pháp luật, theo pháp luật; tổ chức việc chỉ đạo về việc thi hành pháp luật, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng câp.
2.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp phường
Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã phường, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
4. Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật;
5. Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra,
kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân phường, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi;
2. Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương;
3. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
4. Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới.
Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong phường theo phân cấp;
2. Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
3. Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;
4. Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong phường theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân phường, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
2. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
3. Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;
4. Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;
5. Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
6. Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật;
7. Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
2. Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch;
đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;
4. Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương.
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân dân phường, có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật. Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân phường, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
2. Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền;
3. Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điều 111, 112, 113, 114, 115, 116 và 117 của Luật tổ chức HĐND&UBND và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường về việc bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị; quản lý dân cư đô thị trên địa bàn;
2. Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật;
3. Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theo phân cấp; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật;
4. Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường; lập biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có giấy phép, trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2.2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của của từng bộ phận trong UBND phường a. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND phường
- Điều hành đôn đốc công tác của UBND đối với các thành viên UBND, công chức chuyên môn cấp phường theo đúng quy định, đồng thời chịu trách nhiệm và thực hiện các chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HDND.
- Là chủ tài khoản ngân sách phườn , chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngân sách theo đúng quy định của pháp luật và quản lý tài sản, tài chính tại địa phương.
- Ủy quyền cho các Phó chủ tịch UBND kí thay các văn bản khi đi vắng.
b. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó chủ tịch
- Giúp việc cho Chủ tịch UBND xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chương trình Giáo dục, văn hóa, thể thao...Đồng thời, kiểm tra đôn
đốc việc tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các bộ phận chuyên môn, công chức và các tổ trưởng...
- Giúp chủ tịch UBND phường tổ chức các cuộc họp, kí các loại hồ sơ, theo dõi các quyết định sau khi thi hành.
c. Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên UBND phường
* Nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng quân sự phường
- Được thay mặt UBND phường và Chủ tịch( Phó chủ tịch) UBND phường giải quyết các công việc thuộc ngành, lĩnh vực đã được phân công, chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND phường về những việc thuộc phạm vi, chức năng quản lý và lĩnh vực được phân công.
- Tham mưu đề xuất với cấp Đảng ủy, về chủ trương biện pháp lãnh đạo chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, xậy dựng huấn luyện lực lượng quân dân, lực lượng dự bị động viên theo quy định.
- Chỉ đạo quân dân phối hợp với công an và lực lượng khác thường xuyên kinh doanh bảo vệ trật tự, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, thực hiện nền quốc phòng gắn liền với nền an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân và tổ chức khắc phục thiên tai, sơ tán, cứu hộ cứu nạn.
* Nhiệm vụ của Trưởng công an và lực lượng công an phường
- Được thay mặt UBND phường và Chủ tịch( Phó chủ tịch) UBND phường giải quyết các công việc thuộc ngành, lĩnh vực đã được phân công, chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND phường về những việc thuộc phạm vi, chức năng quản lý và lĩnh vực được phân công.
- Tổ chức lượng công an phường, nắm tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Tham mưu đề xuất với cấp Ủy Đảng, UBND phường và các cơ quan công an cấp trên về chủ trương kế hoạch, biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn và tổ chức thực hiện sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phối hợp các cơ quan đoàn thể phổ biến pháp luật liên quan đến an ninh trật tự trên toàn xã hội, hướng dẫn quần chúng nhân dân phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông và quản lý hộ tịch hộ khẩu.
- Xây dựng nội bộ lực lượng công an phường trong sạch vững mạnh và thực hiện một số nhiệm vụ khác do cấp Ủy Đảng, UBND phường và công an cấp trên giao.
d. Chức trách nhiệm vụ của Công chức phường
Công chức phường là người làm công tác chuyên môn thuộc UBND phường; có trách nhiệm giúp UBND quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác được tuyển dụng và bổ nhiệm (Tài chính, Địa chính, Tư pháp, Văn phòng, Thống kê, Văn hóa- Xã hội) và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND giao như: trực và giải quyết các công việc ở bộ phận giao dịch “ Một cửa” theo lịch phân công, theo dõi địa bàn...
* Tài chính- Kế toán
- Giúp UBND phường xây dựng dự toán thu chi ngân sách để trình HĐND phường phê duyệt và tổ chức thực hiện dự toán thu chi ngân sách, quyế toán ngân sách, kiểm tra hoat động tài chính khác của địa phương.
- Thực hiện các dự án đầu xây dựng cơ bản, tài sản công tại phường theo quy định, đồng thời tham mưu cho UBND khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo quy định, tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên, thực hiện chi tiền theo lệnh chuẩn chi, thực hiện quy định về quản lý quỹ tiền mặt và Giao dịch đối với kho bạc nhà nước về xuất nhập quỹ và báo cáo tài chính, ngân sách đúng quy định.
* Tư pháp- Hộ tịch
- Giúp UBND phường soạn thảo, ban hành các văn bản theo quy định của pháp luật, pháp lệnh theo kế hoạch của UBND phường và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân.
xây dựng và kiểm tra quy ước, hương ước. Trợ giúp pháp lý cho người ngheo và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật quản lý tủ sách phục vụ nhân dân theo nghiên cứu pháp luật- phối hợp với trưởng thôn sơ kết, tổng kết công tác hòa giải, báo cáo của UBND phường với cơ quan Tư pháp cấp trên.
- Thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch, chứng thực theo thẩm quyền đối với các công việc được giao theo pháp luật quy định.
- Giúp UBND thực hiện một số công việc về quốc tịch, quản lý lịch Tư pháp, Thống kê- Tư pháp. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan quyết định việc giáo dục tại phường và công tác thi hành án theo nhiệm vụ được giao.
* Văn phòng- Thống kê- Tổ chức
- Giúp UBND xây dựng, theo dõi chương trinh công tác, lịch làm việc và tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế xã hội, tổ chức cho các bộ phận thu nhận và trả kết quả trong giao dịch công việc giữa UBND với các cơ quan, tổ chức và các công dân theo cơ chế “ Một cửa”.
- Giúp UBND dự thảo các văn bản, báo cáo trình cấp có thẩm quyền và thực hiện các công tác thi đua khen thưởng ở phường, đảm bảo cơ sở vật chất, quản lý con dấu, công văn. sổ sách, giấy tờ quản lý việc lập hồ sơ lưu trữ, báo cáo thống kê.
- Giúp HĐND tổ chức các kỳ họp và đảm bảo điều kiện vật chất phục vụ cho các kì họp của HĐND, thực hiện nhiệm vụ công tác bầu cử đại biểu HĐND và tiếp dân, tiếp khách nhận đơn thư khiếu nại của nhân dân chuyển đến HĐND- UBND hoặc lên cấp có thẩm quyền giải quyết.
Ngoài ra bộ phận này tham mưu giúp UBND làm công tác nội bộ văn phòng HĐND, UBND, quản lý hồ sơ lý lịch cán bộ công chức. Đồng thời thông báo kết luận làm việc của Chủ tịch UBND phường với các đơn vị.
* Địa chính- Xây dựng
- Lập hồ sơ Địa chính đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê toàn bộ đất của phường, tham gia xây dựng, quy hoạch, kế hoạch doanh nghiệp đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện chế độ báo cáo, thống kê đất đai theo mẫu và thơi gian quy định, bảo quản hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính, bản đồ chuyên ngành, các mốc địa giới theo kế hoạch sử dụng đất.
- Tuyên truyền giải thích, phổ biến về luật, chính sách pháp luật đất đai. Giải thích tranh chấp về đất đai, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân về đất để giúp UBND và cấp có thẩm quyền giải quyết.