Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Phúc Hà

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại xã phúc hà, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2014 2016 (Trang 38 - 41)

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Phúc Hà

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Phúc Hà

Trong vài năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, kinh tế xã Phúc Hà đã có những bước chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau tăng so với năm trước, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho các ngành kinh tế đều vượt chỉ tiêu. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt, số hộ giàu tăng nhanh, giảm tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới.

a, Nông nghiệp

Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh trên địa bàn xã nên quỹ đất dành cho nông nghiệp đang giảm dần, do đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng sẽ dần dần giảm theo.

* Trồng trọt:

Tổng diện tích cấy lúa trong năm là 92,88 ha, tăng 2,5 ha so với năm 2015. Trong đó diện tích lúa 2 vụ lúa là 70,20 ha. Cơ cấu chủ yếu các giống lúa ngắn ngày như TBR1, P6, BC15, bắc thơm, T10, nếp 87, nếp 97 các giống chất lượng cao chiếm 35%. Tổng sản lượng lương thực năm vừa qua đạt năng suất bình quân 4.810,70 tấn, năng suất bình quân đạt 43,00 tạ/ha.

* Chăn nuôi – thú y:

Phát triển mạnh về chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp.

Địa phương đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm nên trên địa bàn xã không có dịch bệnh xảy ra.

Tổ chức tiêm phòng LMLM cho đàn trâu bò 130 con, lợn 150 con; tụ huyết trùng trâu bò 130 con, dịch tả: 300 con, tụ dấu: 210 con; tiêm phòng cho đàn chó 911 liều; phun thuốc khử trùng tiêu độc: 24 lít

b, Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Ngành công nghiệp chủ yếu của xã là công nghiệp khai thác than và các nghề phụ kéo theo như sản xuất than tổ ong, nung vôi. Các ngành tiểu thủ công nghiệp khác không có thế mạnh và chưa phát triển. Trong những năm tới, với việc định hướng phát triển chung của thành phố Thái Nguyên, hệ thống giao thông và cơ sỏ hạ tầng được đầu tư và phát tiển tạo tiền đề để ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng tỷ trọng của ngành, phát triển của xã theo hướng đô thị hóa, hiện đại hóa, nâng cao vai trò của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế.

4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm a, Dân số

Theo kết quả điều tra cho thấy dân số xã Phúc Hà năm 2016 là 4.166 người trong đó:

- Nữ giới là 2.063 người chiếm49,5%;

- Nam giới là 2103 người chiếm 51.5%;

- Khẩu nông nghiệp là 3.470 người chiếm 85,5%;

- Khẩu phi nông nghiệp là 646 người chiếm 14,5%;

Tỷ lệ phát triển dân số là 0.9%. Toàn xã có 1.173 hộ, quy mô hộ của xã xấp xỉ 04 người/hộ.

b, Lao động và việc làm

Lực lượng lao động trên địa bàn xã tương đối lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dich vụ thương mại còn chưa cao.

Xã có một lực lượng lao động tương đối dồi dào, song đại bộ phận lao động trong xã là nông nghiệp, chất lượng lao động tương đối cao song số lao động được đào tạo qua trường lớp còn chiếm tỷ lệ thấp. Vấn đề giải quyết việc làm ổn định và thường xuyên cho một bộ phận lớn lao động vẫn còn khá bức xúc cần được giải quyết.

4.1.2.3. Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Phúc Hà

• Thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, sự phối hợp giúp đõ có hiệu quả của các phòng, ban, ngành, đoàn thể của Thành phố Thái Nguyên cà các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn xã…. Cùng với tinh thần yêu nước, ý chí lao động không biết mệt mỏi của nhân dân cho sự nghiệp phát triển của đất nước

- Năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng cao.

- Tình hình an ninh- chính trị, trật tự an toàn xã hội được duy trì và dảm bảo ổn định, không có biến cố lớn xảy ra.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, điện lưới quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư cải tạo. Nền kinh tế - xã hội có những

bước phát triển đáng kể, tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước, đời sống nhân dân được ấm no hạnh phúc.

• Những khó khăn và thách thức ảnh hưởng đến quá trình quản lý và sử dụng đất đai

Trong những năm gần đây thực trạng phát triển kinh tế xã hội, đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn, thách thức sau:

+ Tốc độ gia tăng dân số cùng tốc độ đô thị hoá nhanh đòi hỏi nhu cầu đất ở nói chung và đô thị nói riêng ngày càng tăng.

+ Thiếu vốn đầu tư, phát triển sản xuất.

+ Tình trạng thất nghiệp ngày một nhiều.

+ Cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng của thời kỳ đổi mới.

+ Thực hiện chương trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá dẫn đến nhu cầu sử dụng đất nhiều ngành tăng và đang gây áp lực lớn về đất đai đặc biệt là đối với đất nông nghiệp.

Trước những yêu cầu đó đòi hỏi Đảng và nhà nước cần có những chính sách phù hợp để đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại xã phúc hà, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2014 2016 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)