CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY D ỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG NINH,
2.2.1. Tình hình qu ản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
2.2.1.1. Công tác lập dự toán
Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị thuộc huyện quản lý, dự toán chi của ngân sách các xã. Lập dự toán các khoản kinh phí uỷ quyền trình UBND huyện để báo cáo thường trực HĐND cấp huyện gửi Sở Tài chính. Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ chi của UBND tỉnh, phòng Tài chính – KH huyện thực hiện tham mưu cho UBND huyện trình, HĐND quyết định dự toán chi ngân sách. Căn cứ Nghị quyết của HĐND, UBND Huyện Quảng Ninh quyết định giao nhiệm vụ chi cho từng cơ quan trực thuộc.
Bảng 2.2: Dự toán chi Ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016
Đơn vị tính:Triệu đồng
Nội dung
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dự toán
% so với tổng
chi
Dự toán
% so với tổng
chi
Dự toán
% so tổng
chi Tổng chi
(trừ chi chuyển giao ngân sách)
546,748 97,65 574,781 97,88 589,355 98,58
I Chi đầu tưXDCB 94,394 16,45 103,536 16,71 109,271 17,15 II Chi thường xuyên 452,354 81,20 471,245 91,18 486,815 81,43
(Nguồn: Báo cáo dự toán NSNN huyện, năm 2014; 2015; 2016) Qua kết quả dự toán giao hàng năm giai đoạn 2014-2016 cho thấy biến động giao dự toán hàng năm không nhiều trong đó cơ cấu cho chi đầu tư chiếm tỷ lệ đáng
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
kể so với tổng chi, thấp nhất là năm 2014 chi đầu tư XDCB chiếm 16,45 % so với tổng chi và cao nhất năm 2016 chiếm 17,15 % so với tổng chi; còn chi thường xuyên chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi ngân sách thị xã, trên81%; trong đó năm 2015 cao nhất chi thường xuyên chiếm 91,18% so với tổng chi và thấp nhất vào năm 2014 chiếm 81,20%. Qua số liệu này có thể thấy, qua kênh ngân sách phần chi chủ yếu là chi thường xuyên, còn lại chi đầu tư qua kênh ngân sách tương đối thấp. Đây là điều tương đối phù hợp vì chi đầu tư phát triển đối với nguồn vốn lớn được thực hiện qua kênh đầu tư.
Bảng 2.3: Tình hình chi Ngân sách cho đầu tư XDCB trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2016
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016
So sánh 2015/2014
So sánh 2016/2015 +/- % +/- % Tổng chi ngân sách
cho ĐTXDCB 89,924 96,022 102,540 6,098 106.78 6,518 106.79 Nông, lâm và thủy sản 14,542 15,530 16,430 988 106.79 900 105.80 Giao thông vận tải 15,820 16,640 18,140 820 105.18 1,500 109.01 Thông tin truyền thông 2,324 2,660 2,820 336 114.46 160 106.02 Cấp nước và xử lý nước
thải, rác thải 2,563 2,600 3,000 37 101.44 400 115.38 Tài nguyên và
Môi trường 2,564 3,460 3,550 896 134.95 90 102.60 Giáo dục và đào tạo 25,321 26,500 27,282 1,179 104.66 782 102.95
Y tế 6,534 6,750 7,246 216 103.31 496 107.35
Văn hóa – thể thao 5,642 5,000 6,528 (642) 88.62 1,528 130.56 Quản lý nhà nước 11,750 13,650 14,200 1,900 116.17 550 104.03 Quy hoạch 2,864 3,232 3,344 368 112.85 112 103.47 (Nguồn: KBNN huyện Quảng Ninh.)
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong chi đầu tư, ngay từ khi lập dự toán, chính quyền huyện Quảng Ninh quan tâm nhất đến việc đầu tư cho lĩnh vực Giáo dục và đào tạo tiếp đến là giao thông vận tải, nông, lâm, thủy sản, quản lý nhà nước, y tế, văn hóa thể thao và các lĩnh vực khác,...cũng được chính quyền quan tâm đúng mức. Năm 2015 chi lĩnh vực giáo dục đào tạo tăng so với năm 2014 là 1.179 triệu đồng (tăng 4,66% so với năm 2014); năm 2016 tăng so với năm 2015 là 782 triệu đồng (tăng 2,95% so với năm 2015); chi lĩnh vực giao thông vận tải năm 2015 tăng so với năm 2014 là 820 triệu đồng (tăng 5,18% so với năm 2014); năm 2016 tăng so với năm 2015 là 1.500 triệu đồng (tăng 9,01% so với năm 2015); chi lĩnh vực văn hóa thể thao năm 2015 thấp hơn so với năm 2014 là 642 triệu đồng (bằng 88,62%
so với năm 2014); nhưng đến năm năm 2016 tăng so với năm 2015 là 1.528 triệu đồng (tăng 30,56% so với năm 2015);… Nhìn chung, đến năm 2016, cùng với chủ trương của chính phủ về xây dựng nông thôn mới chính quyền đã bố trí vốn đều cho các lĩnh vực nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện như: hệ thống trường học, trạm y tế, đường giao thông nông thôn để cố gắng đến năm 2020 đạt chuẩn nông thôn mới theo 19 chiêu chí của chính phủ.
2.2.1.2. Công tác quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Chi ngân sách trên địa bàn huyện thực hiện theo kế hoạch vốn (dự toán) được duyệt đầu năm, ngoài ra còn tăng chi trên cơ sở tăng chi để cân đối. Nhờ vậy, đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng.
Hàng năm, theo quy định của Luật NSNN, trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh được thực hiện như sau: Mẫu biểu báo cáo quyết toán năm của ngân sách nhà nước và ngân sách các cấp thực hiện theo đúng mẫu biểu của chế độ kế toán nhà nước; các xã, các đơn vị sử dụng NSNN lập quyết toán chi ngân sách trình HĐND đồng cấpphê duyệt. Sau khi được HĐND phê chuẩn;
nếu có phát sinh bổ sung quyết toán thì gửi cơ quan tài chính tổng báo cáo (UBND xã, thị trấn báo cáo số bổ sung, quyết toán ngân sách gửi phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tổng hợp báo cáo.)
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Cơ quan tài chính thẩm định quyết toán chi ngân sách hàng năm của cấp mình ( riêng Phòng Tài chính – Kế hoạch huyệnlập quyết toán chi ngân sách của huyện; đồng thời tổng hợp, lập báo cáo quyết toán chi NSNNxã, thị trấn trên địa bàn (bao gồm quyết toán ngân sách cấp huyện, cấp xã) báo cáo UBND huyện, trình HĐND đồng cấp phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính theo quy định.
Trong quá trình quyết toán với các đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính thực hiện tổng hợp quyết toán. Khi phát hiện những sai sót từ số liệu tổng hợp chi tiết các đơn vị, cơ quan tài chính có công văn gửi Kho bạc và đề nghị các đơn vị có sai sót điều chỉnh, đồng thời lập phiếu đề nghị điều chỉnh gửi Kho bạc điều chỉnh phù hợp trên nguyên tắc được cấp có thẩm quyền quyết định. Sau khi tổng hợp thanh quyết toán trên địa bàn huyện, ký biên bản báo cáo quyết toán gửi Sở Tài chính để Sở thẩm định và phê duyệt quyết toán ngân sách năm.
Bảng 2.4. Quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016 (trừ chi chuyển giao ngân sách)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Tổng chi
Chi đầu tư phát triển Dự
toán
Quyết toán
QTso với dự toán % (chi đầu tư QT/tổng
chi)
+/- %
Năm 2014 533.881 94.394 89.924 -4.470 95,26 16,45 Năm 2015 562.608 103.536 96.022 -7.514 92,74 16,71 Năm 2016 589.355 109.271 102.540 -6.731 93,84 17,15
(Nguồn: KBNN huyện Quảng Ninh)
Qua bảng số liệu ta thấy, so với tổng chi ngân sách trên địa bàn huyện Chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng chi ngân sách. năm 2014 chiếm trên 16% so với tổng chi; đến năm 2016 chiếm trên 17%. chi đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu để chi cho các công trìnhtrường học, đường giao thông, thủy lợi,..
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Nguồn kinh phí để thực hiện chi đầu tư được lấy chủ yếu từ nguồn thu tiền sử dụng đất và nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên. Ngoài ra, còn được huy động từ các nguồn cân đối ngân sách địa phương, nguồn từ các xã thừa cân đối, nguồn từ vốn sự nghiệp, tăng thu ngân sách, nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, chương trình xây dựng nông thôn mới .
2.2.1.3. Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu
Trong giai đoạn 2014-2016, kết quả công tác đấu thầu như sau:
Bảng 2.5: Kết quả đấu thầu các Dự án có vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nướctrên địa bàn huyện Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016
Năm Tổng
gói thầu
Hình thức Đấu thầu
rộng rãi và chào hàng cạnh tranh
Tỷ lệ % đấu thầu /tổng gói
thầu
Chỉ định thầu
Tỷ lệ % Chỉ định thầu/tổng
gói thầu
2014 186 22 12 164 88
2015 198 35 18 163 82
2016 235 56 24 179 76
Tổng 619 113 18 206 82
(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện) Qua số liệu trên ta thấy hình thức chỉ định thầu vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong công tác đấu thầu và chỉ định thầu tại huyện Quảng Ninh, năm 2014, chiếm 88 %, năm 2015 chiếm 82%, năm 2016 chiếm 76 %. Từ thực tế, có thể thấy, số dự án có giá trị trên 1 tỷ đồng còn ít, chủ yếu là công trình, dự án nhỏ, có giá trị dưới 1 tỷ đồng. Từ thực trạng đó, nên công tác đấu thầu đầu tư xây dựng huyện Quảng Ninh trong thời gian qua vẫn tồn tại những hạn chế:
- Công tác phê duyệt kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu còn lúng túng, chất lượng chưa cao, còn nhiều hồ sơ có nội dung mời thầu không thống nhất; Đánh giá hồ sơ dự thầu không tuân thủ theo hồ sơ mời thầu được duyệt, làm cho việc
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
đánh giá, thẩm định hồ sơ kéo dài, hoặc phải huỷ kết quả đấu thầu; Một số thành viên của Tổ chuyên gia xét thầu được không có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu, nhưng lại tham gia xét thầu, không đáp ứng được trình độ chuyên môn theo yêu cầu.
- Nhà thầu thi công nhiều công trình cùng một thời điểm nên nguồn vốn của nhà thầu không đáp ứng nhu cầu, làm kéo dài thời gian thi công công trình; nhà thầu không đủ năng lực, sau khi trúng thầu, thiếu máy móc thiết bị phục vụ thi công, không bố trí cán bộ chỉ huy và giám sát công trình đúng như hồ sơ dự thầu; Một số nhà thầu xây dựng không đủ năng lực thi công, thiết bị phục vụ công trình còn thiếu, năng lực tổ chức thực hiện của chủ đầu tư yếu.