CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY MAY HÒA THỌ - ĐÔNG HÀ
2.2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty May Hòa Thọ - Đông Hà
2.2.3. Xác định đối tượng đào tạo nguồn nhân lực
Sau khi xác định được nhu cầu đào tạo, chỉ tiêu đào tạo được phân bổ cho các đơn vị, quy định rõ cho từng cấp đào tạo, Ban Giám đốc và trưởng các bộ phận trong công ty sẽ tiến hành lựa chọn đối tượng đào tạo. Ban giám đốc sẽ xem xét kỹ yêu cầu của việc bố trí, sắp xếp lao động để đảm bảo nhiệm vụ và không ảnh hưởng đến quá trình SXKD của công ty, đồng thời phải chọn đúng đối tượng cần tiến hành đào tạo.
47
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Việc lựa chọn đối tượng đào tạo, công ty căn cứ vào hồ sơ NLĐ và trình độ chuyên môn nghiệp vụ hiện tại của họ để xác định xem ai còn thiếu bằng cấp, chứng chỉ, chuyên môn thì xét vào diện đào tạo. Đồng thời phải căn cứ phù hợp với mục tiêu, nội dung của khoá đào tạo; trình độ và khả năng học tập của NLĐ; Nhu cầu, động cơ đào tạo của NLĐ; Tác dụng của đào tạo với NLĐ…
Điều kiện để được tham gia các hình thức đào tạo của Công ty
- Đối với hình thức đào tạo dài hạn: NLĐ phải đáp ứng các tiêu chuẩn là thời gian công tác từ 3 năm trở lên (trường hợp khác phải có sự thống nhất giữa Ban Giám đốc và Công đoàn). Là lao động thực hiện tốt công việc, tuổi đời không quá 40. Sức khỏe tốt và cam kết làm việc lâu dài tại công ty.
- Đối với hình thức đào tạo ngắn hạn: Cán bộ công nhân viên chưa đáp ứng tốt công việc hiện tại, những đối tượng mà công việc của họ mới đưa công nghệ hiện đại vào sử dụng, khi thực hiện các mã mới hoặc những công nhân mới được tuyển dụng vào công ty.
Các đối tượng cần được đào tạo tại công ty:
- Những công nhân cũ: hằng năm công ty tổ chức thi nâng bậc, kiểm tra tay nghề.
- Những công nhân mới tuyển chưa có tay nghề: công ty tiến hành đào tạo hội nhập, đào tạo lý thuyết, đào tạo thực hành sau đó phân vào các xưởng sản xuất để công nhân có tay nghề kèm cặp
- Những công nhân mới tuyển đã có tay nghề: công ty tiến hành kiểm tra tay nghề sau đó dựa vào tay nghề của người lao động sẽ phân vào các tổ, dây chuyền sản xuất.
- Những lao động kỹ thuật: những đối tượng này đã được đào tạo lý thuyết và được thực hành tại trường. Tuy nhiên do đặc thù từng ngành nghề nên công ty cũng tiến hành đào tạo lại sau đó mới phân vào từng dây chuyền, tổ, xí nghiệp.
- Cán bộ quản lý: hằng năm công ty cử đi tham gia các buổi tập huấn, hội thảo trong ngành hoặc tại tổng công ty.
48
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Bảng 2.6: Thực tế số lượt người được đào tạo của công ty qua các năm (ĐVT: Người) Bộ phận
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Nhu cầu Thực tế
Tỷ lệ (%)
Nhu cầu Thực tế
Tỷ lệ (%)
Nhu cầu Thực tế
Tỷ lệ (%)
Nhu cầu Thực tế
Tỷ lệ
(%) Bộ phận
quản lý 14 12 85,71 12 12 100,00 15 12 80,00 10 9 90,00 Nhân viên
văn phòng 5 5 100,00 3 2 66,67 3 2 66,67 6 4 66,67 Công nhân
tại các xưởng 211 200 94,79 510 490 96,08 364 320 87,91 182 179 98,35 Tổng 230 217 94,35 525 504 96,00 382 334 87,43 198 192 96,97
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động công ty May Hòa Thọ- Đông Hà) Nhìn vào bảng 2.6 ta nhận thấy nhu cầu đào tạo của công ty luôn luôn cao hơn số lượng được cử đi đào tạo thực tế. Nguyên nhân do hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển nên việc điều động người đi học cũng tương đối khó khăn, một số người phải ở lại làm việc để đảm bảo hoạt động SXKD diễn ra bình thường.
Cũng qua bảng trên ta thấy, công ty luôn chú trọng đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề cho công nhân tại các phân xưởng (đáp ứng nhu cầu khoảng 90%).
Nguyên nhân chủ yếu là do công ty chuyên về sản xuất do đó số công nhân chiếm đa số, nhu cầu đào tạo bộ phận này cũng lớn. Mặt khác, công nhân sản xuất cần được quan tâm đào tạo bởi họ là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, tay nghề là rất quan trọng, việc đào tạo sẽ tạo ra hiệu quả sản xuất cao hơn.
Nói chung, việc lựa chọn đối tượng đào tạo của Công ty được xác định tiêu chuẩn cụ thể cho từng đối tượng đào tạo. Việc xác định tiêu chuẩn đào tạo giúp cho Công ty có thể lựa chọn đối tượng đào tạo đúng đắn. Tuy nhiên việc lựa chọn đối tượng đào tạo của công ty còn mang tính chung chung và theo một nhóm đối tượng
49
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
nhất định. Việc xác định đối tượng đào tạo của công ty còn thiếu sự phân loại về đặc tính, tính chất của NLĐ. Nhiều khóa học được tổ chức có sự tham gia của cả những NLĐ mới được tuyển dụng vào công ty, NLĐ đã làm việc lâu năm và những NLĐ đã từng được đào tạo một lần khóa học này. Một lớp học tồn tại tinh thần học tập khác nhau, trình độ chênh lệch nhau và mục tiêu học tập khác nhau sẽ không tránh khỏi sự lệch pha trong học tập. Những tồn tại này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chương trình đào tạo mà công ty tổ chức. Vì vậy công ty cần có chính sách rà soát đối tượng và tạo điều kiện để người lao động có thể có cơ hội tham gia huấn luyện trong quá trình công tác tại công ty để họ phấn đấu hơn trong công tác của mình.