GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH

Một phần của tài liệu Giáo án chuan tin 10 ki 1 đã sửa mới (1) (Trang 48 - 54)

GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH

BÀI 6: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH

1. Kiến thức:

Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải bài toán trên máy tính.

2. Kỹ năng:

Biết xác định bài toán, lựa chọn thuật toán hoặc thiết kế thuật toán để giải một số bài toán đơn giản.

3. Thái độ:

- HS thấy rõ hơn muốn sử dụng máy tính, hiểu biết về phần mềm ở mức độ có thể khởi động máy tính và biết cách giải bài toán trên máy tính.

4. Phát tiển năng lực: Tự học, tư duy, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, giải quyết tình huống có vấn đề, làm việc theo nhóm.

II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên:

SGK, SGV, giáo án. Đồ dùng dạy học: một máy tính (nếu có) 2. Chuẩn bị của học sinh:

Học bài cũ, đọc trước bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Thuyết trình kết hợp với vấn đáp và sử dụng học liệu trực quan IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

1. Ổn định lớp: (2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút

Em hiểu ngôn ngữ lập trình là gì?

Chương trình dịch dùng để làm gì?

3.Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV:

Đặt vấn đề: Học sử dụng máy tính thực chất là học cách giao cho máy tính việc mà ta muốn nó làm. Khả năng khai thác của máy tính phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của người dùng. Việc giải bài toán trên máy tính phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của người dùng. Vậy việc giải bài toán thường được tiến hành qua những bước nào?

HS: Suy nghĩ trả lời GV: Kết luận.

Giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Xác định bài toán.

Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán.

Bước 3: Viết chương trình.

Bước 4: Hiệu chỉnh.

Bước 5: Viết tài liệu.

Hoạt động 1: Tìm hiểu bước xác định bài toán (5 phút) GV: Các em đã biết cách xác định

bài toán, vậy hãy nhắc lại khi xác định bài toán cần phải xác định những thành phần nào?

HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Kết luận và đưa ra ví dụ

Ví dụ: trong một bài toán Tin học khi đề cập đến một số nguyên dương N, là tuổi của một người, có thể chỉ rõ phạm vi giá trị của N từ 0 đến 150, để lựa chọn cách thể hiện N bằng kiểu dữ liệu thích hợp.

1. Xác định bài toán:

Xác định bài toán là xác định rõ hai thành phần Input và Output và mối quan hệ giữa chúng. Các thông tin đó cần được nghiên cứu cẩn thận để có thể lựa chọn thuật toán, cách thể hiện các đại lượng đã cho, các đại lượng phát sinh trong quá trình giải bài toán và ngôn ngữ lập trình thích hợp.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bước lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán ( 13 phút) GV: Chúng ta cùng xét ví dụ

Tôi nhờ 2 người cùng đi ra chợ mua 1 quyển vở và 1 chiếc bút.

- Người thứ nhất đi mua bút mang về rồi lại đi mua quyển vở.

- Người thứ hai đi mua bút, vở về

2. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán.

a) Lựa chọn thuật toán:

* Mỗi thuật toán chỉ giải một bài toán nào đó, nhưng có thể có nhiều thuật toán khác nhau cùng giải một bài toán. Cần thiết kế hoặc chọn một thuật toán phù hợp đã có

cùng một lần.

Nếu tôi nói đó là một bài toán thì tôi đã có 2 thuật toán để giải bài toán này. Vậy em hãy cho biết thuật toán nào tốt hơn?

HS: thuật toán 2.

GV: Qua ví dụ trên ta thấy bước lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán là bước quan trọng nhất để giải một bài toán.

GV: Trong các loại tài nguyên, người ta quan tâm nhiều nhất đến thời gian vì đó là dạng tài nguyên không tái tạo được.

GV: Em hãy nhắc lại một thuật toán có thể xây dựng bằng những cách nào?

HS: Trả lời câu hỏi.

Bằng cách liệt kê.

Bằng sơ đồ khối.

GV: Diễn tả thuật toán nói đơn giản chính là cách chúng ta xây dựng thuật toán.

GV: Đưa ra ví dụ để học sinh thực hiện

GV: Hướng dẫn, giải thích.

để giải bài toán cho trước.

* Khi thiết kế hoặc lựa chọn thuật toán người ta thường quan tâm đến các tài nguyên như thời gian thực hiện, số lượng ô nhớ,...

* Một tiêu chí khác được rất nhiều người quan tâm là cần thiết kế hoặc lựa chọn thuật toán sao cho việc viết chương trình cho thuật toán đó ít phức tạp.

b) Diễn tả thuật toán:

Ví dụ:

Xác định bài toán - Input: Nhập M, N;

- Output: ƯCLN(M, N).

ý tưởng: Sử dụng những điều đã biết sau:

- Nếu M = N thì giá trị chung đó là ƯCLN của M và N;

- Nếu M < N thì ƯCLN(M, N) = ƯCLN(N  M, M);

- Nếu M > N thì ƯCLN(M, N) = ƯCLN(N, M N).

Thuật toán

Thuật toán diễn tả bằng cách liệt kê Bước 1: Nhập M, N;

Bước 2: Nếu M = N thì lấy giá trị chung này làm ƯCLN rồi chuyển đến bước 5;

Bước 3: Nếu M > N thì M = M - N rồi quay lại bước 2;

Bước 4:N = N - M rồi quay lại bước 2;

Bước 5: Đưa ra kết quả ƯCLN; Kết thúc.

Hoạt động 3: Tìm hiểu bước viết chương trình (7 phút) GV: Viết chương trình là làm công

việc gì?

HS: Suy nghĩ trả lời

GV: Viết chương trình trong ngôn ngữ lập trình nào thì cần phải tuân

3.Viết chương trình:

- Việc viết chương trình là tổng hợp giữa việc lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán.

theo đúng quy định ngữ pháp của ngôn ngữ đó. Chương trình dịch chỉ có thể phát hiện và thông báo lỗi về mặt ngữ pháp

- Khi viết chương trình nên chọn một ngôn ngữ lập trình hoặc một phần mềm chuyên dụng thích hợp với thuật toán.

Hoạt động 4: Tìm hiểu bước hiệu chỉnh (7 phút) GV: Khi nào cần hiệu chỉnh

chương trình?

HS: Suy nghĩ trả lời GV: Tổng hợp

4. Hiệu chỉnh:

Sau khi chương trình viết song có thể có nhiều lỗi, vì vậy cần phải thử chương trình bằng cách thực hiện với một số input tiêu biểu phụ thuộc vào đặc thù của bài toán. Nếu có sai sót, ta phải sửa chữa chương trình rồi thử lại

Hoạt động 5: Tìm hiểu bước viết tài liệu (8 phút) GV: Khi nào thì viết tài liệu và

trong tài liệu cần mô tả những gì?

HS: Suy nghĩ trả lời GV: Nhận xét

GV: Tài liệu rất có ích cho người sử dụng chương trình và cho việc đề xuất những khả năng hoàn thiện thêm

5. Viết tài liệu:

Tài liệu phải mô tả bài toán, thuật toán, thiết kế chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng

4. Củng cố:

- Nhắc lại các bước để giải bài toán trên máy tính.

- Lưu ý: Các bước có thể lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi ta cho rằng chương trình đã làm việc đúng đắn và hiệu quả.

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:

- Trả lời các câu hỏi cuối bài học.

- Đọc trước bài 7 và bài 8 tiết sau học.

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

***************

Ngày soạn: 23/10/2017 Tiết 19:

§ 7. PHẦN MỀM MÁY TÍNH

§ 8. NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC I . MỤC TIÊU-YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm phần mềm máy tính.

- Biết ứng dụng chủ yếu của MTĐT trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

- Biết rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc và giải trí

2. Kỹ năng:

- Phân biệt được chức năng của phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.

3. Thái độ:

- HS thấy tầm quan trọng của môn học và sự cần thiết phải có những kiến thức cơ bản, phổ thông về Tin học.

4. Phát tiển năng lực: Tự học, tư duy, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, giải quyết tình huống có vấn đề, làm việc theo nhóm.

II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên:

SGK, SGV, giáo án, một máy tính (nếu có) 2. Chuẩn bị của học sinh:

Học bài cũ, đọc trước bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Thuyết trình kết hợp với vấn đáp và sử dụng học liệu trực quan IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

1. Ổn định lớp: (2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút

Hãy nêu các bước giải bài toán trên máy tính? Nêu tiêu chuẩn lựa chọn thuật toán?

3.Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về phần mềm máy tính (10 phút)

1. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Thuyết trình kết hợp với vấn đáp và sử dụng học liệu trực quan - Phương tiện: Máy chiếu, phấn, bảng

2. Hình thức tổ chức hoạt động GV: Tiết trước ta đã biết để giải một bài toán trên máy tính cần phải thực hiện các bước như thế nào, sau khi thực hiện xong các bước đó ta thu được một sản phẩm chính đó là Phần mềm máy tính.

GV: Vậy ta có những loại phần mềm máy tính nào?

I. Phần mềm máy tính:

Sản phẩm thu được của việc giải một bài toán trên máy tính là một phần mềm máy tính.

GV: Một máy tính cá nhân dù đơn giản thì cũng gồm đủ các bộ phận tối thiểu: có bộ xử lí trung tâm, có màn hình, bàn phím và đặc biệt phải có một bộ chương trình để giúp ta giao tiếp được với phần cứng. Chương trình đó do nhà cung cấp máy cài đặt sẵn gọi là hệ điều hành và đó chính là phần mềm hệ thống.

GV: Vậy phần mềm hệ thống là gì?

HS: Trả lời câu hỏi.

1. Phần mềm hệ thống.

Phần mềm hệ thống là các chương trình cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình khác trong quá trình hoạt động của máy và tạo môi trường làm việc cho các phần mềm khác.

Ví dụ: hệ điều hành có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động của máy tính trong suốt quá trình làm việc. Đó là phần mềm hệ thống quan trọng nhất.

GV: Chúng ta đã gặp rất nhiều phần mềm máy tính như: soạn thảo văn bản, xử lí ảnh, trò chơi, quản lí học sinh, lập thời khoá biểu, quản lí chi tiêu cá nhân,... Những phần mềm như thế được gọi là các phần mềm ứng dụng. Vậy phần mềm ứng dụng là gì?

HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Kết luận.

GV: Phần mềm ứng dụng được chia làm 3 loại phần mềm chính đó là:

phần mềm đặt hàng; phần mềm công cụ; phần mềm tiện ích. Em hiểu thế nào về 3 loại phần mềm trên?

HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Kết luận.

2. Phần mềm ứng dụng

Phần mềm ứng dụng là phần mềm máy tính được phát triển để giải quyết những việc thường gặp hàng ngày.

Phần mềm ứng dụng được chia thành các loại sau:

- Phần mềm đặt hàng. Ví dụ: phần mềm quản lí tiền điện thoại của bưu điện, phần mềm kế toán, ...

- Phần mềm công cụ: để hỗ trợ cho việc làm ra các sản phẩm phần mềm khác. Vụ các phần mềm hỗ trợ tổ chức dữ liệu, phát hiện lỗi lập trình và sửa lỗi (debugger),...

- Phần mềm tiện ích: giúp ta làm việc với máy tính thuận lợi hơn, ví dụ các phần mềm sao chép dữ liệu, sửa chữa đĩa hỏng, tìm và diệt virus,...

- Phần mềm được thiết kế dựa trên những yêu cầu chung của rất nhiều người chứ không phải của một người hay một tổ chức cụ thể nào. Ví dụ Microsoft Word, WordPerfec, Internet Explorer, Netscape Navigator, AutoCad, Jet Audio ...

Hoạt động 2: Tìm hiểu những ứng dụng của tin học (25 phút) GV: Mục tiêu của Tin học là khai thác

thông tin có hiệu quả nhất phục vụ cho mọi mặt hoạt động của con người. Do đó ở bất kì lĩnh vực hoạt động nào cần xử lí thông tin thì ở đó Tin học đều có thể phát huy tác dụng.

II. những ứng dụng của tin học.

1. Giải các bài toán khoa học kỹ thuật.

2. Hỗ trợ việc quản lý.

- Khi trình bày các ứng dụng, giới thiệu các ứng dụng theo các lĩnh vực, quan tâm nhiều hơn đến các ứng dụng trong giáo dục, giải trí.

- Với mỗi lĩnh vực có thể cho HS tự liên hệ và nêu các ví dụ cụ thể trong trường, ở địa phương để minh hoạ thêm, gây hứng thú.

- Không đi sâu về việc xác định phần mềm nào, ứng dụng ở lĩnh vực cụ thể nào.

GV: Gọi một số học sinh kể một số ứng dụng của tin học mà em biết?

HS: Trả lời câu hỏi

GV: Tổng hợp cho học sinh ghi

3. Tự động hoá và điều khiển.

4. Truyền thông.

5. Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng.

6. Trí tuệ nhân tạo.

7. Giáo dục.

8. Giải trí.

4. Củng cố:

Nhắc lại về phần mềm máy tính và một số ứng dụng của tin học 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:

- Xem lại tất cả các nội dung đã học.

- Trả lời các câu hỏi sau bài học.

- Chuẩn bị bài Tin học và xã hội.

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

****************************

Ngày soạn: 24/10/2017 Tiết 20:

Một phần của tài liệu Giáo án chuan tin 10 ki 1 đã sửa mới (1) (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w