CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nông dân trồng rau ăn sống tại thị xã Ninh Hòa
3.1.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, kỹ năng thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nông dân trồng rau tại thị xã Ninh Hòa
3.1.2.1. Thực trạng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người nông dân trồng rau
Kết quả đánh giá kiến thức về VSATTP trên rau ăn sống của nông dân được thể hiện qua bảng 3.3
Bảng 3.3 Kiến thức của nông dân về VSATTP trên rau ăn sống
Kiến thức
Điểm kiến thức Tỷ lệ đạt yêu cầu (≥50% điểm tối đa) Tối đa
Điểm trung bình
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%) Một số khái niệm rau
sạch, an toàn (từ câu hỏi K1 đến K4)
4 2,2 211 66,6
Sức khỏe và vệ sinh cá nhân
( từ câu hỏi K5 đến K7)
3 2,8 301 98
Mối nguy và nguồn phát sinh mối nguy vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng, nitrat (từ câu hỏi K8 đến K15)
8 6,5 296 96,4
Điều kiện đảm bảo ATTP rau ăn sống trong quá trình trồng rau ( từ câu hỏi K16 đến K25)
10 9,9 306 99,7
Tổng hợp điểm kiến
thức 25 21,4 307 100
Kết quả trình bày ở bảng 3.3 cho thấy có 100% nông dân trồng rau có kiến thức an toàn thực phẩm trên rau ăn sống đạt yêu cầu ( có trên 50% số điểm tối đa) với điểm trung bình kiến thức về ATTP rau ăn sống là 21,4 điểm trên 25 điểm tối đa. Trong đó tỷ lệ nông dân đạt yêu cầu kiến thức về điều kiện đảm bảo ATTP rau ăn sống trong quá trình trồng rau là cao nhất (99,7%), tiếp đến tỷ lệ nông dân đạt yêu cầu về kiến thức về sức khỏe và vệ sinh cá nhân (98%). Tuy nhiên, có tới 33,4% người nông dân không đạt yêu cầu kiến thức về một số khái niệm về rau sạch, an toàn.
Có kiến thức tốt về ATTP sẽ giúp đưa ra quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề theo hướng hợp lý và hiệu quả nhất. Đặc biệt trong vệc đảm bảo ATTP thì kiến thức đúng giúp nhận thức đúng về những yếu tố có thể gây mất ATTP từ đó có ý thức giữ gìn ATTP tốt hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức về VSATTP trên rau sống của nông dân khá cao. Hầu hết các kiến thức chung về sức khỏe vệ sinh cá nhân, điều kiện đảm bảo ATTP rau ăn sống trong quá trình trồng rau có tỷ lệ đạt cao trên 80%. Nhưng kiến thức về các mối nguy, rau sống chính là thực phẩm chứa nhiều mối nguy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng và kiến thức, thái độ, thực hành của người cung ứng rau sẽ là yếu tố quyết định đến chất lượng rau, mối nguy ký sinh trùng thường có trên rau ăn sống do nhiễm từ môi trường (đất, khu vực xung quanh…) tỷ lệ đạt lại rất thấp.
Vì vậy tăng cường tập huấn, tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến VSATTP trên rau ăn sống cho nông dân để có được nhận thức một cách toàn diện và đồng nhất là cần thiết.
3.1.2.2. Thực trạng thái độ về vệ sinh an toàn thực phẩm trên rau ăn sống của nông dân
Thái độ làm việc của nông dân đóng vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo ATTP. Thái độ tốt dẫn đến hành động được cải thiện.
Kết quả đánh giá thái độ về VSATTP trên rau ăn sống của nông dân được trình bày trong bảng 3.4
Bảng 3.4 Thái độ của nông dân đối với vệ sinh an toàn thực phẩm trên rau ăn sống
Thái độ
Điểm thái độ Tỷ lệ đạt yêu cầu (≥50% điểm tối đa)
Tối đa
Điểm trung bình
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%) Sức khỏe và vệ sinh cá nhân
( từ câu hỏi A1 đến A3) 6 2,9 246 80
Mối nguy và nguồn phát sinh mối nguy vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng trên rau ăn sống
(từ câu hỏi A4 đến A11)
16 8,4 238 77,5
Điều kiện đảm bảo ATTP rau ăn sống trong quá trình trồng rau ( từ câu hỏi A12 đến A21)
20 9,7 163 53,1
Tổng hợp điểm thái độ 42 21 165 53,7
Kết quả trình bày ở bảng 3.4 cho thấy điểm trung bình chung về thái độ ATTP trên rau ăn sống của nông dân được phỏng vấn là 21 điểm trên 42 điểm tối đa với 53,7% nông dân được phỏng vấn đạt yêu cầu (có trên 50% số điểm tối đa). Trong đó, cao nhất là tỷ lệ nông dân có thái độ với sức khỏe và vệ sinh cá nhân đạt yêu cầu (>80% nông dân) với điểm trung bình là 2,9 điểm trên 6 điểm tối đa; 77,5% nông dân có thái độ đạt yêu cầu đối với vấn đề mối nguy và nguồn phát sinh mối nguy; 53.1%
nông dân có thái độ đạt yêu cầu đối với điều kiện đảm bảo ATTP rau ăn sống trong quá trình trồng rau với điểm trung bình 9,7 điểm trên 20 điểm tối đa.
Người nông dân trồng rau cho rằng kiểm tra sức khỏe định kỳ là không cần thiết trong quá trình làm việc. Nông dân chưa ý thức được việc thả, nuôi chó mèo, gia súc, gia cầm gần khu vực có trồng rau ăn sống và chất lượng nguồn nước không đảm bảo vô tình là nguồn lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng cho rau. Hầu hết các hộ
nông dân chưa có thái độ tích cực trong việc xây dựng qui định vệ sinh nơi làm việc.
Để có và thay đổi nhận thức về một vấn đề nào đó cần phải có quá trình tiếp nhận thông tin, cung cấp kiến thức, đào tạo. Vì vậy việc tăng cường tập huấn giáo dục toàn diện cho nông dân về VSATTP trên rau ăn sống đối với các mối nguy vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng về lâu về dài là cần thiết.
3.1.2.3. Thực trạng thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm trên rau ăn sống của nông dân.
Kết quả đánh kỹ năng thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm trên rau ăn sống của nông dân được trình bày trong bảng 3.5
Bảng 3.5 Điểm thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên rau ăn sống của nông dân
Thực hành
Điểm thực hành
Tỷ lệ đạt yêu cầu (≥50% điểm tối đa)
Tối đa
Điểm trung bình
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%) Sức khỏe và vệ sinh cá nhân
( từ câu hỏi P1* đến P3*) 6 3,1 201 65,5 Mối nguy và nguồn phát
sinh mối nguy vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng và nitrat trên rau ăn sống
(từ câu hỏi P4 đến P11*)
16 9,9 224 72,9
Điều kiện đảm bảo ATTP rau ăn sống trong quá trình trồng rau
( từ câu hỏi P12 đến P21)
20 8,5 94 30,6
Tổng hợp điểm thực hành 42 21,5 163 53,1
Kết quả trình bày ở bảng 3.5 cho thấy điểm trung bình thực hành về an toàn thực phẩm trên rau ăn sống là 21,5 điểm trên 42 điểm tối đa với tỷ lệ 53,1% nông dân được phỏng vấn đạt yêu cầu về thực hành an toàn thực phẩm trên rau ăn sống (có trên 50% số điểm tối đa). Kết quả cao nhất là thực hành kiểm soát mối nguy và nguồn gốc phát sinh mối nguy vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng và nitrat với 9,9 điểm/16 điểm tối đa và 72,9% nông dân đạt yêu cầu. Kết quả thấp nhất là thực hành điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm rau ăn sống trong quá trình trồng rau với 8,5 điểm/20 điểm tối đa và chỉ có 30,6% nông dân đạt yêu cầu.
Kỹ năng được hình thành do quá trình lặp đi lặp lại một hay một nhóm hành động nào đó dựa trên cơ sở hiểu biết (kiến thức và kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Vì vậy kỹ năng thực hành vệ sinh của nông dân rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến các vấn đề ATTP.
3.1.2.4. Mối tương quan giữa điểm số kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nông dân trồng rau ăn sống tại thị xã Ninh Hòa
Mối tương quan giữa điểm số kiến thức, thái độ và thực hành VSATTP trên rau ăn sống của nông dân tại Ninh Hòa được trình bày ở hình 3.3 và 3.4
10 15 20 25 30 35
12 14 16 18 20 22 24 26
Điểm thái độ (A)
Điểm kiến thức (K) R=0,316
p=0,001
Hình 3.3. Mối quan hệ giữa điểm số kiến thức với điểm số thái độ về VSATTP
Hình 3.4. Mối quan hệ giữa điểm số kiến thức với điểm số thực hành về VSATTP
Kết quả trình bày ở hình 3.3 và 3.4 cho thấy có mối liên quan thuận giữa điểm số kiến thức, thái độ và thực hành. Những người có điểm kiến thức cao sẽ có điểm thái độ và thực hành cao (p<0,01). Mối quan hệ giữa điểm số kiến thức với điểm số thực hành VSATTP chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa điểm số kiến thức với với điểm số thái độ có hệ số tương quan lần lượt là 0,375 và 0,316. Cho nên tăng cường giáo dục, cải thiện toàn diện kiến thức cho nông dân là điều kiện thay đổi hành vi.
Từ kết quả nghiên cứu, điều tra kiến thức, thái độ và thực hành của người nông dân cho thấy các đối tượng tham gia nghiên cứu được tiếp cận các thông tin về ATTP nhưng chung chung, mức độ hiểu chưa đầy đủ thông tin tiếp mà họ được tiếp nhận chưa phù hợp.