2.1. Tổng quan nguyên liệu bưởi
2.1.5. Thành phần hóa học
Trong quả bưởi tươi, cùi tươi chiếm 10-40%, hạt tươi chiếm 3-6%, vỏ ngoài 10%
(có quả hạt lép hết chỉ còn vài hạt mẩy).
Vỏ: chứa tinh dầu, pectin naringin, các men peroxydase, amylase, đường ramnose, vitamin A, C, Hesperidin.
Lá: chứa tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là dipenten, linalola và xitrala.
Hoa: chứa tinh dầu.
Hạt: trong hạt bưởi có rất nhiều pectin, dầu béo. Pectin hạt bưởi rất tốt, có thể thay thế pectin hoá học trong chế biến thực phẩm, trong sản xuất thuốc chữa bệnh.
Bảng 2.1: Bảng thành phần hóa học trong 100g bưởi ăn được
Thành phần Đơn vị Trong 100g ăn được
Thành phần Đơn vị Trong 100g ăn được Năng lượng
Năng lượng Nước
Protein tổng số Protein thực vật Glucid tổng số Xenluloza Tro
Natrium (Na) Kalium (K) Calcium (Ca) Phospho (P)
Kcal KJ
g g g g g g mg mg mg mg
0.2 0.2 89.7
159 38 7.3 0.7 0.4 1 235 23.0 18.0
Fluor (F) Cobalt (Co) Kẽm (Zn) Sắt (Fe) Beta Caroten Vitamin B1 Vitamin B2 Vitamin B6 Vitamin PP Vitamin C Axit hữu cơ
mg mg mcg mcg mcg mg mg mg mg mg g
0.5 0.32
1.1 30 30 0.04 0.02 0.04 0.3
95 1.7
Bảng 2.2: Sự thay đổi glucid, vitamin theo giống bưởi và nơi trồng [13]
Giống bưởi
Độ khô
%
Đường
%
Pectin
%
Vitamin C mg%
Caroten mg%
Đoan Hùng 13 11.3 0.14 118 0.14
Phúc Trạch 11 6.6 0.12 92 0.10
Thanh Trà 14 11.7 0.27 77 0.13
Biên Hòa 11 6.2 0.45 105 0.12
Năm Roi 11 7.8 5.7 65 1.3
Bảng 2.3: Hàm lượng pectin ở các phần khác nhau của bưởi
Khối lượng (%) Hàm lượng pectin
(%)
Hiệu suất thu hồi (% pectin/% chất
khô)
Vỏ xanh 8-10 - -
Cùi trắng 15-30 3.1 19.6
Vỏ múi 8-12 5.8 25.2
Vỏ hạt 3-5 5.3 12.4
Bã tép 10-16 5.2 -
2.1.6. Một số lợi ích của bưởi [22]
Làm giảm Cholesterol: trong bưởi có pectin, chất sợi hòa tan có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, giảm chất béo thâm nhập vào cơ thể . Theo nghiên cứu trên những người có hàm lượng cholesterol trong máu cao, việc ăn thường xuyên 15g pectin trong bưởi trong thời gian 4 tháng giúp giảm cholesterol trong máu trung bình 8%, trong trường hợp cá biệt giảm đến 20%.
Chống cao huyết áp, giảm tai biến tim mạch: Hesperidin và naringin là hai chất flavonoid giúp bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu, ngừa xơ cứng động mạch, gián tiếp chống cao huyết áp và tai biến mạch máu não. Acid galacturonique có trong bưởi tác động đặc biệt lên cholesterol xấu, một trong những yếu tố tạo nên mảng xơ vữa thành mạch làm giảm sự đàn hồi của động mạch. Chính tác động này có tác dụng săn đuổi và loại bỏ sự tích tụ cholesterol đồng thời làm sạch các mạch máu.
Phòng chống ung thư: nhiều chất tìm thấy trong bưởi có tác dụng chống oxy hóa mạnh như lycopene, limonoid và các naringin. Chúng góp phần xoa dịu các triệu chứng cảm lạnh và các tai biến tim mạch cũng như ung thư. Các nghiên cứu khoa học cho thấy limonoid làm gia tăng hàm lượng của một số enzyme có khả năng làm giảm độc tính và hỗ trợ việc loại bỏ các tác nhân gây ung thư.
Lá bưởi: dùng để trị các chứng nhức đầu do phong, viêm khớp. Lá bưởi chín dùng để xoa bóp, nấu nước xông hoặc ngâm chữa chứng sưng khớp, bong gân, chấn thương.
Múi bưởi: có tác dụng chống viêm, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu và cải thiện độ bền vùng thành mạch.
Cùi bưởi: vị ngọt đắng, tính ấm, tác động vào tỳ, thận, bàng quan, công dụng hóa đàm, tiêu thực, hạ khí và làm khoan khoái lồng ngực. Cùi bưởi được dùng để chữa các bệnh sau: chứng ho hen ở người già, đau bụng do lạnh, thức ăn đình trệ, chậm tiêu, sán khí, phụ nữ mang thai nôn nhiều.
Hoa bưởi: có tác dụng hành khí, tiêu đờm, giảm đau, dùng để chữa các chứng đau dạ dày, đau tức ngực.
Tinh dầu: lấy từ vỏ bưởi có tác dụng giải rượu, làm tóc mọc nhanh.
Hạt bưởi: chứa 40-75% dầu béo có tác dụng trị sán khí. Vỏ hạt bưởi tươi có tác dụng cầm máu rất tốt. Chất nhầy từ hạt bưởi ngâm nước có tác dụng làm tan sỏi thận, lợi tiểu. Hạt bưởi khi bỏ vỏ ngoài, nướng chín đen, nghiền thành bột và hòa với dầu dừa dùng làm thuốc bôi chốc lở da đầu. (Tổng hợp từ Ma Santé naturelle.com)
2.1.7. Tình hình về sản lượng bưởi ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê năm 2006, diện tích trồng bưởi trong cả nước là 25.000 ha, trong đó diện tích bưởi đang cho trái là 15.000 ha, sản lượng 145.000 tấn/năm. Trong đó, so với cả nước thì diện tích bưởi của Vĩnh Long chiếm 26,3 % và sản lượng chiếm 41,4 %. So với vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì diện tích bưởi Vĩnh Long chiếm tỷ lệ rất cao là 65,75% và sản lượng chiếm 63,2%.
Hiện nay diện tích trồng bưởi Năm Roi trong cả nước có khoảng 9,2 ngàn ha, phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long (diện tích 4,5 ngàn ha cho sản lượng 31,3 ngàn tấn, chiếm 48,6% về diện tích và 54,3% về sản lượng bưởi Năm Roi của cả nước), trong đó tập trung ở huyện Bình Minh (3,4 ngàn ha) và tỉnh Hậu Giang (1,3 ngàn ha).