ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ THỰC VẬT

Một phần của tài liệu giáo trình cây ăn trái (Trang 39 - 44)

CHặÅNG 2. CÁY CAM QUYẽT (Citrus spp.)

B. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ THỰC VẬT

1. RỄ.

Các giống cam quýt khi trồng bằng hột thường có một rễ cái và nhiều rễ nhánh. Từ rễ nhánh mọc ra các rễ lông yếu ớt. Sự phát triển của rễ thường xen kẽ với sự phát triển của thân cành trên mặt đất.

Các nghiên cứu cho thấy, trong năm hoạt động của rễ có các thời kỳ nhất định nhổ:

- Trước lúc mọc cành mùa xuân.

- Sau khi rụng trái đợt đầu đến trước lúc mọc cành mùa hè.

- Sau khi cành mùa thu đã phát triển đầy đủ.

Thường thì khi rễ hoạt động mạnh, rễ lông phát triển, thân cành sẽ hoạt động chậm và ngược lại. Sự hoạt động của bộ rễ thường kéo dài cả sau các đợt cành mọc rộ, do đó việc bón phân vào giai đoạn cành phát triển đầy đủ có tác dụng cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây trong giai đoạn rễ hoạt động.

Sự phân bố của bộ rễ tùy thuộc các yếu tố như tầng đất canh tác, hình thức nhân giống, loại giống, loại gốc ghép, mực thuỷ cấp và kỹ thuật trồng. Các yếu tố nầy có ảnh hưởng làm rễ mọc sâu hay cạn, xa hay gần. Nói chung, rễ cam quýt thường mọc cạn, đa số rễ hút dinh dưỡng phân bố gần lớp đất mặt. Do đó việc giữ cho lớp đất mặt tơi xốp êm mát có tác dụng giúp cây hấp thu được dinh dưỡng tốt hơn.

Rễ mọc ra từ hột thường khỏe, mọc sâu, nếu đất thoát nước tốt và tơi xốp, rễ có thể mọc sâu trên 4m. Do đó, ở ĐBSCL, trên những vùng đất thấp việc trồng cam quýt bằng hột hay gốc tháp thường bị ảnh hưởng bởi mực thủy cấp. Nếu không lên líp trồng cao và thiết kế bờ bao vườn để điều tiết nước thì cây có thể bị suy yếu dần và chết do thối rễ. Trái lại rễ mọc ra từ cây chiết hay cành giâm thường ăn cạn hơn, ít bị ảnh hưởng bởi mực thuỷ cấp.

2. THÁN, CAÌNH.

Cam quýt thuộc loại thân gỗ, dạng bụi hay bán bụi (không có trục thân chính rõ rệt). Các cành chính thường mọc ra ở các vị trí trong khoảng 1m cách mặt đất.

Cành có thể có gai, nhất là khi trồng bằng hột. Tuy nhiên sau khi ra hoa trái, các gai thường ít phát triển. Ở một vài loài, gai chỉ mọc ra từ những cành sinh trưởng mạnh.

Cành cam quýt phát triển theo lối hợp trục, khi cành mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng lại, các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng của ngọn cành sẽ mọc ra, các cành thứ cấp nầy cũng mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng và các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng lại tiếp tục phát triển giống như cũ.

Trong một năm cây có thể cho 3-4 đợt cành. Tùy theo chức năng của cành trên cây, có thể gọi như sau:

- Caình mang trại:

Là những cành có mang trái, thường mọc ra trong mùa xuân, cành ngắn nhỏ, mau tròn mình, dài trung bình < 10cm trên cành có lá hoặc vết lá, các cành có mang lá cho trái tốt hơn. Cành mang trái mọc ra từ những cành lớn hơn gọi là cành mẹ, những

cành mang trái mọc ở ngọn hay gần ngọn cành mẹ là những cành đậu trái tốt so với các cành mọc bên trong. Vì phải tập trung dinh dưỡng để nuôi trái nên thường cành mang trái không tiếp tục cho ra những cành mới trong năm kế tiếp. Sau khi thu hoạch các cành mang trái thường héo khô đi.

- Caình meû:

Là cành tạo ra cành mang trái, thường phát triển mạnh trong mùa hè và mùa thu. Cành to khỏe, lâu tròn mình. Cần nắm được thời vụ ra cành mẹ của cây để có biện pháp bồi dưỡng tích cực, giúp mọc được nhiều cành mang trái hơn trong mùa xuán.

- Cành dinh dưỡng:

Là tên chỉ chung tất cả các loại cành trong giai đoạn chưa ra hoa trái, thường mọc ra ở các mùa trong năm.

- Cành vượt:

Là loại cành mọc thẳng lên bên trong tán cây, từ những cành chính hay thân.

Cành thường mọc ra trong mùa hè phát triển mạnh, dẹp, màu xanh, lá to bóng láng, đôi khi có gai dài. Loại cành nầy khi phát triển đã sử dụng nhiều chất dinh dưỡng của cây mà không có ích lợi nhiều, chúng lại là nơi sâu bệnh thích tấn công. Do đó, khi cây còn non chưa có hoa trái thì có thể giữ lại để tạo khung tán, còn khi cây đã trưởng thành thì nên cắt bỏ.

Nói chung, sự phát triển của cành tùy thuộc nhiều vào số trái trong năm.

Trong điều kiện tự nhiên, nếu năm nay cây sai trái thì năm sau số trái ra ít đi vì số lượng cành mọc ra không nhiều. Do đó cần phải chú ý bồi dưỡng cho cây ở giai đoạn sau thu hoạch để giúp cây có đủ dinh dưỡng tạo nhiều cành mới.

3. LẠ.

Lá cam quýt thuộc loại lá đơn gồm có cuống lá, cánh lá và phiến lá. Phần cánh lá có kích thước thay đổi tùy giống, có loài không có cánh lá như thanh yên (Citrus medica), các loài hoang trong nhóm Papeda thì có cánh lá rất to gần bằng phiến lá. Đối với các loài trồng thì bưởi có cánh lá to nhất, kế đến là cam, chanh, cam sành và quýt...Trên cùng một loài thì kích thước cánh lá cũng thay đổi theo mùa. Một cây cam quýt khoẻ mạnh có thể có 150.000-200.000 lá với tổng diện tích lá khoảng 200m2. Trên lá, khí khổng tập trung nhiều nhất ở mặt lưng, số lượng thay đổi tùy giống, trung bình 400-500 khí khổng/mm2, kích thước khí khổng rất nhỏ, thường mở ra lúc 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Lá có chứa các túi tinh dầu, hiện diện ở lớp mô giậu. Ngoại trừ loài cam 3 lá (Poncirus trifoliata) rụng lá theo mùa, các loài còn lại có lá sống từ 1 năm hay lâu hơn tùy điều kiện khí hậu và chăm sóc.

4. HOA.

Hoa cam quýt thường thuộc loại hoa đầy đủ, mọc đơn hay chùm từ nách lá.

Trong điều kiện tự nhiên hoa thường mọc ra trong mùa xuân, tuy nhiên sau một đợt hạn kéo dài rồi gặp mưa hay nước tưới thì cây cũng ra hoa rộ như thường thấy ở đầu mùa mưa hay trong kỹ thuật siết nước kích thích ra hoa. Cũng có loài sau mỗi đợt ra cành lá thì ra hoa, như ở chanh ta (Citrus aurantifolia).

Hoa cam quýt có dạng hình thuẩn tròn, đỉnh hơi to hơn phía dưới, đường kính rộng từ 2,5-4cm, rất thơm, thường là hoa lưỡng tính. Tuy nhiên cũng có hoa đực với bầu noãn không phát triển ở loài thanh yên và chanh tây. Đài hoa dai không rụng, hình chén, có 3-5 lá đài. Hoa có 4-8 cánh (thường là 5), màu trắng, riêng chanh tây và phật thủ có màu tía hồng, 20-40 nhị đực hợp lại thành từng nhóm, dính liền vào nhau ở đáy. Bao phấn có 4 ngăn màu vàng, mọc bằng hay hơi nhô cao hơn đầu nướm nhụy.

Đầu nướm nhụy cái to. Bầu noãn có 8-15 ngăn dính liền nhau tại một trục ở giữa trái, mỗi tâm bì có 0-6 tiểu noãn.

Sự phân hóa mầm hoa thường xãy ra từ sau khi thu hoạch trái đến trước lúc mọc cành mùa xuân, nói chung là thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu, nước. Cây thường phân hóa trong tháng 11 dl đến đầu tháng 2 dl trong năm. Loài cam mật Ôn Châu trồng ở Nhật có thời gian phân hóa mầm hoa kéo dài từ tháng 9 dl đến tháng 3 dl nàm sau.

Kỹ thuật xiết nước để kích thích cam quýt ra hoa cũng là cách tạo điều kiện khô hạn để dễ kích thích cây ra hoa.

Hầu hết các loài cam quýt đều tự thụ, tuy nhiên cũng có thể thụ phấn chéo. Có tác giả cho rằng ở quýt sự thụ phấn chéo sẽ làm tăng năng suất, mặc dù trái sẽ có nhiều hột hơn. Ở loài bưởi chùm (Citrus paradisi) thì nhị đực chín sớm hơn nên làm tăng khả năng tự thụ. Ở các loài khác thì nhị đực và nhụy cái chín cùng một lúc và nướm có thể nhận được phấn trong thời gian kéo dài 6-8 ngày.

Côn trùng như (ong, bướm) cũng góp phần quan trọng vào việc thụ phấn do bị quyến rũ bởi hoa thơm, nhiều mật. Ở một vài giống, hạt phấn không có sức sống cũng được tạo ra trong hoa, như cam Washington Navel..

Thời gian từ khi ra hoa đến khi hoa tàn thay đổi tùy giống và điều kiện khí hậu, trung bình là 1 tháng.

5. TRẠI

Trái cam quýt gồm có 3 phần:

- Voí ngoaìi:

Gồm có biểu bì với lớp cutin dầy và các khí khổng. Bên dưới lớp biểu bì là lớp tế bào nhu mô vách mỏng, giàu lục lạp nên có thể quang hợp được khi trái còn xanh.

Trong giai đoạn chín, diệp lục tố sẽ phân hủy, nhóm sắc tố màu Xanthophyll và Carotene trở nên chiếm ưu thế, màu sắc trái thay đổi từ xanh sang vàng hay cam.

Màu sắc trái khi chín ở vùng khí hậu á nhiệt đới thường đẹp, tươi hơn là vùng khí hậu nhiệt đới (khi chín trái vẫn còm màu xanh nhạt).

Các túi tinh dầu nằm trong các mô, được giữ lại dưới sức trương của các tế bào chung quanh.

- Vỏ giữa:

Là phần phía trong kế vỏ ngoài, đây là một lớp gồm nhiều tầng tế bào hợp thành, có màu trắng, đôi khi có màu vàng nhạt hay hồng nhạt như ở bưởi. Các tế bào cấu tạo dài với những khoảng gian bào rộng, chứa nhiều đường bột, vitamin C và pectin. Khi trái còn non hàm lượng pectin cao (20%) giữ vai trò quan trọng trong việc hút nước cung cấp cho trái.

Chiều dầy của phần vỏ giữa thay đổi theo loài trồng, dầy nhất ở thanh yên, bưởi, kế đến là cam, chanh, quýt, hạnh. Phần mô nầy cũng còn tồn tại ở giữa các màng múi nối liền vào vỏ quả, khi trái càng lớn thì trở nên xốp.

- Voí trong:

Gồm có các múi trái được bao quanh bởi vách mỏng trong suốt. Bên trong vách múi có những sợi đa bào (hay còn gọi là con tép hay lông mập), phát triển và đầy dần dịch nước, chiếm đầy các múi chỉ chừa lại một số khoảng trống để hột phát triển. Như vậy vỏ trong cung cấp phần ăn được của trái với dịch nước có chứa đường và acid (chủ yếu là acid citric). Tùy giai đoạn chín, lượng acid giảm dần và lượng đường tăng lên cùng với chất thơm. Tỷ lệ đường và acid thay đổi tùy loài trồng và điều kiện canh tạc.

Ở một vài giống như cam Washington Navel có quả đơn tính, không hột thì sự thụ phấn không cần thiết và hạt phấn không có sức sống. Ở hầu hết các loài cam quýt khác, đôi khi cũng gặp trường hợp có quả đơn tính, nhưng sự thụ phấn lại cần thiết cho trái phát triển.

Ở các loài cam quýt, thời gian chín của trái thay đổi từ 7-14 tháng kể từ khi thụ phấn. Ở cam mật, thời gian nầy khoảng 7 tháng, cam sành 9-10 tháng, quýt 9-10 tháng, bưởi, chanh 7-8 tháng... Thường cây có thể cho nhiều hoa, nhưng chỉ có một tỷ

lệ nhỏ trái phát triển được mà thôi. Hoa và trái non có thể bị rụng, thời kỳ này có thể kéo dài đến 10-12 tuần sau khi hoa nở.

Tỷ lệ đậu trái bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chất dinh dưỡng, lượng nước cung cấp, khí hậu, sâu bệnh ... Bộ tán lá của cây cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái, nếu mỗi trái được nuôi bởi một số lá thích hợp thì sẽ phát triển tốt hơn. Thí dụ, bưởi cần khoảng 60 lá/trái, chanh khoảng 20 lá/trái, cam, quýt khoảng 50 lá/trái (trung bình là 20-25 lá/trái)... Do đó việc duy trì bộ tán lá khỏe, nhiều sẽ giúp trái đậu tốt.

6. HÄĩT.

Hình dạng, kích thước, trọng lượng, số lượng hột trong trái và mỗi múi thay đổi nhiều tùy giống. Ở quất (Fortunella), hột nhỏ nhất, kế đến chanh, quýt, cam, lớn nhất là bưởi. Số lượng hột trong mỗi múi có từ 0-6 hột. Có loại cho nhiều hột như bưởi, có thể có từ 80-100 hột mỗi trái, tuy nhiên ở một số giống bưởi như bưởi Năm roi, Biên Hòa hột thường mất dần theo quá trình phát triển của trái. Có giống hoàn toàn không hột như cam Washington Navel, cam mật Ôn Châu, các giống chanh tam bọỹi.

Ngoại trừ bưởi có hột đơn phôi, hầu hết các loài cam quýt đều có hột đa phôi (tức có nhiều cây con mọc ra từ mỗi hột). Phôi hữu tính hình thành từ giao tử do sự thụ tinh của tế bào trứng. Có khoảng 6 hay hơn phôi vô tính phát triển từ tế bào sinh dưỡng của phôi tâm và vì vậy cây sẽ mang đặc điểm di truyền của cây mẹ. Cây mọc ra từ phôi hữu tính thường thiếu sức sống, dễ chết và thường bị lấn áp bởi phôi vô tính. Ở cam quýt sự thụ phấn thường cần thiết cho sự phát triển của phôi vô tính.

Khi nẩy mầm, từ hột mọc ra rễ cái to khỏe và rễ nhánh xuất hiện khi rễ cái dài khoảng 8-10cm, các rễ lông thì phát triển ít. Trục thượng diệp và 2 lá mầm đầu tiên được thành lập trên mặt đất.

Một phần của tài liệu giáo trình cây ăn trái (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)