Quan sát hình thái tế bào vi khuẩn Acetobacter xylinum

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn acetobacter xylinum, chế tạo mặt nạ dưỡng da (Trang 41 - 45)

Để quan sát hình thái tế bào vi khuẩn Acetobacter xylinum, chúng tôi tiến hành làm tiêu bản và nhộm Gram 5 mẫu vi khuẩn trên. Lấy mẫu váng hoặc dịch nuôi cấy hoặc vi khuẩn cấy trong thạch nghiêng làm tiêu bản và nhuộm Gram. Đ−a lên kính hiển vi để quan sát thấy rằng vi khuẩn Acetobacter xylinum là trực khuẩn hình que, đứng riêng rẽ hoặc xếp thành chuỗi, không di động, là vi khuẩn Gram âm (Gr-) bắt màu hồng của Fucshin.

Khi quan sát trên kính hiển vi Olympus – 2 với độ phóng đại 1000 lần chúng tôi nhận thấy cả 5 mẫu vi khuẩn trên đều có kích thước khoảng 1,4 - 1,6 μm

đ−ợc bao bọc bởi một chất nhầy tạo váng dầy bắt màu hồng (khi nhuộm bằng thuốc nhuộm iôt và H2SO4 váng này bắt màu xanh do phản ứng của hemixeluloza), trong đó C5 có kích thước dài nhất (1,6 μm). Trên kính còn có thể quan sát thấy sự bắt màu đậm nhạt khác nhau cảu các phần khác nhau bên trong tế bào vi khuẩn.

Theo tác giả Sokolnicki và cs (2006) [11], độ dai chắc của màng cellulose tỷ lệ thuận với kích th−ớc của tế bào vi khuẩn. Nếu kích th−ớc của các tế bào vi khuẩn lớn thì sợi cellulose tổng hợp ra dai và tính bền vững của nó cao. Để đáp ứng đ−ợc mục đích nghiên cứu của đề tài phải tuyển chọn

đ−ợc củng vi khuẩn có khả năng hình thành màng nhanh, mỏng, dai, bề mặt nhẵn, chúng tôi quyết định lựa chọn chủng vi khuẩn Acetobacter xylinum C5 làm đối t−ợng nghiên cứu tiếp theo.

Khoá luận tốt nghiêp Chuyên ngμnh Vi sinh vật học

Hình3.5. Khuẩn lạc C5 Hình 3.6. Vòng phân giải CaCO3

Hình 3.7. Màng BC của C5 Hình 3.8. Tế bào C5 nhuộm Gram

Khoá luận tốt nghiêp Chuyên ngμnh Vi sinh vật học

3.4. Khảo sát khả năng tạo màng trong các môi tr−ờng nuôi cấy khác nhau

Màng BC thu được trong quá trình lên men axetic với sự tham gia của vi khuẩn Acetobacter xylinum C5 dùng làm mặt nạ dưỡng da phải đảm bảo các yêu cầu sau: đủ mỏng (0,5-1mm), phải có độ dai, chắc, bề mặt trơn nhẵn, màu sắc sáng trong… Mặt khác, nghiên cứu tìm môi tr−ờng dinh d−ỡng sao cho thời gian tạo màng phù hợp để khi áp dụng rộng rãi ở quy mô công nghiệp sẽ đem lại lợi ích kinh tế cao. Do vậy việc tìm ra môi tr−ờng nuôi cấy phù hợp cho chủng vi khuẩn Acetobacter xylinum có ý nghĩa rất lớn. Độ dày, mỏng của màng BC phụ thuộc vào hàm l−ợng cellulose sinh ra kết hợp với các tế bào vi khuẩn Acetobacter xylinum. Mặt khác, mật độ tế bào lại tỷ lệ thuận với hàm l−ợng cellulose theo thời gian nuôi cấy [12; 13]. Cellulose lại đ−ợc cấu tạo từ các đơn phân là đường glucose, theo chúng tôi sự cân bằng giữa hàm lượng C và N trong môi trường nuôi cấy sẽ là một yếu tố quan trọng quyết định độ dày, mỏng của màng BC. Do vậy, chúng tôi dựa vào môi tr−ờng cơ sở (MT2)

để thiết lập một số môi tr−òng mới bằng cách thay đổi các thành phần C, N và các yếu tố sinh tr−ởng khác.

Chúng tôi sử dụng môi trường 2; 3; 4; 5; 6 để khảo sát khả năng tạo màng BC của chủng C5 rồi theo dõi thời gian tạo màng và quan sát tính chất, cân khối l−ợng khô và thử khả năng chịu lực của màng tạo thành.

Hình 3.9. Khảo sát khả năng tạo màng ở các môi tr−ờng lên men

Khoá luận tốt nghiêp Chuyên ngμnh Vi sinh vật học

Bảng 3.6. Khảo sát khả năng tạo màng ở các môi tr−ờng khác nhau

Chủng C5 MT2 MT3 MT4 MT5 MT6

Thời gian bắt đầu tạo màng

5 4 3 5 6 TÝnh chất của

màng

Khá dai Khá dai Dai Dai Khá dai Màu sắc của

màng

Màu sáng Vàng nhạt Màu sáng Vàng đậm Vàng ngà Khối lượng

của màng /1lmôi trường nuôi cấy.

3,54 3,45 3,38 4,26 3,71

Khả năng chịu lực của màng

Tốt Tốt Rất tốt Tốt Tốt

Môi trường 4 có đầy đủ các thành phần: nguồn cacbon từ đường glucose, nguồn nitơ hữu cơ (pepton) và vô cơ (NH4)2SO4, nguồn vitamin từ cao nấm men có chứa một số axit amin không thay thế cũng nh− nguồn vitamin phong phú đóng vai trò là các chất kích thích sinh trưởng cho vi khuẩn Acetobacter xylinum. Mục đích của tôi là tạo màng mỏng do vậy lựa chọn môi tr−ờng 4 là thích hợp.

Môi tr−ờng 4 bao gồm các thành phần: Glucose : 20g; Axit axetic : 2%;

(NH4)2SO4: 3g; Rượu etylic; KH2PO4 : 2g; Cao nấm men: 5g; Pepton: 6g thích hợp nhất trong các môi trường đã khảo sát ở trên, cho màng BC dai chắc, bề mặt nhẵn, có khối lượng là 3,38g. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với một số tác giả như: Saibuatong. O [14] đã tìm ra môi trường n−ớc dừa nuôi cấy chủng Acetobacter xylinum cho màng BC là: saccrose: 5%, (NH4)2SO4: 0,5% và axit axetic: 0,1%; Neelobon Swannapinunt sử dụng môi tr−ờng gồm: glucose: 30 g, (NH4)2SO4: 3 g/l.

Khoá luận tốt nghiêp Chuyên ngμnh Vi sinh vật học

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn acetobacter xylinum, chế tạo mặt nạ dưỡng da (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)