Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.2 Chất lượng tín dụng

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

- Chính sách tín dụng

Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường chứa đựng rất nhiều rủi ro. Khi Ngân hàng gặp phải những rủi ro thì có thể bị phá sản hoặc thiệt hại lớn, mất uy tín với khách hàng, cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, các NHTM cần xây dựng chính sách tín dụng của mình một cách phù hợp dựa trên chính sách tín dụng mà NHNN ban hành và định hướng hoạt động chung của chính bản thân ngân hàng. Chính sách tín dụng không những phải đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời cho hoạt động tín dụng mà còn phải bám sát với tình hình thực tế và nhu cầu khách hàng. Một chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhất, đầy đủ và hợp lí sẽ tạo tiền đề tốt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đi đúng quỹ đạo.Do vậy, ta có thể nói rằng chất lượng tín dụng của Ngân hàng có tốt hay không nó còn phụ thuộc vào việc xây dựng một chính sách tín dụng của Ngân hàng có đúng đắn hay không.

- Năng lực tài chính

Năng lực tài chính mang tính quyết định đối với quy mô hoạt động của ngân hàng, chi phí cho đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại,.. Nguồn vốn càng lớn, ngân hàng càng có khả năng đầu tư cho cơ sở vật chất kháng trang, đầu tư nâng cấp công nghệ, đảm bảo điều kiện cần thiết cung ứng các dịch vụ ngân hàng một cách tối ưu.

- Thông tin tín dụng

Hoạt động tín dụng muốn tăng trưởng, đạt hiệu quả nhưng phải đảm bảo an toàn vốn thì phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Thông tín tín dụng có thể thu thập từ nhiều nguồn: từ trung tâm tín dụng của NHNN, từ phòng thông tin tín dụng của các NHTM, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp, qua việc cán bộ tín dụng thu thập tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, báo cáo tài chính

23

của khách hàng. Nắm bắt kịp thời, chính xác các luồng thông tin về khách hàng là điều kiện để xem xét, phân tích nhằm tìm ra những cơ hội tốt trong kinh doanh cũng như để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của mỗi Ngân hàng. Việc xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống thông tin tín dụng với nhiều kênh, nhiều nguồn cung cấp cùng với việc đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực có chọn lọc, xử lý thông tin kịp thời là một trong những điều kiện quyết định sự thành công trong công tác kinh doanh và thực hiện việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

- Tình hình huy động vốn

Tình hình huy động vốn ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng của ngân hàng rất lớn, nhất là khi việc huy động vốn trung và dài hạn gặp khó khăn, khi đó ngân hàn phải lấy nguồn ngắn hạn để tài trợ, cho vay trung và dài hạn có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của cả hệ thống.

- Quy trình tín dụng

Là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, nó bao gồm các bước từ khi cán bộ ngân hàng lập hồ sơ, thẩm định, giải ngân, giám sát quá trình cho vay đến khi thu hồi được cả gốc và lãi khoản nợ vay. Chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không tùy thuộc vào sự hợp lí của quy định ở từng bước trong quy trình tín dụng, sự thống nhất, chặt chẽ đảm bảo tính logic khoa học nhưng không thủ tục rườm rà của các bước trong toàn bộ quy trình tín dụng.

- Chất lượng nhân sự của ngân hàng

Đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng.

Chất lượng nhân sự bao gồm trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của người cán bộ ngân hàng. Cán bộ là bộ mặt của ngân hàng, là hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng. Trình độ cán bộ thể hiện ở khả năng thẩm định, đánh giá dự án đầu từ và đánh giá khách hàng, đánh giá tình hình tài chính, hiểu biết của cán bộ về loại hình sản xuất kinh doanh mà dự án tiến hành. Sự hạn chế về trình độ có thể dẫn đến các sai phạm trong quy trình tín dụng, bị khách hàng lừa đảo. Nguy hại hơn nữa nếu nếu cán bộ ngân hàng có phẩm chất đạo đức yếu kém, cấu kết để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cũng như uy tín của ngân hàng. Một ngân hàng

24

có đội ngũ cán bộ công nhận viên được đào tạo với chất lượng tốt, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt thì việc quản lý, thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng nói chung và nghiệp vụ tín dụng nói riêng sẽ trở nên có hệ thống và đạt được kết quả cao. Hơn nữa, nó còn giúp cho Ngân hàng tránh được những rủi ro có thể xảy ra do trình độ của cán bộ, nhờ đó mà chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo.

- Công tác tổ chức ngân hàng

Tổ chức bao gồm các phòng ban, nhân sự và tổ chức các hoạt động trong ngân hàng, ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên các phòng ban trong ngân hàng và giữa các ngân hàng với nhau trong toàn bộ hệ thống cũng như với các cơ quan khách liên quan đảm bảo cho ngân hàng hoạt động thống nhất có hiệu quả, qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu khách hàng, theo dõi quản lý chặt chẽ sát sao các khoản vốn huy động cũng như các khoản cho vay, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng.

- Công tác kiểm soát nội bộ, thanh tra

Một trong những nghiệp vụ hoạt động nhằm mục đích giúp cho Ngân hàng tránh được rủi ro trên là công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát. Công tác này không chỉ thực hiện đối với khách hàng (như kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay) mà còn được thực hiện với bản thân Ngân hàng như kiểm tra quá trình thực hiện cho vay xem đã đúng quy trình chưa. Kiên quyết loại trừ những cán bộ mất phẩm chất, tiêu cực, tham ô, tham nhũng gây thất thoát tài sản làm mất uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng.

Nâng cao chất lượng tín dụng cũng đồng thời là Ngân hàng phải kịp thời ngăn chặn, phát hiện được những hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng cũng như bảo vệ được tài sản, cán bộ, uy tín của Ngân hàng. Muốn vậy phải bố trí cán bộ có năng lực, trình độ và trách nhiệm cao thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra giám sát là vấn đề mà không một Ngân hàng nào được coi nhẹ.

- Trang thiết bị phục vụ hoạt động tín dụng

Nền kinh tế phát triển đòi hỏi ngành ngân hàng phải được trang bị đầy đủ các công nghệ thiết bị hiện đại, phù hợp với nhu cầu của xã hội và phục vụ kịp thời yêu cầu của khách hàng về các mặt dịch vụ với chi phí cả hai bên đều chấp nhận được. Mặt khác, các trang thiết bị này cũng giúp cho các nhà quản trị ngân hàng kịp thời nắm

25

bắt được mọi diễn biến của thị trường, các dự báo về khả năng phát triển kinh tế và mọi hoạt động tín dụng để đưa ra được những chiến lược, những quyết sách phù hợp với tình hình thực tế, nhằm thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Như vậy, trang thiết bị và không ngừng đổi mới công nghệ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng.

b) Yếu tố khách quan

- Nhân tố từ phía khách hàng: năng lực tài chính, phẩm chất đạo đức, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng

 Năng lực của khách hàng: là nhân tố quyết định đến việc khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không. Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán trước được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường, không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối sản phẩm thì sẽ dễ dàng bị đánh bại trong cạnh tranh, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Ngược lại, năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay sử dụng có hiệu quả và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

 Phẩm chất đạo đức của khách hàng ảnh hướng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu khách hàng không cung cấp thông tin một cách trung thực, chính xác hoặc cố ý làm giả thông tin, giấy tờ thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cũng như quản lí vốn vay của ngân hàng, từ qua đó có thể đưa ra những quyết định cho vay đúng đắn.

- Môi trường kinh tế: những biến động của nền kinh tế như lạm phát, chi kì kinh tế, lãi suất, chỉ số giá cả, sự phát triển của khoa học công nghệ,.. có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Khi nền kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt và mức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp hợp lí sẽ là điều kiện thuân lợi để ngân hàng thương mại có được những khoản vay chất lượng, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các ngân hàng.

- Môi trường chính trị xã hội:Khi một đất nước mà có thể chế chính trị ổn định, đường lối chủ trương phát triển kinh tế được hoạch định rõ ràng thì các hoạt động đầu tư nói chung và các hoạt động đầu tư tín dụng nói riêng được đảm bảo an toàn và có hiệu quả. Nếu môi trường chính trị bất ổn

26

- Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước. Nếu các chính sách kinh tế thông thoáng thuận lợi sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất dễ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và ngân hàng dễ thu hồi được các khoản vốn vay

- Môi trường pháp lí: có thể thấy môi trường pháp lí là công cụ nhằm duy trì và hạn chế được những rủi ro của quá trình hoạt động tín dụng ngân hàng, là bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập môi trường pháp lí cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở giải quyết khiếu nại khi xảy ra tranh chấp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)