CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của NH TMCP Công thương Việt Nam
2.3.1 Những kết quả đạt được
Trong năm 2019, các biện pháp, phương hướng kinh doanh được chi nhánh triển khai quyết liệt, phù hợp với nhu cầu nền kinh tế và đem lại nhiều kết quả tích cực.
Thực hiện đúng theo quy định của NHNN ban hành về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, Vietinbank Đống Đa đã xây dựng được nguyên tắc cấp tín dụng và điều kiện khách hàng chặt chẽ, phù hợp. Mức độ đáp ứng khách hàng ngày càng cao, đa dạng hóa các sản phẩm, các kênh bán hàng, cách thức bán hàng cũng được đổi mới đáp ứng đầy đủ, phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Dư nợ cho vay vẫn tăng đều trong cả 3 năm từ 2017-2019. Không chỉ quy mô nguồn vốn tăng trưởng đáp ứng phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, mà cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền cũng rất đa dạng, tỷ lệ tiền gửi thanh toán tại Vietinbank Đống Đa vẫn liên tục tăng đều.
Thu nhập từ HĐKD đạt 453.8 tỷ đồng, tăng 49%, trong khi đó chi phí chỉ tăng 18% so với năm 2018, nhờ đó mà lợi nhuận của chi nhánh tăng cao, LNST đạt mức 129.5 tỷ đồng, tăng 77.6 % so với năm 2018, hiệu suất sử dụng vốn qua các năm đều đạt trên 90%, chỉ số LDR cũng giữ ở mức ổn định từ 80-90%. Kết quả trên có được là nhờ những định hướng đúng đắn trong hoạt động kinh doanh, thông qua việc tái cơ cấu các danh mục cho vay, thu nhập ngoài lãi ( đặc biệt là thu từ dịch vụ, thu từ các hoạt động kinh doanh hay thu từ các hoạt động đầu tư và lĩnh vực chứng khoán) cũng được đẩy mạnh.
Ngân hàng vẫn luôn kiểm soát chặt chẽ CLTD, để đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định và tuân thủ giới hạn an toàn mà NHNN đã quy định. Quy mô cũng như tỉ lệ nợ quá hạn, tỉ lệ nợ xấu trong năm 2019 đã giảm đáng kể. Tỉ lệ nợ quá hạn giảm từ 2.2% xuống còn 1.8%, đồng thời tỉ lệ nợ xấu đã được cải thiện đáng kể từ 1.6% xuống còn 1.2%. Một tín hiệu tích cực nữa đó là cơ cấu nợ xấu bước đầu được cải thiên, tỷ trọng nhóm nợ có khả năng mất vốn ( nợ nhóm 5) và nợ nghi ngờ( nợ nhóm 4) đã giảm.
Triển khai tích cực phương án cơ cấu lại gắn với xử lí nợ xấu, chi nhánh đã có những biện pháp cụ thể trong công tác xử lí và thu hồi nợ xấu, nợ bán VAMC, và nợ
46
XLRR,chi nhánh luôn áp dụng các chuẩn mực cao, đồng thời tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu khi cấp tín dụng.
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của ngân hàng vẫn tồn tại những hạnchế cần khắc phục kịp thời, tránh gây ra tổn thất.
Nợ xấu và nợ quá hạn mặc dù đã giảm nhưng quy mô vẫn còn ở mức khá cao so với các chi nhánh hay các ngân hàng khác. Năm 2019, tỉ lệ tỉ lệ nợ xấu là 1.1%, tỉ lệ nợ quá hạn là 1.6%. Nếu những khoản nợ này trở thành nợ khó đòi hoặc nợ xấu thì ngân hàng sẽ phải giữ một số lượng tài sản khổng lồ đối với các khoản vay có TSBĐ, hoặc xảy ra nguy cơ mất vốn đối với những khoản vay không có TSBĐ, và như thế sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Đống Đa.
Cơ cấu nợ xấu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi mà phần lớn vẫn là nợ có khả năng mất vốn, chiếm 66.6%. Điều này làm cho CLTD của chi nhánh giảm đi, đồng thời làm tăng nguy cơ và rủi ro khó thu hồi được các khoản nợ.Hơn nữa các khoản nợ xấu ở mức cao sẽ khiến chi nhánh phải tăng trích lập dự phòng, bán và xử tý tài sản đảm bảo. Việc trích lập dự phòng nợ xấu gây nhiều bất lợi, làm giảm đi lợi nhuận của chi nhánh, đồng thời điều này cũng ảnh hưởng đến uy tín của chi nhánh đối với khách hàng trong các hoạt động tín dụng của mình.
Sang năm 2020, không chỉ Vietinbank Đống Đa mà toàn hệ thống Vietinbank đều sẽ chịu ảnh hưởng của việc giảm tỷ lệ LDR tối đa, khi mà tỷ lệ này bị siết chặt hơn từ 90% xuống còn 85%. Điều này bắt buộc ngân hàng cần đưa ra các chính sách hợp lí để tăng nguồn vốn huy động hoặc kiềm chế lại sự tăng trưởng tín dụng
Quy trình tín dụng nghiêm ngặt về hồ sơ, thủ tục, giấy tờ, đôi khi là rào cản khi khách hàng muốn tiếp cận nguồn vốn vay. Sự phối hợp của nhiều bộ phận mặc dù làm giảm rủi ro nhưng đôi khi tốn nhiều thời gian và ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ. Hơn nữa, đôi khi phải kéo dài hơn với các khoản vay lớn vượt thẩm quyền phê duyệt.
Công tác thu thập, kiểm tra, xử lí thông tin còn hạn chế, dẫn đến thông tin không kịp thời, thông tin về khách hàng còn chưa đẩy đủ, kể cả đối với những ngành đang được Nhà nước khuyến khích đầu tư, làm ảnh hưởng đến CLTD
47
2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế a) Nguyên nhân khách quan
Sự biến động của nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của ngân hàng trong đó có ảnh hưởng đến cả hoạt động tín dụng.
Chính sách của Nhà nước liên quan đến hoạt động của ngân hàng hay thay đổi vì còn trong quá trình hoàn thiện. Do đó, hoạt động trong ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng cũng phải thay đổi thường xuyên, việc tiếp cận và làm quen, hiểu rõ tính chất công việc còn gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng thiếu kinh nghiệm, khả năng tài chính kém. Hơn thế nữa, khách hàng còn không kê khai đúng tình hình hoạt động cũng như tình hình tài chính hiện tại của công ty dẫn đến ngân hàng không thể đánh giá đúng thực trạng của khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó, khách hàng có hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích, cố tình không trả nợ đúng hạn, kéo dài thời gian trả nợ.
Thông tin do khách hàng cung cấp không trung thực, nhiều khách hàng không đủ điều kiện để được cấp tín dụng nên đã xáy ra tình trạng cung cấp sai thông tin chưa, cố tình làm đẹp các số liệu, thông tin của mình. Điều đó gây khó khăn cho ngân hàng trong việc chủ động nẵm rõ tình hình khách hàng, việc quản lí vốn vay, đặc biệt là những cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao thì sẽ dễ bị khách hàng qua mặt.
Môi trường pháp lí chưa đầy đủ và đồng bộ, thủ tục đôi khi còn phức tạp rườm rà, các thông tư, quy định đưa ra còn rắc rối và chồng chéo nhau, thường xuyên thay đổi quy định với tần suất cao gây nhiều khó khăn trong việc xây dựng được kế hoạch cũng như chiến lược phát triển cụ thể, gây khó khăn trong công tác chỉ đọa cũng như đồng bộ hóa trên toàn hệ thống.
b) Nguyên nhân chủ quan
Những hạn chế, sơ hở trong quy trình cho vay.Chi nhánh chưa xây dựng được chính sách tín dụng phù hợp cho từng thời kì phát triển và cho từng loại hình sản phẩm. Mục tiêu của chi nhánh đưa ra là mau chóng tạo mối quan hệ với khách hàng, mở rộng ảnh hưởng và mở rộng tín dụng, do đó nhiều trường hợp còn chấp nhận rủi ro, cấp tín dụng cho những khoản vay không đủ điều kiện an toàn. Đến nay quy trình vẫn chưa xử lí cụ thể được một số công việc quan trọng gây khó khăn trong công tác quản lí và hạn chế RRTD.
48
Chất lượng công tác thẩm định chưa hoàn hoàn chính xác. Việc phân tích đôi khi còn mang tính chủ quan từ phía ngân hàng. Nhiều khi việc đánh giá và phân tích khách hàng còn dựa vào cảm tính hoặc thói quen, tình cảm, có lúc lại chỉ dựa trên lí thuyết để đánh giá chứ chưa gắn liền với tình hình cụ thể, nên có thể chưa đảm bảo được chất lượng thẩm định các dự án, các hồ sơ khi cấp tín dụng. Với khách hàng doanh nghiệp, nhiều cán bộ tín dụng thường bỏ qua việc phân tích về BCLCTT khi phân tích BCTC, nên đôi khi chưa có cái nhìn toàn diện, khách quan về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đội ngũ nhân viên, cán bộ: có sự chênh lệch về tuổi tác và trình độ chuyên môn.
Những cán bộ lâu năm có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm thực tế nhưng lại gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các ứng dụng công nghệ mới. Những cán bộ trẻ mặc dù năng động, nhiệt tình và nhạy bén nhưng kinh nghiệm còn hạn chế. Ví dụ khi phân tích BCTC của doanh nghiệp, nhiều khi còn bỏ qua việc phân tích BCLCTT, hoặc khi phân tích chưa có sự so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực, cùng một ngành nghề nên trong một số trường hợp chưa đưa ra được cái nhìn toàn diện về hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay vẫn chưa được chi nhánh coi trọng và hướng dẫn thực hiện. Sau khi cấp tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng trung và dài hạn, việc kiểm tra thường xuyên là cần thiết để đảm bảo liệu khách hàng có sử dụng vốn theo đúng mục đích đã cam kết hay không, và tránh xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn. Ở chi nhánh, công tác kiểm tra được giao cho các cán bộ tín dụng tự thực hiện, không có chỉ đạo và giám sát, vì vậy nhiều khi không tránh khỏi lơ là, chưa sát sao trong việc giám sát. Hoặc việc đến trực tiếp doanh nghiệp để khảo sát chưa được thực hiện thường xuyên và còn mang tính hình thức.
Hệ thống thông tin còn hạn chế dẫn đến việc thụ động trong việc tiếp cận và đánh gái chính xác về khách hàng. Nguồn thông tin mà ngân hàng thu nhập được trước khi cung cấp tín dụng phần lớn do khách hàng cung cấp, do đó việc thẩm định còn khó khăn và chưa thực sự đảm bảo chất lượng thẩm định. Ngoài ra, sự phối hợp giữa chi nhánh với các ngân hàng chưa tốt, hệ thống thông tin nội bộ cũng chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng trong nhiều trường hợp chưa kiểm soát hoàn toàn được các hoạt động tín dụng của khách hàng.
49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong năm 2019, hoạt động kinh doanh của NH TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa đã đạt được nhiều kết quả tích cực đáng khen ngợi, tăng trưởng tín dụng tăng, LNST cũng đạt được con số ấn tượng, hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong chất lượng tín dụng, đặc biệt là các chỉ tiêu về quy mô nợ xấu, nợ quá hạn, tỉ lệ nợ xấu,.. trong những năm gần đây.
Do đó, cần phải xem xét nghiêm túc để đưa ra những giải pháp, phương án xử lí kịp thời để hạn chế tối đa những RR và tác động xấu đến việc hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Từ tình hình thực tế đó cũng là cơ sở để đưa ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao CLTD cho Vietinbank Đống Đa
50