CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại NH TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
2.2.1 Chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu
Trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được thì Vietinbank Đống Đa cũng bị rơi vào tình trạng nợ xấu và nợ quá hạn tăng cao so với năm 2017 giống như các chi nhánh khác trong hệ thống.
Bảng 2.10: Chất lượng nợ cho vay tại Vietinbank Đống Đa qua các năm Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2019 2018 2017
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ đủ tiêu chuẩn 10,198.4 98.2% 9,390.9 97.8% 8,636.4 98.4%
Nợ cần chú ý 63.0 0.6% 57.8 0.6% 40.3 0.5%
Nợ dưới tiêu chuẩn 22.9 0.2% 23.7 0.2% 13.8 0.2%
Nợ nghi ngờ 17.2 0.2% 23.2 0.2% 28.3 0.3%
Nợ có khả năng mất vốn 80.0 0.8% 105.1 1.1% 57.9 0.7%
Nợ quá hạn 183.1 1.8% 209.8 2.2% 140.3 1.6%
Nợ xấu 120.1 1.2% 152.0 1.6% 100.0 1.1%
Tổng dư nợ 10,381.5 100.0% 9,600.7 100.0% 8,776.7 100.0%
( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKQ Vietinbank Đống Đa giai đoạn 2017-2019) Trong năm 2018, cả nợ xấu và nợ quá hạn đều tăng mạnh cả về quy mô lẫn tỷ trọng với 209.8 tỷ đồng nợ quá hạn( tăng 69.5 tỷ đồng) và nợ xấu đạt mức 152 tỷ
41
đồng ( tăng 52 tỷ đồng) so với năm 2017
Năm 2019, nợ quá hạn giảm từ 209.8 tỷ đồng xuống 181.1 tỷ đồng, giảm 26.7 tỷ đồng sơ với năm 2018 tương ứng mức giảm 12.7%. Nợ xấu giảm từ 152 tỷ đồng xuống 120.1 tỷ đồng, tức là đã giảm 31.9 tỷ đồng tương ứng mức giảm 21%.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nợ xấu tại Vietinbank Đống Đa qua các năm
( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKQ Vietinbank Đống Đa giai đoạn 2017-2019) Trong cơ cấu nợ xấu thì nhóm nợ có khả năng mất vốn- nợ nhóm 5 đều chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả 3 năm gần đây, và lấn át cả hai nhóm nợ còn lại. Năm 2019, tỷ trọng của nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn lần lượt là:
19.1%, 14.3% và 66.6%. Mặc dù sang năm 2019 thì tỷ trọng nợ nhóm 5 đã giảm so với 2018 tuy nhiên vẫn còn ở mức cao. Điều này cho thấy chất lượng nợ của Vietinbank Đống Đa vẫn chưa được cải thiện hoàn toàn, hơn nữa nợ nhóm 5- nhóm nợ có rủi ro rất cao, gây ảnh hưởng đến công tác thu hồi và xử lí nợ của ngân hàng
13.8% 15.6% 19.1%
28.3%
15.3% 14.3%
57.9%
69.1% 66.6%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2017 2018 2019
Nợ có khả năng mất vốn Nợ nghi ngờ
Nợ dưới tiêu chuẩn
42
Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại Vietinbank Đống Đa qua các năm
( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKQ Vietinbank Đống Đa giai đoạn 2017-2019) Tỉ lệ nợ quá hạn qua 3 năm liên tiếp 2017, 2018 và 2019 lần lượt là 1.6%, 2.2%, 1.8%, trong khi đó tỉ lệ nợ xấu qua các năm lần lượt là 1.1%, 1.6%, 1.2%. Nếu như trong năm 2018 cả chỉ tiêu nợ xấu và nợ quá hạn của Vietinbank Đống Đa đều tăng lên khá nhiều thì sang đến năm 2019, các chỉ số đều đã giảm mặc dù quy mô nợ xấu và nợ quá hạn còn khá cao. Tuy nhiên đây cũng là một biến chuyển tích cực, chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng đã được cải thiện. Đạt được kết quả trên, chi nhánh đã có các biện pháp nâng cao CLTD, xử lý nợ, phân loại và đưa ra phương án xử lý đối với từng đối tượng khách hàng, công tác thu hồi nợ xấu được triển khai tích cực.
2.2.2. Vòng quay vốn tín dụng
Bảng 2.11: Tình hình biến động vòng quay vốn tín dụng tại Vietinbank Đống Đa qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2019 2018 2017 2016
Tổng dư nợ tín dụng 10,770.9 9,770.4 9,460.1 7,704.9
Dư nợ bình quân 10270.65 9615.25 8582.5
Doanh số thu nợ 11,195.0 9,903.7 9,526.6
Vòng quay vốn tín dụng 1.09 1.03 1.11
( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKQ Vietinbank Đống Đa giai đoạn 2017-2019)
1.6%
2.2%
1.8%
1.1%
1.6%
1.2%
0.0%
0.5%
1.0%
1.5%
2.0%
2.5%
2017 2018 2019
Nợ quá hạn Nợ xấu
43
Từ bảng biến động tình hình vòng quay vốn tín dụng của Vietinbank Đống Đa, ta thấy vòng quay vốn tín dụng có sự biến đổi qua các năm. Năm 2018, vòng quay vốn tín dụng là 1.03 vòng, chậm hơn 0.08 vòng so với năm 2017. Trong năm 2018, doanh số thu nợ tăng lên tuy nhiên tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của dư nợ bình quân. Sang đến năm 2019, vòng quay vốn tín dụng đã được cải thiện lên 1.09 vòng, tăng thêm 0.06 vòng so với năm 2018, cho thấy sang năm 2019 thì nguồn vốn đã luân chuẩn nhanh hơn, công tác thu hồi nợ cũng chuyển biến tích cực.
2.2.3 Hiệu suất sử dụng vốn vay
Bảng 2.12: Hiệu suất sử dụng vốn vay tại Vietinbank Đống Đa qua các năm Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2019 2018 2017
Tổng dư nợ tín dụng 10,770.9 9,770.4 9,460.1
Tổng vốn huy động 11783.8 10909.9 9935
Hiệu suất sử dụng vốn vay 91% 90% 95%
( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKQ Vietinbank Đống Đa giai đoạn 2017-2019) Ta thấy hiệu suất sử dụng vốn vay của Vietinbank Đống Đa có sự thay đối qua các năm. Năm 2018 hiệu suất sử dụng vốn giảm từ 95% xuống 90%, sang đến năm 2019 tăng lên 90%. Hiệu suất sử dụng vốn mặc dù có sự biến động nhẹ qua các năm nhưng đều lớn hơn 90%. Từ đó có thể thấyngân hàng chủ động được nguồn vốn huy động của mình để cân đối phù hợp với nhu cầu cho vay.
2.2.4 Chỉ số ( LDR)
Bảng 2.13: Tỉ lệ dư nợ cho vay/ nguồn vốn huy động tại Vietinbank Đống Đa qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2019 2018 2017
Tổng dư nợ cho vay 10,381.5 9,600.7 8,776.6
Tổng NV huy động 11,770.4 10,984.8 9,850.3
LDR 88.2% 87.4% 89.10%
( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKQ Vietinbank Đống Đa giai đoạn 2017-2019) Ta thấy tỷ lệ LDR qua các năm không có sự biến động quá lớn, luôn duy trì ở mức trên 80% và dưới 90% phù hợp với quy định về tỉ lệ LDR với nhóm các NHTM Nhà nước, là mức an toàn và tốt nhất để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Ta thấy LDR
44
cao làm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng, nhưng đồng thời ngân hàng cũng sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản, bởi lẽ tín dụng là tài sản sinh lời chủ yếu nhưng trong số những tài sản có khả năng sinh lời của ngân hàng thì đây cũng là loại tài sản kém linh hoạt nhất.
Tuy nhiên sang năm 2020, theo thông tư 22/2019/NHNN thì tỉ lệ LDR đối với tất cả các ngân hàng tối đa là 85%. Điều này sẽ gây ra bất lợi cho toàn hệ thống Vietinbank khi mà quy định mới này sẽ siết chặt hơn tỷ lệ LDR. Hơn nữa khi mà Vietinbank vẫn chưa đạt chuẩn Basel 2 thì trong năm 2020, việc áp dụng quy định mới này sẽ khiến ngân hàng phải đẩy mạnh việc huy động vốn và làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của Vietinbank nói chung và Vietinbank Đống Đa nói riêng.
2.2.5 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Bảng 2.14: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Vietinbank Đống Đa qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2019 2018 2017
Dự phòng chung 5.3 9.2 11.7
Dự phòng cụ thể 64.5 45.9 28.5
( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKQ Vietinbank Đống Đa giai đoạn 2017-2019) Từ năm 2017 đến năm 2019, trích lập dự phòng chung tại Vietinbank Đống Đa có xu hướng giảm từ 11.7 tỷ đồng xuống 5.3 tỷ đồng, trong khi dự phòng cụ thể tăng lên từ 28.5 tỷ đồng lên 64.5 tỷ đồng
Dự phòng rủi ro là số tiền ngân hàng trích lập dựa trên kết quả phân loại nợ.
Mục đích là để hạn chế tổn thất xảy ra cho ngân hàng khi có các khoản nợ có vấn đề.
Đây là một khoản chi phí mà ngân hàng được phép khấu trừ vào thu nhập tính thuế nhằm giúp ngân hàng giải quyết những rủi ro xảy ra. Hiện nay, ngân hàng Vietinbank có xu hướng tăngquy mô của quỹ dự phòng rủi ro tín dụng,và chi nhánh Đống Đa cũng không nằm ngoài số đó. Việc tăng trích lập dự phòng là cần thiết đối với tình hình của ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh khoản, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
45