Thực trạng mở rộng cho vay khách hàng DNNVV và nhỏ tại

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Chương Dương (Trang 45 - 65)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG CHO

2.2 Thực trạng mở rộng cho vay khách hàng DNNVV tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Chương Dương

2.2.2 Thực trạng mở rộng cho vay khách hàng DNNVV và nhỏ tại

2.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng a) Số lượng khách hàng DNNVV

Bảng 2.6 Số lượng khách hàng DNNVV tại VPBank Chương Dương 2017-2019

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Số lượng khách hàng tái cấp 27 30 35

Số lượng khách hàng mới 100 122 140

Tổng khách hàng DNNVV 127 152 175

Nguồn: Thống kê số lượng DNNVV tại VPBank Chương Dương 2017-2019

Có thể thấy, chăm sóc khách hàng hiện hữu và tổ chức tìm kiếm khách hàng mới luôn là một trong các nghiệp vụ được chú trọng trong hoạt động của mọi tổ chức thực hiện sản xuất và kinh doanh. Là một tổ chức kinh doanh mặt hàng đặc biệt, ngân hàng luôn nỗ lực gia tăng, mở rộng cơ sở khách hàng của mình và coi chỉ tiêu số lượng khách hàng là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín cũng như mức độ mở rộng hoạt động của ngân hàng nói chung và từng chi nhánh trong hệ thống nói riêng.

Theo bảng số liệu, số lượng khách hàng DNNVV có quan hệ tín dụng với chi nhánh tăng đều. Theo đó, đối với các khách hàng tái cấp, hay khách hàng đã có lịch sử tín dụng tại chi nhánh, các chuyên viên quan hệ khách hàng DNNVV của VPBank Chương dương triển khai công tác theo dõi định kỳ, thường xuyên nhằm nắm bắt kịp thời và hỗ trợ các nhu cầu vay vốn mới của doanh nghiệp với số lượng khách hàng quay lại vay vốn tại chi nhánh duy trì tăng trong suốt 3 năm liên tiếp. Mặt khác, chi nhánh cũng tích cực trong hoạt động tìm kiếm và khai thác khách hàng mới. Trong 3 năm, số liệu tổng hợp về khách hàng DNNVV mới luôn có xu hướng tăng. Tuy nhiên mức tăng và tốc độ mở rộng lại có sự chênh lệch và biến động mạnh giữa các năm, khi năm 2018 ghi nhận tỷ lệ gia tăng là 22% và năm 2019 là 14,75%.

Để có góc nhìn khách quan hơn về chỉ tiêu này, ta có thể thực hiện so sánh về số lượng khách hàng DNNVV giữa VPBank Chương Dương và Techcombank Chương Dương trong cùng giai đoạn nghiên cứu như sau:

Biểu đồ 2.5 So sánh số lượng khách hàng DNNVV giữa VPBank Chương Dương và Techcombank Chương Dương 2017-2019

127

152

175 130

186

212

0 50 100 150 200 250

2017 2018 2019

VPBank Chương Dương Techcombank Chương Dương

Qua biểu đồ, có thể thấy rõ sự chênh lệch về quy mô khách hàng tại hai chi nhánh tương đối xa mặc dù cùng có địa bàn hoạt động tại quận Long biên. Cụ thể, năm 2017, khoảng cách về số lượng khách hàng của hai đơn vị kinh doanh khá nhỏ, chủ yếu mang tính tương đồng. Tuy nhiên, khoảng cách trên được Techcombank Chương Dương từng bước mở rộng với mức chênh lệch ngày càng tăng. Tổng số khách hàng DNNVV trong năm 2018 của Techcombank Chương Dương đạt khoảng 186 đơn vị, cao hơn 34 doanh nghiệp so với VPBank Chương dương; bước sang 2019, giá trị trên tiếp tục tăng lên chạm mốc 212, cao hơn 37 khách hàng. Không chỉ nhỉnh hơn về mức tăng tuyệt đối, tốc độ tăng của Techcombank Chương Dương cũng có phần vượt trội, đặc biệt vào năm 2018 khi đạt tới 43,08%. Qua đó, cho thấy thị phần cũng như năng lực cạnh tranh của VPBank Chương dương đang gặp vấn đề, chính sách khách hàng chưa thực sự phù hợp và phát huy hiệu quả trong thực tế tìm kiếm, mở rộng về số lượng doanh nghiệp. Vì vậy, chi nhánh cần tiến hành rà soát lại cách thức và quy trình tiếp cận khách hàng mới, trên cơ sở đó thực hiện các giải pháp để cải thiện về số lượng DNNVV vay vốn tại chi nhánh.

b) Theo quy mô

* Doanh số cho vay

Bảng 2.7 Doanh số cho vay DNNVV VPBank Chương Dương 2017-2019 (ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Doanh số cho vay

DNNVV

609,29 74,76% 705,47 75,05% 849,63 75,86%

Tổng doanh số 815 100% 940 100% 1120 100%

Nguồn: Báo cáo cho vay DNNVV VPBank Chương Dương 2017-2019

Biểu đồ 2.6 Cơ cấu doanh số cho vay DNNVV VPBank Chương Dương 2017-2019

Có thể thấy, doanh số giải ngân các khoản vay của khách hàng DNNVV tại VPBank Chương dương luôn chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu, với tỷ lệ luôn được duy trì ở mức trên 74% và tăng nhẹ qua các năm. Điều đó chứng minh, chi nhánh luôn xác định phân khúc khách hàng DNNVV là đối tượng ưu tiên, mang tính chiến lược.

Bên cạnh đó, việc tập trung cho vay DNNVV còn mang lại nhiều lợi ích cho chi nhánh mà điển hình là hoạt động bán chéo các sản phẩm như bảo hiểm, các dịch vụ thẻ thanh toán và các dịch vụ khác.

Theo bảng số liệu, doanh số cho vay khách hàng DNNVV tại chi nhánh có nhịp tăng tốt và ổn định trong giai đoạn 2017-2019. Cụ thể, doanh số chi nhánh giải ngân phục vụ nhu cầu của khách hàng DNNVV trong năm 2017 là 609,29 tỷ đồng, sau một năm giá trị này tăng ròng 96,18 tỷ lên tới 705,47 tỷ, tương ứng mức tăng khoảng 15,79%. Bước sang năm 2019, tổng khối lượng vốn tín dụng chi nhánh cấp cho nhóm khách hàng này tiếp tục được mở rộng, với giá trị được tổng hợp là 849,63 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 20,43% so với năm trước. Sự gia tăng về doanh số cho vay khách hàng DNNVV tại chi nhánh là phù hợp với chính sách của ngân hàng Vpbank trong giai đoạn DNNVV phát triển nhanh và mạnh, tập trung đẩy mạnh cho vay nhóm khách hàng này về cả chiều sâu và chiều rộng.

0 200 400 600 800 1000 1200

2017 2018 2019

609.29

705.47

849.63 815

940

1120

Doanh số cho vay DNVVN Tổng doanh số cho vay

* Dư nợ cho vay

Bảng 2.8 Dư nợ cho vay DNNVV VPBank Chương Dương 2017-2019 (ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2017 2018 2019

Giá trị Tỷ trọng

Giá trị Tỷ trọng

Giá trị Tỷ trọng Dư nợ cho vay

DNNVV

536,55 71,35% 611,32 72,09% 692,64 72,68%

Tổng dư nợ 752 100% 848 100% 953 100%

Nguồn: Báo cáo cho vay DNNVV VPBank Chương Dương 2017-2019 Biểu đồ 2.7 Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV VPBank Chương Dương 2017-2019

Tương tự chỉ tiêu doanh số giải ngân, tổng dư nợ cho vay khách hàng DNNVV tại chi nhánh cũng có tỷ trọng chiếm đa số và tốc độ tăng ổn định qua các năm thu thập.

Tốc độ mở rộng dư nợ DNNVV của chi nhánh cũng ghi nhận xu hướng tăng tốt trong giai đoạn nghiên cứu với tốc độ mở rộng năm 2018 ghi nhận là 13,94% và năm 2019 là khoảng 13,3%.

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000

2017 2018 2019

536.55

611.32

692.64 752

848

953

Dư nợ cho vay DNVVN Tổng dư nơ cho vay

c) Theo thời hạn

Bảng 2.9 Dư nợ cho vay theo thời hạn DNNVV VPBank Chương Dương 2017-2019

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2017 2018 2019

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Ngắn hạn 315,87 58,87% 375,66 61,45% 427,91 61,78%

Trung và dài hạn 220,68 41,13% 235,66 38,55% 264,73 38,22%

Tổng dư nợ DNNVV 536,55 100% 611,32 100% 692,64 100%

Nguồn: Báo cáo cho vay DNNVV VPBank Chương Dương 2017-2019 Biểu đồ 2.8 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn DNNVV VPBank Chương Dương

2017-2019

Theo bảng số liệu, Dư nợ DNNVV theo thời hạn tại chi nhánh chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn với tỷ trọng chiếm đa số. Qua ba năm thu thập, số liệu về tỷ trọng của dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn tăng với tốc độ ổn định, từ 58,87% tại năm 2017 và tăng đều tới 61,78% trong năm 2019. Bên cạnh đó, mức tăng về lượng của dư nợ

220.68 235.66 264.73

315.87

375.66

427.91

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

2017 2018 2019

Trung -Dài hạn Ngắn hạn

cũng có cùng xu hướng, khi năm 2018 và 2019 chi nhánh ghi nhận tăng lần lượt là 59,79 và 52,25 tỷ đồng so với năm liền trước.

Sở dĩ, chủ yếu các khoản vay tại chi nhánh là ngắn hạn được xuất phát từ nguyên nhân phần lớn các khách hàng thuộc phân khúc này tại VPBank Chương Dương hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng dịch vụ - thương mại như vận tải, kinh doanh xuất nhập khẩu, do đó, nhu cầu về bổ sung vốn lưu động để ứng trước tiền hàng, trả lương nhân viên là rất lớn. Mặt khác, ưu tiên tài trợ cho các nhu cầu sử dụng vốn trong ngắn hạn còn tạo nhiều điều kiện cho chi nhánh. Do có thời hạn ngắn và thường được trả ngay khi doanh nghiệp nhận được doanh thu từ các hợp đồng nên phần lớn các khoản vay ngắn hạn được tất toán ngay trong năm, tác động hạn chế rủi ro các phát sinh trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng, làm tăng vòng quay vốn tín dụng trong kỳ của chi nhánh.

Ngược lại, với dư nợ trung và dài hạn, tuy không được ưu tiên mở rộng về tỷ trọng trong tổng dư nợ của chi nhánh do tiềm ẩn nhiều rủi ro, thời gian quản lý và thu hồi vốn lâu dù mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với các khoảy vay ngắn hạn, nhưng tổng giá trị khoản mục vẫn được duy trì tăng. Cụ thể, với các nhu cầu vay vốn để mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị, đổi mới và nâng cấp dây chuyền sản xuất , chi nhánh ghi nhận tăng 44,05 tỷ đồng dư nợ trung và dài hạn trong giai đoạn 2017-2019, tương ứng 19,96% so với năm đầu kỳ nghiên cứu.

Sự điều chỉnh tăng giảm về tỷ trọng tại chi nhánh, một mặt do chính sách cũng như khẩu vị rủi ro của chi nhánh, mặt khác đến từ năng lực và khả năng tiếp cận nguồn vốn dài hạn của ngân hàng. Từ đó đặt ra yêu cầu chi nhánh nên có các biện pháp để tìm kiếm các khách hàng mới, có chất lượng tốt để có thể mở rộng cho vay trung và dài hạn.

d) Theo hình thức

Bảng 2.10 Dư nợ cho vay theo hình thức DNNVV VPBank Chương Dương 2017-2019

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2017 2018 2019

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tín chấp 321,18 59,86% 371,38 60,75% 431,86 62,35%

Thế chấp 215,37 40,14% 239,94 39,25% 260,78 37,65%

Tổng dư nợ DNNVV 536,55 100% 611,32 100% 692,64 100%

Nguồn: Báo cáo cho vay DNNVV VPBank Chương Dương 2017-2019 Biểu đồ 2.9 Cơ cấu dư nợ cho vay theo hình thức DNNVV VPBank Chương Dương

2017-2019

Từ bảng số liệu, ta thấy hình thức cho vay chủ yếu được chi nhánh sử dụng đối với khách hàng DNNVV là tín chấp với tỷ trọng luôn chiếm đa số. Phần trăm tỷ trọng của loại hình vay tín chấp có xu hướng tăng dần qua các năm và đạt mốc 63,25% vào năm 2019. Tốc độ mở rộng cho vay tín chấp cũng đươc duy trì và cải thiện, với tỷ lệ tăng trưởng đối với 2017 và 2018 lần lượt là 15,63% và 16,29%.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

2017 2018 2019

215.37 239.94 260.78

321.18

371.38

431.86

Thế chấp Tín chấp

Có thể nói, giải ngân tín chấp, hay khách hàng có thể vay dựa trên uy tín của bản thân và doanh nghiệp, là một hình thức khá mạo hiểm cho phía ngân hàng do không có sự bảo đảm bằng tài sản trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Tuy nhiên, nếu xem xét kết hợp giá trị dư nợ cho vay DNNVV dưới góc độ về thời hạn tại bảng 2.9, ta hoàn toàn có thể thấy phần lớn dư nợ theo tín chấp có thời hạn ngắn, dưới 1 năm. Vì vậy, tác động làm giảm rủi ro cho chi nhánh và ngân hàng. Bên cạnh đó, với việc tập trung cho vay không tài sản bảo đảm, chi nhánh cũng thực hiện kiểm soát và sàng lọc khách hàng, chỉ cho vay với các hồ sơ cung cấp và chứng minh hóa đơn và hợp đồng hợp pháp đồng thời không có các lịch sử tín dụng xấu.

Đối với các khoản vay thế chấp, hay khoản vay được bảo đảm bằng tài sản sở hữu của khách hàng. Mặc dù, có ưu điểm về tính an toàn cao, nhưng các khoản vay thế chấp lại có hạn chế là lãi suất vay thấp hơn khá nhiều so với hình thức tín chấp, mức đóng góp trong tổng lợi nhuận vì thế cũng bị giảm xuống đáng kể. Theo số liệu tổng hợp, dư nợ thế chấp tại chi nhánh có xu hướng tăng chậm về giá trị và không đều, năm 2018 với tỷ lệ mở rộng khoảng 11% và 2019 khoảng 9%.

e) Theo dư nợ quá hạn

Bảng 2.11 Dư nợ quá hạn DNNVV VPBank Chương Dương 2017-2019 (ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2017 2018 2019

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Nợ quá hạn DNNVV 9,65 1,8% 9,17 1,5% 8,3 1,2%

Tổng dư nợ DNNVV 536,55 100% 611,32 100% 692,64 100%

Nguồn: Báo cáo dư nợ quá hạn DNNVV VPBank Chương Dương 2017-2019

Biểu đồ 2.10 Cơ cấu dư nợ quá hạn DNNVV VPBank Chương Dương 2017-2019

Nợ quá hạn là các khoản nợ mà khi đến hạn trả gốc và lãi, người vay vốn không có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoàn trả đối với ngân hàng. Nợ quá hạn không chỉ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh trong kỳ do làm tăng các chi phí theo dõi – xử lý khoản vay và giảm tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng mà còn làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Do đó, chỉ tiêu về nợ quá hạn luôn được các ngân hàng cố gắng giảm và hạn chế ở mức cho phép.

Đối với VPBank Chương Dương, có thể nhận xét chi nhánh đã thực hiện tốt công tác kiểm soát nợ quá hạn trong giai đoạn 2017 – 2019. Cụ thể đối với phân khúc khách hàng DNNVV, chi nhánh luôn đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% so với tổng dư nợ khách hàng DNNVV. Giá trị tuyệt đối và tương đối đều ghi nhận xu hướng giảm dần với tốc độ ổn định, với mức giảm trong năm 2018 và 2019 lần lượt là 0,48 và 0,87 tỷ đồng, tương ứng giảm tỷ lệ là khoảng 0,3% đối với mỗi năm.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, ta có thể so sánh dư nợ quá hạn giữa VPBank Chương Dương và Techcombank Chương Dương trong cùng thời gian thu thập như sau:

536.55 611.32 692.64

9.65

9.17

8.3

0 100 200 300 400 500 600 700 800

2017 2018 2019

Dư nợ DNVVN Dư nợ quá hạn DNVVN

Biểu đồ 2.11 So sánh dư nợ quá hạn giữa VPBank Chương Dương và Techcombank Chương Dương giai đoạn 2017 - 2019

Khi đặt trong phép so sánh giữa VPBank Chương Dương và Techcombank Chương Dương trong cùng giai đoạn về chỉ tiêu nợ quá hạn, ta thấy không có sự khác biệt và chênh lệch quá lớn về mặt giá trị, chủ yếu xấp xỉ bằng nhau. Cả hai chi nhánh đều có giá trị nợ vượt nhóm 2 dưới 10 tỷ đồng, và có xu hướng giảm dần qua từng năm. Tuy nhiên, với số lượng khách hàng phục vụ lớn hơn, đồng thời vẫn giữ ổn định giá trị nợ quá hạn, cho thấy, công tác mở rộng cho vay DNNVV tại Techcombank Chương Dương đã thực sự phát huy hiệu quả về cả số lượng và chất lượng tín dụng.

Công tác quản lý và giám sát khách hàng, nhắc nợ đã được chuyên viên phụ trách tại chi nhánh thực hiện sát sao và kịp thời và mang lại kết quả khá tốt. Mặt khác, với số lượng DNNVV ít hơn nhưng trong hai năm 2017 và 2018, VPBank Chương Dương đều ghi nhận dư nợ quá hạn cao hơn, trước khi giảm khá mạnh vào năm 2019, cho thấy năng lực quản lý sau vay của các cán bộ tại đơn vị còn tương đối kém so với chi nhánh của Techcombank trong giai đoạn 2017 và 2018 nhưng đã dần được cải thiện và nâng cao trong năm vừa qua.

Nhìn chung, mặc dù tập trung cho vay nhóm DNNVV tiềm ẩn nhiều rủi ro do các hạn chế về quy mô, năng lực quản lý và tài chính, nhưng việc có được và duy trì tỷ lệ nợ quá hạn trong ngưỡng an toàn và cho phép cho thấy chi nhánh đã và đang thực hiện khá tốt công tác thẩm định và sàng lọc các khách hàng vay; từng bước nâng cao

9.65

9.17

8.3 9.53

9.07

8.68

7.5 8 8.5 9 9.5 10

2017 2018 2019

VPBank Chương Dương Techcombank Chương Dương

chất lượng tín dụng song song với hoạt động đẩy mạnh cho vay phân khúc DNNVV.

Tuy nhiên khi so sánh với các chi nhánh đối thủ trên cùng địa bàn, công tác kiểm soát dư nợ quá hạn tại VPBank Chương Dương vẫn đang cần tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao khả năng kiểm soát dư nợ quá hạn.

f) Theo tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.12 Dư nợ xấu DNNVV VPBank Chương Dương 2017-2019 (ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2017 2018 2019

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Nợ xấu DNNVV 5,1 0,95% 4,89 0,8% 4,75 0,69%

Tổng dư nợ DNNVV 536,55 100% 611,32 100% 692,64 100%

Nguồn: Báo cáo dư nợ xấu DNNVV VPBank Chương Dương 2017-2019 Biểu đồ 2.12 Cơ cấu dư nợ xấu DNNVV VPBank Chương Dương 2017-2019

Nợ xấu được định nghĩa là các khoản dư nợ thuộc nhóm 3 (Nợ không đủ tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi nghờ mất vốn) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn cao), chi nhánh có càng nhiều khoản vay được đánh giá nợ xấu sẽ càng ảnh hưởng tiêu cực

536.55 611.32 692.64

5.1

4.89

4.75

0 100 200 300 400 500 600 700 800

2017 2018 2019

Dư nơ DNVVN Nợ xấu DNVVN

đến chất lượng tín dụng của chi nhánh đó, kéo theo việc tăng các chi phí theo dõi, thu hồi trong kỳ.

Theo bảng 2.12, ta thấy VPBank Chương Dương quản lý khá tốt các khoản dư nợ xấu của mình khi tỷ trọng của chỉ tiêu này luôn được kiểm soát dưới 1% và có xu hướng giảm dần qua các năm. Nợ xấu tại năm 2018 ghi nhận giá trị khoảng 4,89 tỷ đồng, giảm 0,21 tỷ tương ứng 4,12% so với năm trước. Sang năm 2019, giá trị nợ xấu tiếp tục duy trì xu hướng thu hẹp khi đạt 4,75 tỷ tương mức giảm khoảng 2,86%. Nhìn chung, dựa trên số liệu, ta có thể thấy bên cạnh việc nâng cao quy mô cho vay, chất lượng tín dụng của chi nhánh được cải thiện qua từng năm khi chi nhánh ghi nhận đồng thời xu hướng giảm trên cả hai tiêu chí là nợ quá hạn và nợ xấu. Đây là một tín hiệu đáng mừng, một lần nữa cho thấy công tác thẩm định dự án vay và quản lý dư nợ khách hàng đã và đang được triển khai khá tốt trong thực tế. Các chuyên viên đều sát sao trong công tác theo dõi dư nợ khách hàng được phân công quản lý, hạn chế để xảy ra hiện tượng dư nợ bị nhảy nhóm.

g) Theo vòng quay tín dụng

Bảng 2.13 Vòng quay tín dụng DNNVV VPBank Chương Dương 2017-2019 (ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2017 2018 2019

Giá trị Số vòng Giá trị Số vòng Giá trị Số vòng Doanh số thu nợ DNNVV 401,87

0,80

531,45

0,93

625,34

0,96

Dư nợ bình quân DNNVV 503,99 573,94 651,98

Nguồn: Báo cáo cho vay DNNVV VPBank Chương Dương 2017–2019 Vòng quay tín dụng là chỉ tiêu được xác định trên thương số giữa doanh số thu nợ và dư nợ bình quân tại ngân hàng về từng phân khúc cụ thể. Qua đó, nói lên năng lực tổ chức, quản lý dòng vốn cũng như chất lượng của các khoản tín dụng được cấp.

Vòng quay càng nhanh chứng tỏ vốn tín dụng tại ngân hàng được lưu thông với tốc độ tốt, phục vụ nhiều khách hàng vay và mang lại lợi nhuận lớn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Chương Dương (Trang 45 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)