Một số tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Chương Dương (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG CHO

2.3 Đánh giá hoạt động mở rộng cho vay DNNVV tại VPBank - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2017-2019

2.3.2 Một số tồn tại và nguyên nhân

Thời gian vừa qua, bên cạnh các kết quả đáng khích lệ của VPBank Chương Dương nói chung và phòng Quan hệ khách hàng DNNVV nói riêng, công tác mở rộng cấp tín dụng DNNVV tại chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Với tiềm năng phát triển của khu vực quận Long Biên và năng lực của chi nhánh, ta có thể thấy hiệu quả hoạt động mở rộng cho vay DNNVV chưa thực sự cao và đúng với năng lực nội tại của chi nhánh. Các hạn chế trên được thể hiện qua nhiều mặt khác nhau của trong quá trình thực hiện đẩy mạnh cho vay DNNVV, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Số lượng khách hàng DNNVV có xu hướng tăng song chưa nhiều. Theo số liệu tại bảng 2.6, tổng số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh là 175, so với tổng số hơn 1000 DNNVV có cơ sở kinh doanh trên cùng khu vực. Tương quan tỷ lệ trên là khá nhỏ và khiêm tốn so với tiềm năng cho vay của chi nhánh. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng tái cấp tại chi nhánh chưa thực sự cao và có tốc độ tăng tương đối chậm, cho thấy chi nhánh chưa khai thác hiệu quả nguồn khách hàng hiện hữu.

Thứ hai, Dư nợ cho vay ghi nhận đà phát triển nhưng với tốc độ còn chậm. Như đã phân tích, dư nợ khách hàng DNNVV tại chi nhánh có xu hướng mở rộng khoảng 13%/ năm. Mức tăng trên không quá thấp, tuy nhiên vẫn chưa phản ánh đúng năng lực cho vay của ngân hàng và chi nhánh.

Thứ ba, Mặc dù được đánh giá có giá trị trong ngưỡng cho phép, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh vẫn đang khá cao. Với xu hướng giảm dần qua các năm xong mức tăng chưa mạnh, qua đó cho thấy công tác thẩm định và đặc biệt là quản lý sau vay tại chi nhánh cần được quan tâm và thực hiện sát sao hơn nữa, tránh phát sinh các chi phí không đáng có và làm giảm vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng.

Thứ tư, Tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng vẫn được đánh giá còn khá cao, cho thấy các biện pháp quản lý và xử lý các dư nợ này còn gặp khó khăn trong thực tế tác nghiệp thời gian vừa qua.

Thứ năm, Chi nhánh vẫn chưa thực sự linh hoạt trong sử dụng đa dạng phương thức cho vay. Có thể thấy, số lượng phương thức cấp tín dụng VPBank khá đa dạng và phong phú, tuy nhiên qua quá trình thực tập, chi nhánh vẫn tập trung mở rộng cho vay DNNVV theo các phương thức truyền thống như vay món và tín chấp, mà chưa khai thác và sử dụng nhiều các phương thức khác.

2.3.2.2 Nguyên nhân của tồn tại a) Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Môi trường cạnh tranh giữa các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn ngày càng khốc liệt. Với tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng trong những năm gần đây tại quận Long Biên, khiến khu vực này trở nên thu hút và dành nhiều sự quan tâm đặc biệt từ phía các ngân hàng. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng khác được thành lập nhằm gia nhập và mở rộng thị phần trên khu vực tác động làm giảm thị phần bấy lâu của VPBank Chương dương, đồng thời, làm tăng tính cạnh tranh để đạt các mục tiêu về huy động, cho vay và lợi nhuận.

Thứ hai, Năng lực hoạt động của khách hàng DNNVV tại chi nhánh còn hạn chế, không đáp ứng đủ các điều kiện vay. Không chỉ hạn chế về năng lực tài chính, trình độ sản xuất chưa cao như đã phân tích, phần lớn khách hàng DNNVV hiện nay gặp

khó khăn về công tác kế toán khi kê khai chưa chuyên nghiệp và thiếu minh bạch, làm giảm hiệu quả công tác thẩm định hồ sơ và khả năng giải ngân thành công.

Thứ ba, Xuất phát từ môi trường pháp lý. Có thể thấy, để mở đường và tạo đà phóng cho bất kỳ sự phát triển nào trong xã hội đều bắt nguồn từ cơ chế quản lý và hệ thống pháp luật. Trong những năm qua, Nhà nước ta đang từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý, các bộ luật được xây dựng và hoàn thiện qua các năm, dựa trên các thực tiễn và ý kiến đóng góp từ công dân. Song quá trình đó vẫn tồn tại một số hạn chế như xuất hiện tình trạng chồng chéo các văn bản, không đồng nhất giữa các ban ngành có liên quan dẫn tới khó hiểu và gây cản trở tới công tác hoạch định chính sách phát triển của doanh nghiệp nói chung và bộ phận ngân hàng nói riêng hiện nay.

b) Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Chi nhánh vẫn gặp khó khăn trong công tác xây dựng chính sách khách hàng phù hợp với các điều kiện tại khu vực. Chính sách khách hàng là thuật ngữ khá rộng vào bao trùm từ công tác hoạch định, xác định khách hàng mục tiêu đến hoạt động triển khai tìm kiếm, marketing, tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của khách hàng.

Mặc dù được xác định là đối tượng khách hàng chiến lược song chi nhánh và các chuyên viên vẫn chưa thực sự nghiêm túc và dành thời gian để nghiên cứu và phát triển các giải pháp đồng bộ về mở rộng cơ sở khách hàng

Thứ hai, Quy trình cho vay đối với một số sản phẩm và khách hàng còn khá phức tạp. Với việc thực hiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, không thể phủ nhận các ưu điểm vượt trội của mô hình trên đối với hoạt động ngân hàng, song trong một vài trường hợp, có thể do quá tải dẫn đến kéo dài thời gian xử lý giữa các bộ phận.

Thứ ba, Quy trình thẩm định khoản vay của DNNVV còn nhiều bất cập. Tuy thực hiện khá tốt công tác lựa chọn và sàng lọc khách hàng, song hoạt động tái kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp sau giải ngân chưa được quan tâm do khối lượng công việc của các chuyên viên dẫn đến hiện tượng quên hoặc bị sót khi tiến hành kiểm tra.

Thứ tư, Công tác tư vấn tại chi nhánh vẫn chưa thực sự hiệu quả. Các chuyên viên vẫn chưa hiểu và nắm bắt tâm lý của khách hàng mới, hoạt động đồng hành cùng khách hàng trong quá trình còn vẫn còn mang tính hình thức.

Thứ năm, Năng lực và kinh nghiệm của các chuyên viên quan hệ khách hàng DNNVV tại chi nhánh còn chưa cao. Phần lớn các cán bộ tại chi nhánh đều khá trẻ và có tuổi nghề dao động từ 2 – 3 năm công tác, do đó chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tiếp nhận cũng như xử lý còn khá hạn chế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Dựa trên cơ sở lý luận về cho vay, mở rộng cho vay khách hàng DNNVV của NHTM tại Chương 1, Chương 2 được tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh về các mặt huy động, cho vay và kết quả kinh doanh. Từ đó, đi sâu phân tích thực trạng hoạt động mở rộng cho vay DNNVV của VPBank Chương Dương trong giai đoạn 2017-2019 về một số chỉ tiêu như số lượng khách hàng, quy mô, chất lượng và lợi nhuận đóng góp. Trên cơ sở nghiên cứu số liệu, em rút ra một số kết quả đạt được cũng như làm rõ các hạn chế và đưa ra nguyên nhân giải thích.

Nhằm tiếp tục phát huy các kết quả trong thời gian vừa qua và khắc phục các điểm còn tổn tại, Chương 3 sẽ đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động mở rộng cho vay khách hàng DNNVV trong tương lai.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Chương Dương (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)