Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex CN Thăng Long (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại

Phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến của sự vật, sự việc. Phát triển tín dụng bán lẻ của NHTM là sự biến đổi theo hướng phát triển về cả về lượng, chuyển dịch về cơ cấu và về chất hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTM nhằm mục đích mang lại giá trị, thương hiệu và uy tín nhiều hơn cho NHTM.

Sự biến đổi về lượng ở đây được hiểu là sự gia tăng về quy mô cấp tín dụng cho khối khách hàng cá nhân, sự gia tăng về số lượng khách hàng tín dụng cá nhân và thị phần tín dụng bán lẻ của NHTM và tỷ trọng tín dụng bán lẻtrong tổng dư nợ tín dụng [6, tr 27].

Đi cùng với sự biến động về lượng là sự dịch chuyển cơ cấu tín dụng bán lẻtheo hướng hợp lý hóa, hướng tiến bộ, hiện đại.

Sự biến đổi về chất ở đây cần được hiểu theo nghĩa là sự phát triển: Sự tăng trưởng về lượng gắn liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Trên cơ sở áp dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ và quản lý, cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng cán bộ,… với mục tiêu trên là nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

Trong mấy năm trở lại đây, các NHTM cũng đã có những nhận định và sự quan tâm tới nhóm đối tượng khách hàng này. Do đó, các NHTM cũng đã có những điều chỉnh trong hoạt động của mình, chú trọng nhiều hơn đến đối tượng khách hàng là cá nhân.

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh việc phát triển tín dụng bán lẻ 1.3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng

*Số lƣợng khách hàng

- Số lượng khách hàng: Là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với

ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng bán lẻ, số lượng khách hàng tăng lên thể hiện sự tăng trưởng về số lượng khoản vay đồng thời tạo nhiều cơ hội bán chéo sản phẩm. Vì thế, ngân hàng luôn mong muốn gia tăng số lượng khách hàng càng nhiều càng tốt.

- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng khách hàng:

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết, số lượng khách hàng năm (t) tăng (giảm) so với năm (t-1) là bao nhiêu. Thông qua chỉ tiêu này cho phép ngân hàng đánh giá việc mở rộng quy mô và đối tượng khách hàng tại ngân hàng.

Mức tăng , giảm số

lượng khách hàng = Số lượng khách

hàng năm (t) - Số lượng khách hàng năm (t-1) - Tốc độ tăng số lượng khách hàng: là số so sánh giữa lượng tăng tuyệt đối khách hàng giữa năm (t) và năm (t-1) với số lượng khách hàng năm (t-1) Tốc độ tăng khách hàng = Số lượng KH năm (t) – Số lượng KH năm (t-1)

Số lượng KH năm (t-1)

Ngoài chỉ tiêu phản ánh số lượng tăng khách hàng còn có chỉ tiêu phản ánh số lượt khách hàng: là số lần khách hàng đến giao dịch với ngân hàng trong một năm. Trong hoạt động tín dụng bán lẻ, số lượt khách hàng thể hiện số lần khách hàng đến ngân hàng thực hiện giao dịch. Và khi số lượt khách hàng tăng lên thì nó thể hiện hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng được mở rộng. Nó cũng cho biết sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng.

*Dƣ nợ tín dụng bán lẻ

Tổng dư nợ tín dụng bán lẻlà chỉ tiêu tuyệt đối tại một thời điểm, phản ánh tổng lượng tiền mà NHTM đã cho khách hàng cá nhân vay tính tại một thời điểm nhất định được tính theo đơn vị tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng bán lẻcủa một NHTM có quy mô lớn; hoặc lớn hơn so với tổng dư nợ bình quân của ngành sẽ phản ánh được trình độ phát triển cho vay khách hàng cá nhân.

Ngược lại, nếu tại một NHTM có tổng dư nợ tín dụng bán lẻlà nhỏ, hoặc nhỏ hơn tổng dư nợ tín dụng bán lẻbình quân của ngành điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng bán lẻtại Ngân hàng đó chưa phát thực sự phát triển.

- Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ

Tỷ trọng tín dụng bán lẻ = Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ * 100%

Tổng dư nợ hoạt động cho vay của ngân hàng Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ của hoạt động tín dụng bán lẻ chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng dư nợ hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối:

Giá trị tăng trưởng dư nợ tín dụng bán

lẻ tuyệt đối

= Dư nợ tuyệt đối vay

cá nhân năm (t) - Dư nợ tín dụng bán lẻ năm (t-1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm (t) tăng so với năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên, tức là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng qua các năm đã tăng lên, chứng tỏ rằng hoạt động tín dụng bán lẻ đang được mở rộng.

- Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tương đối:

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ năm (t) so với năm (t-1) là bao nhiêu.

Giá trị tăng trưởng dư nợ tín

dụng bán lẻ tương đối = Giá trị tăng trưởng tuyệt đối * 100%

Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ năm (t-1)

*Cơ cấu dƣ nợ tín dụng bán lẻ

Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ phản ánh sự phát triển của các nhóm đối tượng trong tín dụng bán lẻ, ví dụ như cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ theo sản phẩm, phản ánh xem trong tín dụng bán lẻ sản phẩm nào đã triển khai tốt, sản phẩm nào chậm phát triển.

Ngoài ra có thể phân tích cơ cấu tín dụng bán lẻ theo đối tượng khách

hàng như cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp siêu nhỏ; hoặc cũng có thể xem xét cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ theo thời hạn tín dụng để xem xét tín dụng bán lẻ tập trung cho vay ngắn hạn hay dài hạn, từ đó đưa ra phân tích về cơ cấu tín dụng bán lẻ đã phù hợp hay chưa, cần có sự cân nhắc điều chỉnh gì trong quá trình phát triển tín dụng bán lẻ trong thời gian tới.

*Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng bán lẻ + Nợ xấu từ hoạt động tín dụng bán lẻ

Theo Thông tư 09/2014/TT-NHNN, khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn được chia thành nhóm 1,2,3,4,5. Theo đó Thông tư quy định nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5.

Như vậy, nợ xấu từ hoạt động tín dụng bán lẻ là tổng dư nợ của tất cả các khoản tín dụng bán lẻ được xếp loại nợ xấu thuộc nhóm 3,4,5 theo quy định của ngân hàng trung ương.

+ Tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng bán lẻ Tỷ lệ nợ xấu từ hoạt

động tín dụng bán lẻ năm t

=

Nợ xấu từ hoạt động tín dụng bán lẻ năm t * 100%

Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ năm t Ý nghĩa: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng bán lẻ là những chỉ tiêu đánh giá thực chất chất lượng hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTM.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tăng lên trong khi doanh số tín dụng bán lẻ không tăng; hoặc tốc độ tăng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu từ tín dụng bán lẻ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng doanh số tín dụng bán lẻ đều thể hiện mức độ rủi ro nhiều hơn mà ngân hàng phải đối mặt vì khả năng thu hồi gốc và lãi của khoản vay là khó thực hiện. Đồng thời NHTM khi ấy cũng phải trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản vay bị quá hạn làm giảm sút lợi nhuận của NHTM nói chung.

1.3.2.2. Các chỉ tiêu định tính

- Sự hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng đến sử dụng dịch vụ tín dụng bán lẻ là thước đo quan trọng đối với mỗi Ngân hàng thương mại, nó cho biết liệu ngân hàng có giữ chân được khách hàng trong tương lai không, có phát triển, thu hút được khách hàng trong tương lai hay không. Việc đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với Ngân hàng có ý nghĩa lớn trong điều kiện cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại đang ngày càng khốc liệt như hiện nay.

Sự hài lòng của khách hàng vay bán lẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lãi suất cho vay, thủ tục vay vốn, uy tín của Ngân hàng và khả năng đáp ứng đối với các yêu cầu từ phía khách hàng, do đó, các Ngân hàng phải xem xét đến các yếu tố này, đảm bảo khách hàng luôn đạt được sự hài lòng tốt nhất nhằm giữ khách hàng cũng như tăng tính cạnh tranh của Ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex CN Thăng Long (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)