Đề xuất, kiến nghị với các Hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Thương mại trong kiểm toán báo cáo tài chính dưới góc nhìn của kiểm toán độc lập (Trang 97 - 122)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA CÔNG TY

3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá kiểm soát nội bộ

3.3.2. Đề xuất, kiến nghị với các Hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

Hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam cần phải khẳng định vai trò của mình, để hiện thực hóa trước tiên cần đẩy mạnh sự phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kiểm toán trong nước trở thành tổ chức tự quản bằng việc thúc đẩy phát triển các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán trong nước được thực hiện theo hướng từng bước mở rộng và xem xét để chuyển giao các công việc thuộc chức năng quản lý của Nhà nước cho các tổ chức nghề nghiệp (VAA, VACPA), như:

Soạn thảo, cập nhật chuẩn mực kiểm toán, tổ chức thi kiểm toán viên hành nghề,...

Phấn đấu đến năm 2020, các tổ chức nghề nghiệp của Việt Nam thực sự trở thành tổ chức nghề nghiệp tự quản, có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động như các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán quốc tế khác nhằm tăng cường phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động, vai trò của Hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ Tài chính, Kế toán, Kiểm toán.. Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật quy định chung về hoạt động của các hội nghề nghiệp, Bộ Tài chính cần nghiên cứu đưa ra các quy định cụ thể cho các tổ chức nghề nghiệp Kế toán, Kiểm toán, để các tổ chức phát huy được vai trò của mình, giống như các tổ chức nghề nghiệp về Kế toán, Kiểm toán trên Thế giới. Bên cạnh các cơ chế từ bên ngoài các Hiệp hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán cũng cần:

- Củng cố và nâng cao chất lượng sinh hoạt tại các chi hội và giúp các hội viên có điều kiện phát triển tốt nhất cả về năng lực chuyên môn và kĩ năng mềm;

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính, kế toán và các cơ chế, chính sách của ngành kế toán, kiểm toán giúp cho hội viên hiểu hơn về Chuẩn mực kế toán, kiểm toán của Quốc tế và của Việt Nam, giúp công tác kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán trở nên dễ dàng hơn;

- Hiệp hội nên có các trang tin tức luôn cập nhật các thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực được ban hành giúp các thành viên trong hội có thể cập nhật một cách nhanh nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và phân tích tại chương 1 và chương 2, trong chương 3 của khóa luận đã dựa trên các hoạt động của EY Việt Nam trong thời gian qua để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng thương mại nói riêng đồng thời đưa ra kiến nghị với các Ngân hàng thương mại trong việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ để ngăn chặn rủi ro và đưa ra một số đề xuất với cơ quan Nhà nước nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để có thể hội nhập quốc tế với việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế.

89

KẾT LUẬN

Khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng thương mại trong kiểm toán báo cáo tài chính dưới góc nhìn của kiểm toán độc lập” gồm có 03 chương đã tập trung nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề về đánh giá kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng thương mại được kiểm toán. Bài khóa luận đã hoàn thành được các mục tiêu sau:

Thứ nhất, khóa luận đã hệ thống hóa một số lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ theo các chuẩn mực quốc tế và trong nước; Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính; và Quy trình đánh giá kiểm soát nội bộ trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán viên độc lập thực hiện. Bài khóa luận cũng đã đánh giá kiểm soát nội bộ trong môi trường công nghệ thông tin, điều tất yếu trong thời đại phát triển về công nghệ một cách chóng mặt.

Thứ hai, khóa luận đã tìm hiểu thực trạng quy trình đánh giá kiểm soát nội bộ tại một Ngân hàng được kiểm toán do EY Việt Nam thực hiện và dựa trên lý luận, các quy định hiện hành của cơ quan Nhà nước và thực tế hoạt động kiểm soát tại các Ngân hàng thương mại để đánh giá quy trình đánh giá kiểm soát nội bộ của EY Việt Nam.

Thứ ba, bài khóa luận đã đưa ra một số giải pháp và đề xuất, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá kiểm soát nội bộ của kiểm toán độc lập và cơ quan chức năng trong việc tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề kế toán kiểm toán trong lĩnh vực tài chính mà cụ thể hơn là ngành Ngân hàng.

Do kiến thức, phương pháp luận về nghiên cứu khoa học còn hạn hẹp và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những khiếm khuyết.

Em rất mong được sự quan tâm, góp ý của các thầy, cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Hồng Yến (2017), ‘Kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại”, Giáo trình Học viện Ngân hàng.

2. Phạm Thanh Thuỷ (2015), ‘Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị’, Đề tài nghiên cứu khoa học.

3. Lê Thị Quỳnh Anh (2012), ‘Hoàn thiện quy trình đánh giá kiểm soát nội bộ do công ty TNHH Deloitte Việt Nam’, Khoá luận tốt nghiệp.

4. Trần Thị Yến (2014), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”, Khoá luân tốt nghiệp.

5. Trần Linh Hậu (2014) “ Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB Tại ngân hàng TMCP Quân đội, Khoá luận tốt nghiệp.

6. Ngân hàng Nhà nước (2018), Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

7. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của Tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

8. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 Ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Tổ chức tín dụng..

9. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 Ban hành quy chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Tổ chức tín dụng..

10. Bộ Tài chính (2012), ‘Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị’, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA số 315.

11. Kiểm toán nhà nước (2017), Quyết định số 11/2017/QĐ-KTNN Quy trình kiểm toán các tổ chức Tài chính, Ngân hàng.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. Basel committee on banking supervision (1998), ‘Framework for internal control systems in banking organizations’.

2. Committee Of Sponsoring Organization (2013), ‘Internal Control — Integrated Framework’.

3. IFAC (2009), ‘Identifying and assesing the risks of material misstatement through understanding the enity and its environment’, ISA 315.

4. ICAEW (2018), ‘Assurance’, Manual book.

5. ICAEW (2018), ‘Accounting’, Manual book.

6. Ernst & Young Vietnam Ltd (2018), ‘Internal controls auditing process’, Guidance book.

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Mẫu 2.1. Giấy tờ làm việc số 1: Tìm hiểu về Ngân hàng M

Đơn vị được kiểm toán: Ngân hàng TMCP M Kì kế toán: 31.12.2018

Người thực hiện: LTN Người kiểm tra: TTN D. MỤC TIÊU:

Thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới Báo cáo Tài chính, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.

E. NỘI DUNG:

Thông tin chung về đơn vị khách hàng:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần M (“Ngân hàng”) là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ngân hàng được thành lập và hoạt động theo Quyết định số XX/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 1X tháng 0X năm 19XX và giấy phép số 00XXX/NH-GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) cấp ngày 0X tháng 0X năm 19XX.

Các hoạt động chính của Ngân hàng

Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn bà dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ; các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; cung cấp dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép.

Mạng lưới hoạt động

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2018, Ngân hàng có:

- Một (01) Hội sở chính;

- Một (01) văn phòng đại diện khu vực miền bắc - Năm mươi tư (54) chi nhánh; và

- Một trăm bảy mươi tư (174) phòng giao dịch tại các tỉnh và thành phố trên cả nước.

Các bên liên quan

- Công ty TNHH Một thành viên Quản lý Nợ và Khai thác Tái sản – Ngân hàng TMCP M là công ty con của Ngân hàng được kiểm toán (sở hữu của Ngân hàng 100%).

- Công ty Tài chính TNHH M1 là công ty con của Ngân hàng được kiểm toán (sở hữu của Ngân hàng 50%).

Thông tin về Ban Điều hành/Ban Giám đốc tại Ngân hàng khách hàng:

Trong năm kiểm toán từ 01 tháng 01 năm 2018 đến 31 tháng 12 năm 2018, Ngân hàng không có sự thay đổi về nhân sự Ban Điều hành cũng như các thành viên cao cấp khác.

Các chính sách của nước sở tại có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng khách hàng:

Không có quy định nào liên quan đến việc hạn chế các hoạt động kinh doanh mà trên giấy phép đăng kí kinh doanh của Ngân hàng.

F. KẾT LUẬN

Mô tả rủi ro Ảnh hưởng Rủi ro đáng kể Biện pháp xử lý/Thủ tục kiểm toán (2)

1/ Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ Báo cáo Tài chính và biện pháp xử lý (Ví dụ, rủi ro do BGĐ khống chế KSNB, do khiếm khuyết trong môi trường kiểm soát, BGĐ thiếu năng lực…)

Không X Kiểm toán viên không tăng số lượng thủ tục kiểm toán cho yếu tố này.

2/ Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và các thủ tục kiểm toán cụ thể

Có X Soát xét lại các kết quả kiểm toán đã thực hiện trong năm trước để đối chiếu Không

Auditors’ WPs

Phụ lục 2: Mẫu 2.2. Giấy tờ làm việc số 2: Tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ ở cấp độ toàn Ngân hàng

Đơn vị được kiểm toán: Ngân hàng TMCP M Kì kế toán: 31.12.2018

Người thực hiện: LTN Người kiểm tra: TTN 6. Môi trường kiểm soát

Mục tiêu Thủ tục, quy trình thiết lập tại Ngân hàng Thang điểm 1 đến 4

Yếu - Trung bình - Khá - Mạnh Đảm bảo tính trung thực, các

giá trị đạo đức và hành vi trong toàn bộ Ngân hàng

1. Ngân hàng đã xây dựng bộ Quy tắc quy định rõ các chuẩn mực hành vi đạo đức chưa?

2. Ngân hàng đánh giá các quản lý cấp cao, nhân viên dựa trên các chuẩn mực đạo đức? 3. Ngân hàng đã thiết lập cơ chế báo cáo và có các biện pháp chế tài thích hợp đối với các trường hợp vi phạm các chuẩn mực đạo đức.

1 X

2 X

3 X

Kết luận: 9 > 6đ - Đạt

Đảm bảo cơ cấu tổ chức, phân công phân nhiệm và ủy quyền thích hợp và đảm bảo các cá nhân đều có trách nhiệm đối với công tác kiểm soát nội bộ

4. Ngân hàng đã xác định rõ cơ cấu tổ chức, vai trò, trách nhiệm, kênh báo cáo?

5. Ngân hàng đã xác định thẩm quyền tđúng với từng cấp điều hành?

6. Ngân hàng đã đảm bảo các hợp đồng lao động được ký kết một cách phù hợp?

7. Hội sở tại Hà Nội và các Chi nhánh tuân theo kế hoạch Kiểm toán nội bộ của Hội sở chính và được kiểm toán bởi Hội sở chính theo kế hoạch?

4 X

5 X

6 X

7 X

Kết luận: 14 > 8đ - Đạt

Cam kết trong việc thu hút, phát triển và duy trì đội ngũ nhân sự có năng lực

8. Ngân hàng đã thiết lập các yêu cầu về năng lựC, kỹ năng đối với toàn bộ nhân viên?

9. Ngân hàng đánh giá định kỳ năng lực và hoạt động của nhân viên?

10. Ngân hàng gắn kết các tiêu chuẩn năng lực với các chính sách và các quyết định tuyển dụng, đào tạo và duy trì đội ngũ nhân sự?

1 X

2 X

3 X

Kết luận: 8 > 6đ - Đạt

KẾT LUẬN:

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng: Tốt Phân công, phân nhiệm và ủy quyền: Khá Văn hóa kiểm soát: Tốt Chính sách nhân sự: Tốt

7. Nhận diện và đánh giá rủi ro Công cụ nhận dạng và đo lường rủi ro

Rủi ro Thủ tục, quy trình thiết lập tại Ngân hàng Thang điểm 1 đến 4

Yếu - Trung bình - Khá - Mạnh Rủi ro thị trường và rủi

ro thanh khoản 1. Mức độ đo lường rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản thông qua sổ ngân hàng?

2. Đánh giá các rủi ro trọng yếu và các nguyên nhân phát sinh rủi ro liên quan đến tài sản, công nợ và các khoản mục ngoại bảng, trên khía cạnh thu nhập và giá trị vốn kinh tế?

3. Mức độ rà soát thông tin về giá, lãi suất thị trường... và các tham số giả định được sử dụng trong các mô hình đo lường rủi ro?

4. Mức độ đánh giá tính đầy đủ và tính chính xác của phương pháp đo lường?

5. Tuân thủ các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước?

1 X

2 X

3 X

4 X

5 X

Kết luận: 15 > 10đ - Đạt

Rủi ro hoạt động

6. Mức độ đo lường rủi ro hoạt động dựa vào hệ thống được cung cấp bởi Hội sở chính theo đó đánh giá hiệu quả của các chốt kiểm soát rủi ro thông qua việc xây dựng các chỉ số rủi ro chính và thiết lập các ngưỡng báo cáo phù hợp?

7. Hội sở chính có chịu trách nhiệm hướng dẫn về tiêu chí, cách thức xây dựng các chỉ số rủi ro hoạt động và các vấn đề liên quan không?

8. Mức độ rà soát các chỉ số rủi ro chính?

Kết luận: 8 > 6đ - Đạt

6 X

7 X

8 X

Nhận diện rủi ro trong công tác lập báo cáo tài chính

Nhận diện Thủ tục, quy trình thiết lập tại Ngân hàng Thang điểm 1 đến 4

Yếu - Trung bình - Khá - Mạnh

Công tác lập báo cáo tài chính

1. Thường xuyên cập nhật những thay đổi trong các quy định, chuẩn mực?

2. Phòng Kế toán cập nhật các thay đổi về môi trường kinh doanh?

3. Ngân hàng ban hành thủ tục về công tác khóa sổ hàng ngày, tháng, quý và năm?

4. Phòng Kế toán đề ra những tiêu chuẩn để thiết lập các tài khoản trọng yếu?

5. Phòng Kế toán đánh giá mức độ sai sót trọng yếu dựa trên khả năng xảy ra các rủi ro?

1 X

2 X

3 X

4 X

5 X

Kết luận: 16 > 10đ - Đạt

8. Các hoạt động kiểm soát

Mục tiêu và các thủ tục của Ngân hàng trong việc thiết lập các hoạt động kiểm soát như sau:

Mục tiêu Thủ tục, quy trình thiết lập tại Ngân hàng

Thang điểm 1 đến 4 Yếu - Trung bình - Khá - Mạnh Xây dựng các hoạt động kiểm

soát nhằm hạn chế rủi ro ở mức có thể chấp nhận được

1. Ngân hàng đã ban hành các quy trình cho từng nghiệp vụ hoạt động?

2. Thiết kế của các chốt kiểm soát có đảm bảo đạt được mục tiêu?

1 X

2 X

Kết luận: 7 > 4đ - Đạt

Xây dựng các hoạt động kiểm soát công nghệ thông tin hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu đề ra

3. Ngân hàng đã xây dựng các kiểm soát chung đối với hệ thống CNTT nhằm quản lý thay đổi?

4. Ngân hàng đã xây dựng các kiểm soát chung đối với hệ thống CNTT nhằm quản lý truy cập người dùng?

5. Ngân hàng đã xây dựng các kiểm soát chung đối với hệ thống CNTT nhằm quản lý an toàn dữ liệu, hệ thống và bảo mật chung hệ thống CNTT?

Kết luận: 9 > 6đ - Đạt

3 X

4 X

5 X

Thực hiện các hoạt động kiểm soát thông qua chính sách hướng dẫn thực hiện và các quy trình thực hiện

6. Ngân hàng đã xây dựng và mô tả các chính sách, quy trình?

7. Ngân hàng đã thực hiện triển khai các hoạt động kiểm soát tới các phòng/ban hoặc lãnh đạo các phòng/ban?

8. Ngân hàng đã thực hiện việc kiểm tra định kỳ và bất thường với các hoạt động kiểm soát

Kết luận: 10 > 6đ - Đạt

6 X

7 X

8 X

9. Thông tin và trao đổi thông tin

Mục tiêu Thủ tục, quy trình thiết lập tại Ngân hàng

Thang điểm 1 đến 4 Yếu - Trung bình - Khá - Mạnh

Duy trì công nghệ thông tin liên quan đến báo cáo tài chính một cách thích hợp

1. Ngân hàng tuân thủ theo yêu cầu báo cáo từ Hội sở chính với những kiểm soát thích hợp?

2. Ngân hàng sử dụng phần mềm để hỗ trợ cho việc lập các báo cáo?

3. Phòng Kế toán lập bảng đối chiếu các tài khoản giữa số tài khoản theo quy định của Việt Nam và hệ thống SYMBOLS?

4. Trưởng nhóm kế toán kiểm tra báo cáo hàng tháng đã được lập theo quy định?

5. Thông tin của Ngân hàng được bảo mật và giám sát bằng nhiều chốt?

1 X

2 X

3 X

4 X

5 X

Kết luận: 14 > 10đ - Đạt

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Thương mại trong kiểm toán báo cáo tài chính dưới góc nhìn của kiểm toán độc lập (Trang 97 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)