Thực trạng lãi suất ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2009

Một phần của tài liệu Những vấn Đề cơ bản của lãi suất và thực trạng lãi suất ở việt nam trong vòng 20 năm từ năm 1994 Đến năm 2024 (Trang 24 - 28)

2. THỰC TRẠNG LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM TRONG VÒNG 20 NĂM TỪ NĂM 1994 ĐẾN NĂM 2024

2.3. Thực trạng lãi suất ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2009

2.3.1. Thực trạng lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 2005-2006 :

Tình hình lãi suất năm 2005-2006 : ở giai đoạn này tình hình kinh tế tăng trưởng mạnh và lãi suất tương đối ổn định Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng GDP khoảng 8% mỗi năm. Lãi suất cơ bản do NHNN công bố được duy trì ở mức tương đối thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Lãi

suất cơ bản vào năm 2005 dao động quanh mức 7,8%, trong khi đó lãi suất cho vay trung bình của các ngân hàng thương mại rơi vào khoảng 9-11%.

Nguyên nhân chính của mức lãi suất thấp trong giai đoạn này là do Việt Nam vẫn đang trong quá trình cải cách kinh tế, hướng tới việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển, đồng thời giữ ổn định lạm phát ở mức khoảng 7-8%.

Lãi suất cơ bản trong giai đoạn này duy trì ở mức thấp để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn và thúc đẩy đầu tư trong nền kinh tế. Cụ thể, lãi suất cơ bản vào cuối năm 2005 là 7,5%. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn , mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh . 2.3.2. Thực trạng lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 2007 :

Tình hình ở giai đoạn này có nhiều biến động mạnh do khủng hoảng toàn cầu . Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế phát triển . Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính. Lạm phát tại Việt Nam tăng mạnh, từ mức 6,6% năm 2006 lên 12,6% vào cuối năm 2007. Từ cuối năm 2006 , khi lạm phát bắt đầu có dấu hiệu tăng cao , để đối phó NHNN đã bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ , tăng lãi suất cơ bản lên mức 8,25% nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát, tăng giá và ngăn chặn nguy cơ bong bóng bất động sản . Tuy nhiên, do áp lực từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, mức lãi suất này không đủ để kiểm soát tình hình, sự thắt chặt này đã khiến lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại cũng tăng theo.

2.3.3. Thực trạng lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 2008:

Giai đoạn này là giai đoạn đỉnh điểm của lãi suất và kiểm soát lạm phát. Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cùng với sự tăng giá dầu mỏ và lương thực trên thị trường quốc tế. Lạm phát trong nước tăng cao, lên đến mức 2 con số 19,89% , gây áp lực lớn lên chính sách tiền tệ của

NHNN. Để kiềm chế lạm phát, NHNN đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cơ bản từ 7,5% vào đầu năm 2008 lên 14% vào tháng 6/2008.

Việc tăng lãi suất này nhằm mục đích giảm lượng cung tiền trong nền kinh tế, kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tài chính. Lãi suất cho vay tại các NHTM lên tới 18-21%, gây khó khăn cho doanh nghiệp và hộ gia đình trong việc tiếp cận vốn vay.Tuy nhiên, việc tăng lãi suất quá nhanh đã khiến chi phí vay vốn tăng cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này đã dẫn đến tình trạng suy giảm đầu tư và tiêu dùng, khiến tăng trưởng kinh tế giảm mạnh 2.3.4. Thực trạng lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 2009:

Ở giai đoạn này đã thực hiện chính sách lãi suất hạ nhiệt và kích thích kinh tế . Trước sự suy thoái kinh tế toàn cầu và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, từ cuối năm 2008 đến năm 2009, chính phủ Việt Nam đã triển khai một loạt các gói kích thích kinh tế nhằm cứu vãn tình hình. Chính sách tiền tệ đã chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng, với mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng và tạo việc làm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đã thực hiện các biện pháp giảm lãi suất để thúc đẩy tín dụng và hỗ trợ doanh nghiệp. Lãi suất cơ bản đã được hạ dần xuống còn 7% vào cuối năm 2009. Điều này giúp các doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn, nhưng cũng tạo áp lực về rủi ro lạm phát trong dài hạn. Chính sách này đã giúp giảm lãi suất cho vay xuống khoảng 10-12%, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động và phục hồi sản xuất sau giai đoạn khó khăn.

2.3.5. Nguyên nhân chính tác động đến sự biến động lãi suất:

Áp lực lạm phát: Lạm phát là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh lãi suất của NHNN, giai đoạn này là tình trạng lạm phát leo thang . Đặc biệt là ở giai đoạn 2008-2009, áp lực tăng giá từ bên ngoài và nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng cao khiến NHNN phải thắt chặt tiền tệ và tăng lãi suất nhằm kiềm chế tình trạng này.

Chính sách tiền tệ thắt chặt và nới lỏng : Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã có những can thiệp bằng các gói kích thích tài khóa, trong khi

NHNN cũng áp dụng nhiều biện pháp thắt chặt và nới lỏng lãi suất tùy theo từng thời điểm để đối phó với các thách thức kinh tế trong nước và quốc tế. Điều này bao gồm việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát và giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu : Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đã có ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, làm suy giảm dòng vốn đầu tư nước ngoài, giảm cầu xuất khẩu, và làm giảm niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước , buộc NHNN phải điều chỉnh chính sách lãi suất để ứng phó với các biến động từ bên ngoài, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng và phục hồi kinh tế. Điều này tạo áp lực lớn lên chính sách lãi suất Việt Nam . 2.3.6.Tác động lãi suất đến nền kinh tế :

Tích cực :

+ Khi lạm phát tăng nhanh , đặc biệt là ở giai đoạn 2007-2008 , NHNN đã điều chỉnh lãi suất giúp kiểm soát lạm phát và ổn định giá cả trong những giai đoạn kinh tế có dấu hiệu quá nóng . Chính sách này giúp giảm bớt sự tăng giá của hành hóa và dịch vụ , giúp ổn định kinh tế , bảo vệ giá trị tiền đồng và lòng tin vào nền kinh tế.

+ Lãi suất cao ở giai đoạn 2007-2008 góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam , các nhà đầu tư nước ngoài nhận được lợi nhuận cao hơn từ các khoản đầu tư , tạo động lực cho dòng vốn FDI ( đầu tư gián tiếp )

+ Lãi suất giảm trong năm 2009 đã giúp kíc thích đầu tư và sản suất , tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng và nâng cao chất lượng đầu tư trong nền kinh tế

 Tiêu cực :

+ Gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn với lãi suất hợp lí, giảm quy mô hoạt động hoặc hoãn kế hoạch đầu tư dẫn đến sự suy gỉam đầu tư và hoạt động kinh doanh

+ Việc thắt chặt lãi suất một cách nhanh chóng đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế , gây khó khăn và tạo ra sức ép lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Giảm khả năng chi tiêu của người dân , gây suy giảm nhu cầu trong nước , khiến cho các khoản vay tiêu dùng như mua nhà , mua xe trở nên đắt đỏ hơn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và sản xuất dịch vụ

Một phần của tài liệu Những vấn Đề cơ bản của lãi suất và thực trạng lãi suất ở việt nam trong vòng 20 năm từ năm 1994 Đến năm 2024 (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)