Tình hình lãi suất đầu năm 2024

Một phần của tài liệu Những vấn Đề cơ bản của lãi suất và thực trạng lãi suất ở việt nam trong vòng 20 năm từ năm 1994 Đến năm 2024 (Trang 45 - 49)

2. THỰC TRẠNG LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM TRONG VÒNG 20 NĂM TỪ NĂM 1994 ĐẾN NĂM 2024

2.6. Thực trạng lãi suất Việt Nam giai đoạn 2019 – 2024

2.6.6. Tình hình lãi suất đầu năm 2024

Tình hình lạm phát ở nước ta cuối năm 2023 - đầu năm 2024 đã hạ nhiệt và do nền kinh tế trong nước phục hồi còn chậm nên vẫn cần giảm thêm lãi suất để kích thích tăng trưởng nhanh hơn. Năm 2023 tăng trưởng GDP chỉ đạt 5.05%, thấp hơn mục tiêu

năm 2023 (6.5%), với năm 2024 mục tiêu đặt ra cũng từ 6-6.5%, vì thế các chính sách năm 2024 cũng tiếp tục chịu nhiều áp lực hơn.

Nhiều ngân hàng rơi vào cảnh thừa vốn khi tăng trưởng tín dụng chậm hơn so với nguồn vốn đầu vào. Vì vậy, để tối ưu hóa việc sử dụng vốn ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay. Từ đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng tín dụng đạt khá. Thị trường bảo hiểm khởi sắc, doanh thu phí bảo hiểm bắt đầu tăng trở lại. Thị trường chứng khoán ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực, thanh khoản thị trường cải thiện rõ rệt.

Mặt bằng lãi suất cho vay có xu hướng giảm, sản xuất phục vụ xuất khẩu tăng trưởng tốt, các chính sách về miễn giảm, giãn, hoãn thuế tiếp tục được triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh đã thúc đẩy đầu tư mới và mở rộng sản xuất, tăng cường thu hút và thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội. Chín tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9%.

Và gần đây, nước ta vừa trải qua cơn bão Yagi đã gây ra nhiều thiệt hại, nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ và có thể gia tăng áp lực nợ xấu. Nên lãi suất huy động cũng có xu hướng đi lên nhằm thu hút nguồn vốn mới, từ đó đảm bảo thanh khoản. Đến cuối tháng 9, lãi suất 12 tháng trung bình của nhóm ngân hàng cổ phần đã tăng 0,13 điểm % so với đầu năm lên 5%, trong khi lãi suất của nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn giữ nguyên ở gần 4,7%, thấp hơn 0,26 điểm % so với đầu năm.

Dưới đây là biểu đồ lãi suất liên ngân hàng từ đầu năm 2024 - 02/20/2024

NHNN bơm tiền vào hệ thống ngân hàng với lãi suất 4% - 4,25%, kỳ hạn 7 ngày nhằm hạ mặt bằng lãi suất liên ngân hàng. NHNN cũng đã chủ động dừng phát hành tín phiếu kể từ cuối tháng 8. Qua đó, lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã giảm xuống 3%. Trong tuần cuối cùng của tháng 9, lãi suất liên ngân hàng qua đêm đột ngột tăng vọt lên khoảng 4,3%.

Theo MBS, sự bật tăng này được cho là do áp lực thanh khoản gia tăng trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang phục hồi ổn định.

Bên cạnh những yếu tố hỗ trợ kể trên, xu hướng lãi suất trong năm 2024 vẫn có thể gặp một số tác động bất lợi, trong đó lạm phát là ẩn số cần quan sát chặt chẽ.

Những năm qua, Việt Nam đã khá thành công khi kiểm soát lạm phát dưới mục tiêu đề ra, dù nhiều nền kinh tế khác chật vật ứng phó với lạm phát leo thang liên tục, nhưng điều này không có nghĩa lơ là với biến số có tác động rất mạnh lên lãi suất trong giai đoạn tới.

Lời kết.

Trong bài tiểu luận này, chúng em đã tập trung phân tích về thực trạng lãi suất của Việt Nam . Lãi suất không chỉ là công cụ tài chính quan trọng trong việc điều tiết dòng vốn, mà còn phản ánh mối quan hệ cung cầu về tiền tệ. Các biến động lãi suất qua các năm cũng có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định đầu tư, chi tiêu của doanh nghiệp và cá nhân.

Qua quá trình nghiên cứu và lảm đề tài thực trạng lãi suất của Việt Nam , nhóm chúng em nhận thấy rằng lãi suất đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, bao gồm kiểm soát lạm phát, duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, việc điều hành lãi suất cần được cân nhắc kỹ lưỡng vì những tác động phụ có thể gây ra, chẳng hạn như rủi ro lạm phát hoặc bong bóng tài sản.

Nhìn chung, hiểu rõ cơ chế và sự vận động của lãi suất sẽ giúp các chủ thể kinh tế đưa ra quyết định tài chính hiệu quả hơn. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, việc nắm bắt xu hướng lãi suất trở nên quan trọng hơn bao giờ hết . Chúng em hy vọng rằng những phân tích trong tiểu luận này đã giúp làm rõ thực trạng của lãi suất ngày nay để mở ra những hướng nghiên cứu mới trong tương lai.

Trên cơ sở còn hiểu biết còn nhiều hạn hẹp , thiếu sót, bài tiểu luận của nhóm chúng em chắc chắn sẽ có rất nhiều điều cần góp ý từ phía Thầy để đề tài của chúng em hoàn thiện tốt hơn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Thầy Th.S Phạm Thanh Nhật đã giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận này.

Một phần của tài liệu Những vấn Đề cơ bản của lãi suất và thực trạng lãi suất ở việt nam trong vòng 20 năm từ năm 1994 Đến năm 2024 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)