Dia danh có nguồn gốc Hán Việt

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Bước đầu tìm hiểu địa danh vùng Bắc Trung Bộ (Trang 41 - 44)

NGUON GOC PHAT SINH DIA DANH

3.3 NGUON GOC PHÁT SINH DIA DANH

3.3.1. Dia danh có nguồn gốc Hán Việt

Với mong muốn mọi điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người, nên khi khai thác một vùng đất mới hoặc thành lập một đơn vị hành chính người ta thường ghép các yếu tố

Hán Việt để dat tên cho nó. Cách này thường dùng để đặt tên các đơn vị hành chính

nhất là thôn, xã, huyện và kể cả tỉnh. Hầu hết các yếu tố này thường mang ý nghĩa

đẹp : Tân, An, Bình, Long, Phú, Mỹ, Xuân, Trung, Thành, Lương, Ai... Chẳng han :

xa Thành Công, Thành Vinh, Thành Mỹ huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá, xã Vĩnh Yên (Vinh Lộc Thanh Hoá), xã Châu Hội (Quý Châu, Nghệ An)...

GVHD: Thạc sỹ Trần Van Thanh Trang 39 SVTH: Nguyễn Thị Anh Thuy

Khoá luận tốt nghiệp niên khoá 2000-2004

Đề tài: Bước đầu tìm hiểu địa danh vùng Bắc Trung Bộ

Bên cạnh đó, một số yếu tế Hán Việt được đặt ở cuối địa danh có mục đích phân biệt vị trí của địa danh đó với các địa danh khác : Đông-Tây-Nam-Bắc,

Thượng-Trung-Hạ... như xã Trung Thượng, Trung Hạ (huyện Quan Sơn-Thanh Hod)

xã Lương Nội, Lương Ngoại (Bá Thước-Thanh Hoá) Quan Xà Bắc Thành, Nam

Thành (ở Yên Thành-Nghệ An).

Địa danh có nguồn gốc Hán Việt còn là cách cấu tạo theo các thành tố có quan hệ chính phu trong đó thường là thành tố chính đứng sau thành phố phụ :

+ Tình từ + Danh từ : thị trấn Yên Cát (Như Xuân, Hà Tĩnh), xã Thọ Hải (Thọ

Xuân-Thanh Hoá), Phúc Sơn (Anh Sơn-Nghệ An)...

+ Động từ-Tính từ xã Hồi Xuân (Quan Hoá-Thanh Hoá), xã Tiến Lộc (Hậu

Lôc-Thanh Hoá), xã Tả ng Thành (Yên Thành-Nghệ An)...

+ Tính từ + động từ : xã Xuân Chỉnh (Thường Xuân-Thanh Hoá), Châu Tiến,

Châu Hội (Quý Châu-Nghệ An), xã Kỳ Tiến, Kỳ Hợp (Kỳ Anh-Hà-Tĩnh)...

+ Danh từ + Tính từ : Nông Trường Phúc Do (Cẩm Thuỷ-Thanh Hoá), Hà Tân,

Hà Bình (Hà Trung, Thanh Hoá)...

Loai địa đanh có nguồn gốc Hán Việt thường có cách cấu tạo theo các yếu tố

có quan hệ đặng lập và các yếu tố thường là tính từ như : Phú Xuân (Quan Hoá-

Thanh Hoá), nhưng cũng đôi khi có 2 yếu tố Hán Việt sát nhập thành tên của các dia

danh : Hà Hải (Hà Trung-Thanh Hoá), Hà Linh (Hương Khê-Hà Tĩnh)...

Ngoài ra, từ Hán Việt còn được đặt cho các đơn vị hành chính, quân sự thời

phong kiến : Châu, Trần, Phủ, Dinh... tên được đặt thường xác định ý chiếm giữ và ấn định lâu đài những vùng đất mới chiếm giữ, quản lý. Ví dụ : Dinh Chúa Trà Bát (ở Triệu Phong-Quảng Trị hiện nay) thời chúa thủ phủ, trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự của cả vùng đất Đàng Trong .

_ Thành Tân Sở (trên bình nguyên, nay thuộc Quảng Trị) .

_ Châu Thuận (thời vua Chămpa là châu Ô, từ sau lễ cưới Huyền Trân Công

Chúa 1306 thì trở thành châu Thuận của người Việt)...

Mặt khác, vùng Bắc Trung Bộ có lịch sử khai phá và con người đến sinh sống

từ lâu đời, tuy nhiên điều kiện tự nhiên nơi đây lại khó khăn vì vậy việc khai thác, GVHD: Thạc sỹ Trần Văn Thành Trang: 40 SVTH: Nguyễn Thi Anh Thuy

Khoá luận tốt nghiệp niên khoá 2000-2004

Dé tài: Bước đầu tìm hiểu địa danh vùng Bấc Trung Bộ

tác đông đến tự nhiên nơi đây lại khó khăn. Vì vậy việc khai thác, tác động đến tự nhiên của vùng chưa nhiều, tự nhiên nơi đây chưa được bảo lưu khá bén vững vì bị thay đổi bởi biến động của xã hội. Vì vây các địa danh về tự nhiên được các nhà nho

xưa dat cho với tên mang nguồn gốc Hán Việt đến nay chưa bị thay đổi còn rất nhiều

như : Đỉnh Thứu (núi có hình giống mào gà). Ở Yên Thành Hà Tĩnh, núi Trụ Hải Cở

Quỳnh Lưu-Nghệ An : như chặn biển bảo vệ dân làng đồng bằng, núi Thất Tính (ở Yên Thành-Hà Tĩnh : như 7 ngôi sao). Long Can Đại Liên, Mã Sơn, Hồng Lĩnh, Sông

Mi...

Có thé nói, địa danh có nguồn gốc Pháp xuất hiện ở nước ta sớm nhất là ở

vùng Bắc Trung Bộ. Theo sách “Khim định Việt Sứ Thông giám cương mục” ghi

nhận : Từ đầu thế ky XVI (1533), năm thứ I đời vua Lê Trang Tông có 1 người Tây

Dương theo thuyền buôn lên vào giảng đạo ở khu Nghệ Tinh; sau đó các giáo sĩ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tìm đến ngày càng đông. Đến năm 1593, ở Nghệ An đã có đến 12 làng công giáo toàn dòng. TY sau 1624 (sau khí giáo sĩ người Pháp : Alexandre de Rhodes từ Dang Trong và Dang Ngoài nước ta trở vé Pháp thuyết phục

giáo hội ở Pari quyền truyền đạo ở Viễn Đông trong đó có Việt Nam) thì sự có mặt

của những người nói tiếng gốc Pháp ở nước ta ngày càng nhiều và đã được giáo hội

Pari đồng ý, lại được triểu đình của ta niém nở đón tiếp (vì họ thực hiện các luật lệ

của triểu đình ta rất tốt, triểu đình thì cũng muốn qua đó mở rộng ngoại giao, ngoại thương...) nên các giáo sĩ này có điểu kiện nghiên cứu kỹ về đất nước con người

Việt Nam để có thể truyền giáo thuận lợi .

Mặt khác, từ cuối thế kỷ XIX (1858) trở đi, Pháp xâm chiếm nước ta cũng như các vùng khác, khi đặt xong ách cai trị ở đây chúng lién tiến hành những thay đổi địa danh như hành chính, đường phố, tượng đài, công trình xây dựng... bằng tiếng Pháp

để thuận tiện cho việc quản lý cai trị của chúng. Sau gần 1 thế kỷ là thuộc địa của

Pháp thì ở Bắc Trung Bộ có nhiều địa danh mang gốc Pháp. Có thé chia qua 2 dang

sau:

GVHD: Thạc sỹ Trấn Văn Thành Trang: 41 SVTH: Nguyễn Thi Anh Thuy

Khoá luận tốt nghiệp niên khoá 2000-2004

Để tài: Bước đầu tìm hiểu địa danh vùng Bấc Trung Bộ

_ Tên các địa danh có nguồn gốc Pháp hoàn toàn, loại này có thể do được đặt lại bằng tiếng Pháp do khi khảo sát ghi chép người Pháp ghi lại theo tên mà người dân dia phương đọc nhưng lại ghi theo phiên âm tiếng Pháp.

Ví du : Sd -> Chou (đọc là Chu) trong tên sông Chu .,

Bogaert->đọc là Bò Ghè trong tên khu công nghiệp Bò Ghè ở Huế

-Pat rồi người Việt dịch lại : Le Berger (Cồn Chó), Le Coop (hòn Gà Trống),

Rocher Lion (đá Sư Tử), Le Bouddha (đá Ông Phat)...

_ Tên các địa danh có một phẩn gốc Pháp. Thường là chỉ các thành tố chung .

Ví dụ : Boste (đồn cảnh sát, đổn biên phòng...) -> Bot, Bốt, Đổn

Gare (trạm dừng, trạm đậu xe lửa, ôtô...) -> (Ga Huế, Ga Đồng

Hới, Gara)

Rail (thanh sất của đường xe lửa) -> Ray (đường ray)

Lot (phần, mảnh...) -> Lô (chia đất, chia nha...)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Bước đầu tìm hiểu địa danh vùng Bắc Trung Bộ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)