1.2. Hoạt động cho vay xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội
1.2.1. Khái quát về hộ nghèo
1.2.1.1. Khái niệm về hộ nghèo
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Thái Lan năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao cho rằng "Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Thị Thái Hằng
SVTH: H Byui Niê 15
năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”.
Khái niệm nghèo đói này bao gồm 3 khía cạnh:
- Nhu cầu cơ bản của con người bao gồm ăn ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội.
- Nghèo thay đổi theo thời gian: Thước đo nghèo khổ sẽ thay đổi theo thời gian, khi kinh tế càng phát triển thì nhu cầu cơ bản của con người cũng sẽ thay đổi theo xu hướng ngày một cao hơn.
- Nghèo thay đổi theo không gian: Thông qua định nghĩa này cũng chỉ cho chúng ta thấy sẽ không có chuẩn nghèo chung cho tất cả nước, vì nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố văn hoá của từng quốc gia, từng vùng.
Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo như sau: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại".
Trong “Báo cáo về tình hình phát triển thế giới - tấn công đói nghèo, năm 2000”, Ngân hàng Thế giới (WB) thừa nhận quan điểm truyền thống hiện nay về đói nghèo đói nghèo "không chỉ bao hàm sự khốn cùng về vật chất (được do lường theo một khái niệm thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng) mà còn là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế” báo cáo đã mở rộng quan điểm về đói nghèo khi tính đến cả nguy cơ dễ bị tổn thương, dễ bị rủi ro của người nghèo. Báo cáo nêu bật "nghèo có nghĩa là không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường”. Báo cáo chỉ ra "người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự biểu hiện bất lợi nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt ra rìa và không có tiếng nói quyền lực trong các thể chế đó”.
Để đánh giá rõ hơn mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành 2 loại nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Thị Thái Hằng
SVTH: H Byui Niê 17
+ Nghèo tuyệt đối là số tiền cần thiết để mua một số lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng với lượng 2.100 - 2.300 calo/người/ngày. Mức nghèo tuyệt đối là thước đo dễ lượng hóa để mô tả tình trạng đói nghèo.
Mức nghèo tuyệt đối có phương pháp tính toán riêng nên ranh giới nghèo tuyệt đối được xác lập cụ thể. Ngược lại, ranh giới của nghèo tương đối rất khó xác định bởi không có một tiêu chuẩn chung áp dụng. Nó phụ thuộc chủ yếu vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và mức độ quan tâm, điều chỉnh của chính quốc gia đó.
+ Khái niệm nghèo tương đối được Robert Mc Namara - nguyên Tổng giám đốc WB định nghĩa: "Nghèo ở mức độ tương đối... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tương đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt qua sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta".
Như vậy, nghèo tương đối không chỉ bao hàm mức thu nhập và tiêu dùng thấp mà còn bao gồm cả mức hưởng thụ thấp về giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác của sự phát triển con người. Trong những hoàn cảnh nhất định, họ không có tiếng nói chính trị, thậm chí còn bị tẩy chay sống biệt lập với xã hội.
Các quan niệm về nghèo đói nêu trên phản ánh 3 khía cạnh của người nghèo:
- Không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người.
- Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
- Thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng.
Một cách chung nhất thì nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư vì những lý do nào đó không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu mà xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của chính xã hội đó.
Biểu hiện của việc không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản đó, là tình trạng thiếu ăn, thiếu nước sinh hoạt, suy dinh dưỡng, mù chữ, bệnh tật, môi trường suy thoái, tuổi thọ trung bình thấp, ít được tiếp cận với các dịch vụ xã hội.
1.2.1.2. Đặc điểm của hộ nghèo
Nghèo đói xuất hiện ở những hộ có thu nhập thấp và bấp bênh, thu nhập của bộ phận lớn dân cư nằm ở khu vực giáp ranh nghèo, vì vậy chỉ điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo cũng có thể làm cho tỷ lệ nghèo tăng lên.
Nghèo đói tập trung ở các vùng có có điều kiện sống khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, khí hậu khắc nghiệt, khiến cho các điều kiện sản xuất bị ảnh hưởng tiêu cực. Sự kém phát triển về hạ tầng cũng là nguyên nhân đặc biệt khiến cho các vùng này bị tách biệt với các vùng khác làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế.
Nghèo đói là hiện tượng phổ biến ở nông thôn với trên 90% số người nghèo cả nước. Phần đông số người nghèo là nông dân với trình độ tay nghề thấp, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn nhân lực trong sản xuất như vốn, công nghệ, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ. Những người dân nghèo thường không có điều kiện chuyển đổi sang các ngành phi nông nghiệp đem lại thu nhập cao và ổn định hơn.
Trong khu vực thành thị, tuy tỷ lệ nghèo đói thấp hơn và mức sống trung bình cao hơn mức sống trung bình cả nước nhưng mức độ cải thiện điều kiện sống không đồng đều. Đa số người nghèo ở khu vực thành thị làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn định ảnh hưởng đến sự ổn định của thu nhập.
Cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới hiện nay làm cho nhiều công ty, doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm, không có tiền thuê nhân công, dẫn đến tình trạng công nhân bị thất nghiệp, làm cho điều kiện sống ngày càng khó khăn hơn.
Đói nghèo mang tính chất phân vùng rõ rệt, tỷ lệ đói nghèo ở các vùng sâu, vùng xa, nơi các dân tộc ít người sinh sống cao hơn so với vùng thành thị, nông thôn. Do điều kiện sống ở vùng sâu, vùng xa khó khăn hơn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở kém phát triển càng làm tăng tỷ lệ đói nghèo trong khu vực này.
1.2.1.3. Các quy định về chuẩn nghèo
Để xác định mức độ nghèo đói người ta thường dựa trên mức thu nhập hoặc mức chi tiêu. Một người được coi là nghèo đói nếu mức độ chi tiêu hoặc thu nhập dưới mức tối thiểu cần thiết để đáp ứng cho các nhu cầu căn bản. Mức tối thiếu này được gọi là
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Thị Thái Hằng
SVTH: H Byui Niê 19
“ngưỡng đói nghèo”. Các yếu tố đáp ứng nhu cầu căn bản thay đổi theo thời gian và xã hội, do đó, “ngưỡng đói nghèo” khác nhau theo thời gian, địa điểm và mỗi quốc gia sử dụng các ngưỡng thích hợp với mức độ phát triển, chuẩn mực và giá trị xã hội của mình.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra một phương pháp để đánh giá nghèo đói tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Chuẩn nghèo mới, còn được gọi là Chuẩn nghèo châu Á, được ADB xác định là mức sống dưới mức 1,35 USD/ngày.
Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo.
- Nước Mỹ áp dụng mức chuẩn nghèo từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể thu nhập 18.600 USD/năm là ngưỡng nghèo đối với các gia đình có bốn người (gồm bố mẹ và hai con) và thu nhập 9.573 USD/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc thân trong độ tuổi lao động.
- Malayxia sử dụng tiêu chuẩn 9.910 calo một ngày tính trên một gia đình có hai người lớn và ba trẻ em để làm chuẩn nghèo.
- Ấn Độ áp dụng ngưỡng nghèo với chuẩn mức tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày 2.400 calo đối với vùng nông thôn.
- Một số nước khác căn cứ vào mức tiêu thụ calo bình quân đầu người hàng ngày: Pakistan (2.350), Sri Lanka (2.500), Nepal (2.124), Thái Lan (2.099), Bangladesh (2.122), Azerbaijan (2.200), một số quốc gia khác lại sử dụng ngưỡng nghèo là tiêu thụ một ngày 2.100 calo một người như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia...
- Từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã nhiều lần điều chỉnh chuẩn nghèo cho phù hợp với tăng trưởng kinh tế và mức sống dân cư, làm cơ sở để Nhà nước xác định đối tượng cần trợ giúp và xây dựng, đánh giá kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo.