CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI – CN ĐĂK LĂK – PGD HUYỆN KRÔNG PẮC
2.4. Phân tích hoạt động cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội – CN Đăk Lăk - PGD Huyện Krông Pắc giai đoạn năm 2021 – 2023
2.4.1. Công tác cho vay hộ nghèo giai đoạn năm 2021 – 2023
ĐVT: Triệu đồng Chỉ
tiêu
2021 2022 2023 2022/2021 2023/2022
ST % ST % ST % +/- % +/- %
DSCV 16.225 23,7 11.144 18,6 6.780 11,4 -5.081 -31,3 -4.364 -39,1 DSTN 9.670 14,1 10.453 17,5 28.580 47,6 783 8 18.127 73,4 Dư nợ 42.325 62 38.051 63,7 24.567 40,1 -4.274 -10 -13.484 35,4 Bảng 2.4: Kết quả sử dụng vốn cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội – CN Đăk Lăk - PGD Huyện Krông Pắc giai đoạn năm 2021 – 2023
(Nguồn số liệu: Ngân hàng chính sách xã hội – CN Đăk Lăk - PGD Huyện Krông Pắc) Nhận xét:
Doanh số cho vay hộ nghèo luôn chiếm tỷ trọng cao so với các chương trình cho vay khác và có nhiều biến động trong 3 năm qua. Trong năm 2021 doanh số cho vay là
16.225 triệu đồng, tuy nhiên chỉ sau 2 năm thì đã giảm xuống còn 6.780 triệu đồng.
Năm 2021, DSCV hộ nghèo là 16.225 triệu đồng, chiếm 23,7% tổng DSCV. Năm 2022 là 11.144 triệu đồng, chiếm 18,6% tổng DSCV. Và năm 2021 là 6.780 triệu đồng chiếm 11,4 % tổng DSCV. Năm 2022, 2023 do nguồn vốn thực hiện cho vay ưu đãi được cấp từ Chính phủ giảm nên DSCV hộ nghèo cũng giảm theo với mức giảm 5.081 triệu đồng tương ứng 31,3% so với năm 2022 và năm 2023 giảm 4.364 triệu đồng tương ứng 39,1% so với năm 2022.
Cùng với DSCV, thì DSTN năm 2021 là 9.670 triệu đồng chiếm 14,1% tổng DSTN, năm 2022 là 10.453 triệu đồng chiếm 17,5% tổng DSTN, năm 2023 là 28.580 triệu đồng chiếm 47,6% tổng DSTN. So với năm 2021 thì DSTN hộ nghèo năm 2022 tăng 783 triệu đồng tương ứng 8%. Và đến năm 2023, DSTN hộ nghèo tăng 18.127 triệu đồng tương ứng 73,4% so với năm 2022 vì những khoản vay hộ nghèo đến hạn thu nợ và ngân hàng tập trung đi thu hồi nợ.
Dư nợ cho vay năm 2021 là 42.325 triệu đồng chiếm 62% tổng dư nợ, năm 2022 là 38.051 triệu đồng chiếm 63,7% tổng dư nợ và đến năm 2023 thì dư nợ cho vay là
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Thị Thái Hằng
SVTH: H Byui Niê 45
24.567 triệu đồng chỉ chiếm 40,1% tổng dư nợ. Năm 2023, ngân hàng cho vay hộ nghèo rất ít, chủ yếu tập trung thu nợ những khoản vay đã đến hạn.
2.4.2. Doanh số cho vay hộ nghèo của từng xã, phường giai đoạn năm 2021 - 2023
Bảng 2.5: Doanh số cho vay hộ nghèo của từng xã, phường trên địa bàn Huyện Krông Pắc giai đoạn năm 2021 – 2023
(Nguồn số liệu: Ngân hàng chính sách xã hội – CN Đăk Lăk - PGD Huyện Krông Pắc) Nhận xét:
Qua bảng trên cho ta thấy DSCV hộ nghèo của từng phường xã có nhiều biến động đáng kể. Nhìn chung thì doanh số cho vay trên từng phương xã đều giảm so với năm trước, do ngân hàng hạn chế cho vay để tập trung thu nợ. Xã Ea kênh là một trong số ít xã có DSCV hộ nghèo tăng, năm 2021 là 988 triệu, đến năm 2022 giảm còn 870 triệu và trong năm 2023 tăng lên 1.100 triệu đồng, tăng 230 triệu với tỷ lệ 26,4%
so với năm 2022. Năm 2021, xã Ea hiu là xã chiếm tỷ trọng DSCV hộ nghèo cao nhất với 5.329 triệu đồng chiếm 27,5% của toàn xã, tiếp đó là xã Ea knuếc với 3.785 triệu đồng chiếm 19,7 % của toàn xã và xã Ea uy là 3.304 triệu đồng chiếm 17 % của toàn xã, đây là những vùng có vị trí thuận lợi hơn so với các nơi khác do đó hộ nghèo ở vùng này cũng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay hơn. Và ngược lại Ea yêng và Ea yông là 2 xã chiếm tỷ trọng DSCV thấp nhất với 523 triệu đồng chiếm 2,7 % của toàn xã và 586 triệu đồng
chiếm 3% của toàn xã. Đến năm 2022, DSCV ở các xã Ea hiu, Ea knuếc, Ea uy giảm sút nhiều so với năm 2021 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao so với các xã khác. Do nguồn vốn Chính phủ tài trợ các khoản cho vay ưu đãi bị hạn hẹp nên nhìn chung DSCV hộ nghèo tại các xã, phường trong xã bị giảm sút so với năm 2021. Ea knuếc là xã giảm nhiều nhất, giảm 1.285 triệu đồng tương ứng 33,9% so với năm 2021, tiếp theo là Ea uy 1.300 triệu tương ứng 36,1 %. Sang năm 2023, DSCV hộ nghèo tại các xã phường tiếp tục giảm so với năm 2022, chỉ có xã ea kênh, xã Hòa an và xã Hòa tiến là tăng so với năm 2022, nhưng không đáng kể. Ea hiu là xã giảm nhiều nhất 2.060 triệu tương ứng 48,3% so với năm 2022, tiếp đến là Ea knuếc giảm 850 triệu tương ứng 49,3% so với năm 2022.
2.4.3. Doanh số cho vay hộ nghèo thông qua các hội, đoàn thể nhận uỷ thác giai đoạn năm 2021 – 2023
Bảng 2.6: Doanh số cho vay hộ nghèo thông qua các hội, đoàn thể nhận uỷ thác giai đoạn năm 2021 – 2023
(Nguồn số liệu: Ngân hàng chính sách xã hội – CN Đăk Lăk - PGD Huyện Krông Pắc) Nhận xét:
Qua bảng cho ta thấy Hội Phụ nữ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số DSCV hộ nghèo thông qua các hộ đoàn thể. Năm 2021 là 6.324 triệu đồng chiếm 35,3%, năm 2022 là 5.105 triệu đồng chiếm 35,4%, năm 2023 là 3.850 triệu đồng chiếm 36,7%.
Tiếp đến là Hội Nông dân cũng chiếm một tỷ lệ khá cao so với các hội đoàn thể khác,
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Thị Thái Hằng
SVTH: H Byui Niê 47
năm 2021 là 5.400 triệu đồng chiếm 30,1%, năm 2022 là 4.200 triệu chiếm 29,1% và năm 2023 là 2.884 triệu chiếm 28,3%. Đoàn Thanh niên là hội chiếm tỷ trọng DSCV thấp nhất so với các hội đoàn thể còn lại chỉ chiếm dưới 10% trong tổng số DSCV hộ nghèo các hội đoàn thể trong năm 2021 và năm 2022, trong năm 2023 thì DSCV hộ nghèo là 1.310 triệu đồng chiếm 12,5%. Ở khu vực nông thôn, phụ nữ thường là người trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất và chiếm tỷ lệ lớn ở địa phương. Do đó, chi Hội Phụ nữ ở đây rất phát triển và có nhiều thành viên tham gia hơn so với các hội đoàn thể khác, các chị em trong chi hội cùng tham gia sản xuất, giúp đỡ nhau làm ăn, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, đây là nguyên nhân mà Hội Phụ nữ luôn chiếm tỷ trọng cao trong DSCV hộ nghèo ở ngân hàng.
Trong 3 năm qua, DSCV của tất cả các hội đoàn thể đều giảm so với năm trước đó. Tổng DSCV của các hội đoàn thể năm 2022 là 14.385 triệu đồng giảm 3.522 triệu tương ứng 20% so với năm 2021, trong năm 2023 là 10.464 triệu giảm 3.921 triệu tương ứng 27,2% so với năm 2022.
2.4.4. Doanh số thu nợ hộ nghèo tại các xã, phường giai đoạn năm 2021 – 2023
Bảng 2.7: Doanh số thu nợ của từng xã, phường trên địa bàn Huyện Krông pắc giai đoạn năm 2021 – 2023
(Nguồn số liệu: Ngân hàng chính sách xã hội – CN Đăk Lăk - PGD Huyện Krông Pắc)
Nhận xét:
Qua bảng trên cho ta thấy các xã Ea hiu, Ea knuếc không chỉ chiếm tỷ trọng cao về DSCV hộ nghèo mà còn chiếm tỷ trọng cao ở DSTN. Năm 2021 Ea knuếc đạt 2.400 triệu đồng chiếm 21,1 %, năm 2022 là 2.542 triệu chiếm 20,1%, năm 2023 là 5.058 triệu chiếm 14 % tổng DSTN hộ nghèo của toàn xã. Xã Ea hiu năm 2021 đạt 2.200 triệu đồng chiếm 19,3%, năm 2022 là 2.800 triệu chiếm 22,2 % và trong năm 2023 Ea hiu vượt lên trên để trở Ea knuếc thành xã có DSTN cao nhất thị xã với DSTN là 6.300 triệu chiếm 17,3% DSTN toàn xã. Đây là những xã có vị trí thuận lợi, nền kinh tế phát triển, đặc biệt Ea hiu được xem là trung tâm kinh tế, chính trị của xã, do đó công tác thu hồi nợ thuận lợi hơn so với các địa phương, xã khác. Năm 2022, DSTN các phường, xã có tốc độ tăng trưởng khá tốt. Ea hiu là xã có mức tăng DSTN lớn nhất, tăng 600 triệu đồng, tăng 27,2 % so với năm 2021, trong năm này thì Ea yêng và Ea yông là 2 xã có DSTN giảm so với năm 2021 nhưng không đáng kể, DSTN của xã Ea yiêng là 461 triệu giảm 15 triệu đồng tương ứng với 3,1%, xã Ea yông là 178 triệu giảm 18 triệu tương ứng với 18,6% so với năm 2021. Trong năm 2023, DSTN các phường, xã có mức tăng trưởng nhanh. Ea hiu là xã tăng nhiều nhất 3.500 triệu tương ứng 225% so với năm 2021, Hòa an có tỷ lệ thu nợ cao nhất 545,1
% so với năm 2022. Tổng doanh số thu nợ của toàn thị xã năm 2023 là 36.295 triệu đồng tăng 23.680 triệu tương ứng 287,7% so với năm 2021. Đây là năm có nhiều khoản vay đến hạn, cán bộ tín dụng trong ngân hàng đã làm tốt công tác thu nợ đến hạn.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Thị Thái Hằng
SVTH: H Byui Niê 49
2.4.5. Doanh số thu nợ hộ nghèo thông qua các hội, đoàn thể nhận uỷ thác giai đoạn năm 2021 – 2023
Bảng 2.8: Doanh số thu nợ hộ nghèo thông qua các hội, đoàn thể nhận uỷ thác giai đoạn năm 2021 – 2023
(Nguồn số liệu: Ngân hàng chính sách xã hội – CN Đăk Lăk - PGD Huyện Krông Pắc) Nhận xét:
Doanh số thu nợ hộ nghèo thông qua các hội đoàn thể đều tăng so với năm trước, đặc biệt là trong năm 2023 thì DSTN tăng rất lớn, Hội Phụ nữ tăng 9.117 triệu đồng tương ứng 82,4% so với năm 2022. Hội Phụ nữ không chỉ dẫn đầu về DSCV mà còn chiếm tỷ trọng cao về DSTN hộ nghèo, năm 2021 DSTN hộ nghèo đạt 4.548 triệu đồng chiếm 37,3%, năm 2022 là 5.028 triệu đồng chiếm 37,7% và trong năm 2023 thì DSTN hộ nghèo của Hội Phụ nữ là 14.200 triệu đồng chiếm 46,4% tổng DSTN hộ nghèo của toàn xã. Tiếp theo là Hội Nông dân, DSTN năm 2021 là 3.176 triệu chiếm 26,1%, năm 2022 là 3.460 triệu chiếm 26%, năm 2023 là 8.345 triệu chiếm 27,2%.
Đoàn Thanh niên vẫn là tổ chức còn yếu trong công tác thu nợ hộ nghèo ở thị xã, năm 2021 là 2.127 triệu đồng chiếm 17,4%, năm 2022 là 2.345 triệu đồng chiếm 17,6% và năm 2023 là 3.768 triệu đồng chiếm 12,3%.
2.4.6. Dư nợ cho vay của từng xã, phường giai đoạn năm 2021 – 2023
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay của từng xã, phường trên địa bàn Huyện Krông pắc giai đoạn năm 2021 – 2023
(Nguồn số liệu: Ngân hàng chính sách xã hội – CN Đăk Lăk huyện – PGD Huyện Krông Pắc)
Nhận xét:
Năm 2021 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay hộ nghèo là xã Ea hiu với mức dư nợ là 9.900 triệu đồng chiếm 18,8 %. Đứng thứ hai là Xã Ea knuếc với mức dư nợ là 6.325 triệu đồng, chiếm 12%, nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng những chính sách cho vay ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội, các hộ nghèo ở trong xã đã tích cực vay vốn làm ăn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Trong 12, xã thị xã Hòa an thì xã Ea yiêng và Ea yông là hai xã dư nợ cho vay của 2 xã này chiếm tỷ trọng rất ít, mức dư nợ của xã Ea yiêng là 900 triệu đồng chiếm 1,7%, xã Ea yông là
2.235 triệu đồng chiếm 4,2 %. Hòa an là xã có dư nợ thấp nhất xã là 820 triệu đồng chiếm 1,5% trên toàn xã, đây là xã có điều kiện đi lại khó khăn. Năm 2021, cùng với sự giảm sút của tổng dư nợ thì dư nợ cho vay hộ nghèo cũng giảm theo so với năm 2022. Nguyên nhân là do trong năm này, ngân hàng chú trọng cho vay học sinh - sinh viên, xuất khẩu lao động... nên dư nợ cho vay hộ nghèo tại các phường, xã có sự
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Thị Thái Hằng
SVTH: H Byui Niê 51
giảm sút.
Trong đó, xã Eu hiu có mức giảm nhiều nhất, giảm 2.700 triệu đồng tương ứng 27,3%
so với năm 2021. Đến năm 2023 Ea uy là xã có mức giảm nhiều nhất, giảm 2.332 triệu tương ứng 44,6% so với năm 2022, Hòa tiến là xã có tỷ lệ dư nợ giảm nhiều nhất 34,7% so với năm 2022.
2.4.7. Dư nợ hộ cho vay hộ nghèo thông qua các hội, đoàn thể nhận uỷ thác giai đoạn năm 2021 - 2023
Bảng 2.10: Dư nợ cho vay hộ nghèo thông qua các hội, đoàn thể nhận ủy thác giai đoạn năm 2021 – 2023
(Nguồn số liệu: Ngân hàng chính sách xã hội – CN Đăk Lăk – PGD Huyện Krông Pắc) Nhận xét:
Từ năm 2021 - 2023, Hội Phụ nữ luôn chiếm tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèo cao nhất chiếm trên 45% và hầu như ít thay đổi qua các năm. Năm 2021, dư nợ cho vay hộ nghèo của Hội Phụ nữ là 20.120 triệu đồng chiếm 44,6%, tiếp đó là Hội Nông dân với
16.450 triệu đồng chiếm 36,5%, Hội Cựu chiến binh với 5.365 triệu đồng chiếm 11,9% và Đoàn Thanh niên chiếm tỷ lệ thấp nhất với 3.120 triệu đồng chiếm 6,9%.
Năm 2022, dư nợ cho vay hộ nghèo đang trên đà giảm dần do ngân hàng hạn chế cho vay hộ nghèo, tập trung để cho vay học sinh sinh viên và cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường. Hội Nông dân có dư nợ giảm nhiều nhất là 2.018 triệu đồng tương ứng 12,2% so với năm 2021. Trong năm 2023, dư nợ cho vay hộ nghèo của ngân hàng tiếp tục giảm sâu, nguyên nhân là do ngân hàng tập trung thu nợ những khoản vay đã đến
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Thị Thái Hằng
SVTH: H Byui Niê 53
hạn. Hội Phụ
nữ có dư nợ là 12.400 triệu đồng giảm 6.140 triệu tương ứng 33,1% so với năm 2022, Hội Nông dân có dư nợ là 7.200 triệu đồng giảm 7.323 triệu tương ứng 50,1% so với năm 2022.
2.4.8. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo giai đoạn năm 2021 - 2023
Bảng 2.11: Dư nợ cho vay hộ nghèo thông qua các hội, đoàn thể nhận ủy thác giai đoạn năm 2021 – 2023
(Nguồn số liệu: Ngân hàng chính sách xã hội – CN Đăk Lăk - PGD Huyện Krông Pắc) Nhận xét:
Nhìn vào bảng ta thấy, trong tổng dư nợ cho vay hộ nghèo của ngân hàng thì dư nợ trong hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2021 là 52.320 triệu đồng chiếm 99,1%, năm 2015 là 44.785 triệu đồng chiếm 99,2%, năm 2023 là 24.545 triệu đồng chiếm 98,5%. Năm 2022, dư nợ trong hạn giảm 7.535 triệu đồng tương ứng 14,4% so với năm 2022, năm 2023 thì dư nợ trong hạn giảm sâu còn 24.904 triệu đồng giảm 20.246 triệu tương ứng 44,8% so với năm 2022. Năm 2021, dư nợ quá hạn là 430 triệu chiếm 0,8% so với tổng dư nợ. Năm 2022 là 365 triệu đồng chiếm 0,8% so với tổng dư nợ, đến năm 2023 dư nợ quá hạn là 278 triệu đồng chiếm 1,1%. Năm 2021 và 2022 thì nợ khoanh không có, nhưng đến năm 2023 nợ khoanh là 81 triệu đồng chiếm 0,3%
so với tổng dư nợ. Trong cuối năm 2023 thì xảy ra thiên tai, dịch bệnh thường xuyên nên có một số hộ chưa làm tốt công tác trả nợ ngân hàng theo đúng hạn.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Thị Thái Hằng
SVTH: H Byui Niê 55