Kết quả cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội – CN Đăk Lăk – PGD Huyện Krông Pắc giai đoạn năm 2021 - 2023

Một phần của tài liệu Khóa Luận Tốt Nghiệp - tài chính ngân hàng - đề tài - Phân tích tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội - CN Đăk Lăk - PGD Huyện Krông Pắc (Trang 63 - 67)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI – CN ĐĂK LĂK – PGD HUYỆN KRÔNG PẮC

2.5. Kết quả cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội – CN Đăk Lăk – PGD Huyện Krông Pắc giai đoạn năm 2021 - 2023

2.5.1. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2021 2022 2023

Hộ nghèo được vay vốn

2.950 2.600 2.100

Tổng số hộ nghèo 3.200 2.880 2.332

Tỷ lệ (%) 92,1 90,2 90,1

Bảng 2.12: Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn giai đoạn năm 2021 – 2023

(Nguồn số liệu: Ngân hàng chính sách xã hội – CN Đăk Lăk – PGD Huyện Krông Pắc) Nhận xét:

Nhìn vào bảng ta thấy số hộ nghèo của huyện Krông Pắc và số hộ nghèo được vay vốn đều giảm, năm sau giảm so với năm trước. Năm 2021, hộ nghèo được vay vốn tại ngân hàng là 2.950 hộ chiếm 92,1% tổng số hộ nghèo của toàn xã. Năm 2022, hộ nghèo vay vốn ngân hàng là 2.600 hộ chiếm 90,2% và năm 2023 số hộ nghèo vay vốn ngân hàng là 2.100 hộ chiếm 90,1 % tổng hộ nghèo.

Trong năm 2022 có 280 hộ nghèo và năm 2023 là 232 hộ nghèo chưa vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội là do đây là những hộ già cả neo đơn không còn sức lao động đang hưởng các chính sách bảo trợ của Nhà nước, hộ nghèo nhưng không chịu lao động, nghiện ngập, cờ bạc và có một số hộ không có nhu cầu vay vốn. Để đạt mục tiêu 100% hộ nghèo có đủ điều kiện được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội.

2.5.2. Kết quả cho vay hộ nghèo

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2021 2022 2023

Số hộ thoát nghèo 220 367

hộ nghèo được vay vốn 2.950 2.600 2.100

Tỷ lệ (%) 8,4 17,4

Bảng 2.13: Tỷ lệ hộ thoát nghèo nhờ chương trình cho vay ưu đãi giai đoạn năm 2021 – 2023

(Nguồn số liệu: Ngân hàng chính sách xã hội – CN Đăk Lăk - PGD huyện Krông Pắc) Nhận xét:

Năm 2021 Ngân hàng chính sách xã hội – CN Đăk Lăk – PGD huyện Krông Pắc chưa thực hiện chương trình cho vay hộ thoát nghèo. Năm 2022, số hộ thoát nghèo là 220 hộ chiếm 8,4% trên tổng hộ nghèo vay vốn ở ngân hàng. Năm 2023 ngân hàng có 367 hộ thoát nghèo chiếm 17,4 % trên tổng hộ nghèo vay vốn, tăng 147 hộ thoát nghèo so với năm 2022. Đây là tín hiệu rất đáng mừng trong công tác xóa đói giảm nghèo của huyện.

2.5.3. Những hạn chế

 Đối tượng vay vốn

Việc xác định đối tượng hộ nghèo vay vốn ở địa phương còn nhiều bất cập, nhiều hộ nghèo không đủ điều kiện và năng lực tổ chức sản xuất, hộ nghèo thuộc diện cứu trợ xã hội hoặc những hộ không phải hộ nghèo theo cơ chế phải là hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất.

 Cho vay ủy thác qua các tổ chức hội

Tồn tại lớn nhất hiện nay là các tổ chức chính trị xã hội chưa bao quát toàn diện cả 6 nội dung công việc được ủy thác, chỉ chủ yếu quan tâm đến việc giải ngân cho vay mà bỏ qua những nội dung công việc khác đó là tồn tại lớn nhất hiện nay mà các tổ chức chính trị xã hội chưa bao quát toàn diện tất cả nội dung công việc được ủy thác.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Thị Thái Hằng

SVTH: H Byui Niê 57

Mỗi liên hệ giữa Ngân hàng chính sách xã hội với các tổ chức chính trị xã hội có nói có lúc chưa được tốt. Chưa thực hiện tốt chế độ giao ban giữa Ngân hàng chính sách xã hội với các tổ chức chính trị xã hội cùng cấp để giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai.

 Về nguồn vốn

So với phương thức cho vay khác tại Ngân hàng chính sách xã hội, CN Đăk Lăk, PGD huyện Krông Pắc thì phương thức cho vay đối với hộ nghèo đơn giản hơn nhiều.

Tuy nhiên, vẫn còn bị hạn chế về số lượng vốn, và phải đủ thành viên để thành lập tổ nhóm mới được vay, mà việc thành lập tổ nhóm không phải lúc nào muốn là thành lập được. Khi người này cần vốn thì không đủ người để thành lập nhóm, khi đã thành lập nhóm rồi thì họ lại không cần vốn nữa. Chính vì vậy trong khi cho vay, vốn không đáp ứng kịp thời cho người dân đúng thời điểm.

2.5.4. Nguyên nhân

 Đối với người vay, tổ TK&VV, Hội đoàn thể

Nhiều địa phương việc tổ chức thực hiện giám sát của chính quyền chưa đúng quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ủy ban nhân dân các xã phường chưa quan tâm đúng mức trong việc xác nhận hộ dân đúng đối tượng vay vốn. Vai trò của xã phường trong việc định hướng, tuyên truyền khuyến nông, lâm, ngư nghiệp, chuyển giao kiến thức, kỹ thuật còn hạn chế.

Hội đoàn thể làm ủy thác còn yếu, đặc biệt là không sâu sát, không phát huy được trách nhiệm của mình trong việc giám sát sử dụng vốn, đôn đốc hoạt động của tổ TK&VV, không thực hiện tuyên truyền, giáo dục, động viên, thuyết phục người vay về ý thức trả nợ.

 Đối với Ngân hàng chính sách xã hội

Bên cạnh nguồn vốn phân bổ từ Ngân hàng chính sách xã hội cấp trên về cho đơn vị có lúc còn chưa kịp thời mà nhu cầu vay vốn cho đối tượng khách hàng rất lớn buộc Ngân hàng chính sách xã hội phải tìm biện pháp tăng nhanh vòng quay của vốn ưu đãi

để phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo.

Số lượng cán bộ định biên tại Ngân hàng chính sách xã hội thị xã được giao còn ít, hoạt động tín dụng chính sách là rất nặng nề, số lượng khách hàng lớn, món vay nhỏ lẻ, thường xuyên các tổ giao dịch phải đi cơ sở để trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ nên công tác kiểm giám sát còn hạn chế, có lúc chưa đảm bảo theo kế hoạch đặt ra.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Trần Thị Thái Hằng

SVTH: H Byui Niê 59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CN ĐĂK LĂK – PGD HUYỆN KRÔNG PẮC

Một phần của tài liệu Khóa Luận Tốt Nghiệp - tài chính ngân hàng - đề tài - Phân tích tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội - CN Đăk Lăk - PGD Huyện Krông Pắc (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w