CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MB (MBS)
2.3. Đánh giá thực trạng
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại mà công ty cần giải quyết trong quá trình cung ứng dịch vụ hỗ trợ tài chính. Đó là:
Thứ nhất, số lượng sản phẩm hỗ trợ tài chính của MBS chưa thực sự đa dạng. Hiện tại, ngoài những dịch vụ đã ngừng cung ứng, MBS chỉ đang triển khai ba dịch vụ hỗ trợ tài chính, đó là kỹ quỹ, sức mua ứng trước và hợp tác kinh doanh chứng khoán niêm yết.
Thứ hai, số lượng và giá trị hợp đồng hợp tác đầu tư tuy lớn nhưng vẫn chưa tương xứng với khả năng cung ứng vốn lớn của MBS. Được hỗ trợ lượng vốn dồi dào từ Ngân hàng MB cũng như CTCP tài chính Vinaconex-Viettel nhưng các khách hàng mới chỉ tiếp cận được một phần nhỏ của lượng vốn này.
Thứ ba, tuy doanh thu từ dịch vụ hỗ trợ tài chính của MBS có cao nhưng đang có xu hướng giảm trong giai đoạn gần đây.
Vũ Linh Huyền Lớp KDCK.A – K12 Biểu đồ 2.7: So sánh doanh thu HTTC của MBS với công ty khác
Đơn vị: Triệu VNĐ
Nguồn: BCTN của MBS, SSI, VND các năm Nếu đem so sánh doanh thu hoạt động hỗ trợ tài chính của MBS với hai công ty tương đương về quy mô là SSI và VND thì MBS là công ty có doanh thu cao nhất về lĩnh vực này trong ba công ty năm 2010. Năm 2011, MBS vẫn là công ty có doanh thu cao nhất nhưng giá trị doanh thu hỗ trợ tài chính đã giảm đi đáng kể. Đỉnh điểm nhất là vào năm 2012, MBS đã đánh mất vị trí dẫn đầu của mình, doanh thu hỗ trợ tài chính tiếp tục giảm mạnh, tụt xuống vị trí thứ hai sau SSI.
Hai công ty SSI và VND tuy doanh thu hỗ trợ tài chính có giảm nhưng tốc độ giảm ít, dường như đó chỉ là xu hướng chung của thị trường.
Không chỉ tổng doanh thu cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính có xu hướng giảm mà doanh thu bình quân tính trên một hợp đồng hợp tác đầu tư của MBS cũng biến động theo chiều hướng tương tự. Năm 2008, bình quân một hợp đồng hỗ trợ tài chính thu được 4,4 triệu đồng nhưng đến năm 2012, công ty chỉ còn thu được 0,89 triệu đồng trên một hợp đồng.
Thứ tƣ, chất lượng tài khoản nhà đầu tư hoạt động vẫn chưa thực sự tốt.
Theo thống kê thì hiện nay tỷ lệ số tài khoản thực sự giao dịch chỉ chiếm khoảng 35% tổng số tài khoản mở tại công ty. Trong khi đó, không phải tất cả những tài
Vũ Linh Huyền Lớp KDCK.A – K12 khoản đang giao dịch đều sử dụng dịch vụ hỗ trợ tài chính. Đây là một tỷ lệ khá cao so với những công ty chứng khoán khác trên thị trường nhưng công ty vẫn phải cố gắng nâng cao tỷ lệ này lên trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của dịch vụ hỗ trợ tài chính.
Thứ năm, MBS phục vụ chưa tốt đối với tất cả đối tượng khách hàng tham gia giao dịch. Về cơ bản, thái độ phục vụ của nhân viên MBS luôn được nhà đầu tư đánh giá cao. Tuy nhiên vẫn tồn tại một lượng nhỏ khách hàng chưa thực sự hài lòng với những sản phẩm dịch vụ hay thái độ phục vụ của nhân viên.
Thứ sáu, thị phần môi giới của công ty đang có chiều hướng giảm. Từ vị trí dẫn đầu sàn HSX hai năm 2009 và 2010, năm 2011 MBS chỉ đứng thứ 4 và năm 2012 là vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng thị phần môi giới sàn HSX. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh của công ty, không còn quá tập trung cho hoạt động môi giới và tăng thị phần bằng mọi giá, mà thay vào đó là bài toán hiệu quả và an toàn được ưu tiên. Tuy nhiên, một phần nguyên nhân dẫn tới thị phần môi giới giảm là do hoạt động hỗ trợ tài chính của công ty chưa thực sự có sức hút đối với nhiều nhà đầu tư. Bởi vì nếu nhà đầu tư cảm thấy họ chưa có được nhiều lợi thế từ dịch vụ hỗ trợ tài chính, họ ít sử dụng dịch vụ này trong giao dịch chứng khoán thì điều hiển nhiên là giá trị giao dịch của họ sẽ giảm đi, dẫn tới thị phần môi giới giảm theo.
Thứ bảy, mức độ an toàn của dịch vụ tài chính của công ty chưc thực sự đảm bảo.
MBS chưa quản lý tốt nguồn vốn của mình, gây ứ đọng nguồn vốn, vừa tăng rủi ro thanh toán, làm giảm khả năng sinh lời mà lại không thể phát triển được các mảng dịch vụ hỗ trợ như định hướng ban đầu của MBS. Tỷ trọng nợ quá hạn và nợ khó đòi trên tổng dư nợ hàng năm đang có xu hướng tăng lên. Tăng từ 0,58% năm 2010, lên 17,03% năm 2011 và 23,64% năm 2012. Điều này đã đóng góp không nhỏ vào rủi ro thanh toán quá thời hạn, đồng thời nó cũng chứng minh việc quản lý thu hồi vốn từ dịch vụ hỗ trợ ở MBS chưa được tốt.
Vũ Linh Huyền Lớp KDCK.A – K12 2.3.2.2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động bất ổn.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 – 2008 không những ảnh hưởng tới các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới mà một thị trường nhỏ mới nổi như Việt Nam cũng hứng chịu nhiều tác động tiêu cực. Tuy nhiên sau thời kỳ khủng hoảng, bước sang năm 2009, thị trường chứng khoán Việt Nam có phần khởi sắc trở lại. Năm 2010, niềm tin của nhà đầu tư tiếp tục được củng cố, Vn-index dần phục hồi với sắc xanh thống lĩnh thị trường trong nhiều phiên. Tuy nhiên, thực trạng này không kéo dài được bao lâu, từ cuối năm 2010 chứng khoán có dấu hiệu đi xuống. Vn-Index liên tục có nhứng phiên tăng điểm xem kẽ giảm điểm ngày càng mạnh, thanh khoản thị trường sụt giảm. Thị trường chứng khoán lại rơi vào giai đoạn trầm lắng. Những diễn biến bất thường của thị trường khiến nhà đầu tư hoang mang, lo lắng. Thực trạng này làm cho các dịch vụ hỗ trợ tài chính chưa thực sự có sức hút đối với đại bộ phận nhà đầu tư.
Thứ hai, sự cạnh tranh gay gắt của các CTCK trong cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tài chính.
Các dịch vụ hỗ trợ nói chung và dịch vụ hỗ trợ tài chính nói riêng có tính chất tương đồng, gần như không có sự khác biệt tại các CTCK. Trong khi môi trường cạnh tranh trong nước ngày càng gay gắt với hơn một trăm công ty chứng khoán thì sự xâm nhập của các CTCK nước ngoài càng khiến cho sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Điều này đã buộc các CTCK phải nghiên cứu để đưa ra nhiều loại hình dịch vụ hỗ trợ tài chính với những tiện ích khác nhau để lôi kéo và thu hút khách hàng.
Thứ ba, hệ thống pháp luật và hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, quy định về dịch vụ hỗ trợ tài chính chưa có nhiều.
Các nghiệp vụ chính của công ty chứng khoán còn chưa thực sự được điều chỉnh bởi luật thì tất yếu các quy định điều chỉnh mảng dịch vụ hỗ trợ cũng chưa được hoàn thiện. Mặt khác, hầu hết các hình thức hỗ trợ tài chính còn rất mới mẻ
Vũ Linh Huyền Lớp KDCK.A – K12 tại Việt Nam. Hiện nay mới chỉ có nghiệp vụ ký quỹ là có quy định ràng buộc theo thông tư 74/2011/TT-BTC cùng những quyết định hướng dẫn thực hiện kèm theo, còn các nghiệp vụ khác như cầm cố chứng khoán, bảo lãnh thanh toán tiền mua … đều chưa có. Nhìn chung, các cơ chế chính sách luật pháp vẫn còn thiếu và nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các công ty chứng khoán nói chung và MBS nói riêng phát triển dịch vụ hỗ trợ tài chính cho nhà đầu tư.
Thứ tƣ, sự hiểu biết của nhà đầu tư về các dịch vụ hỗ trợ tài chính còn hạn chế.
Bản chất các dịch vụ hỗ trợ tài chính được đưa ra là để hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch hiệu quả thông qua việc đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời. Tuy nhiên, có rất nhiều đối tượng nhà đầu tư với những hiểu biết khác nhau về các loại hình dịch vụ của công ty chứng khoán. Điều này gây cản trở rất nhiều cho các công ty chứng khoán trong quá trình phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ tài chính. Hơn nữa, sự hiểu biết của khách hàng về các quy định hiện hành còn chưa nhiều, đầu tư theo trào lưu là chủ yếu và chưa hình thành văn hóa đầu tư, gây khó khăn không nhỏ cho các công ty chứng khoán trong việc tìm kiếm, phát triển khách hàng và đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới nhiều tiện ích phục vụ khách hàng.
b) Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, công ty chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể để phát triển mảng dịch vụ hỗ trợ tài chính.
Về chính sách khách hàng, MBS chưa tận dụng thu hút nguồn khách hàng tiềm năng từ hệ thống khách hàng của ngân hàng MB: Số lượng khách hàng đến với MBS tăng được thể hiện qua số lượng tài khoản các năm, nhưng vẫn chưa tương xứng với quy mô và vẫn kém hơn so với một số CTCK khác. Có một hạn chế nữa là do MBS là thành viên của ngân hàng MB nên việc mở tài khoản thụ hưởng là tại ngân hàng này và hạn chế mở tại một số ít các chi nhánh của các
Vũ Linh Huyền Lớp KDCK.A – K12 NHTM khác gây khó khăn cho NĐT, điều này làm giảm tính cạnh tranh so với các công ty khác khi mà các công ty này có tài khoản tại hầu hết các NHTM.
Về chính sách giá cả, tuy đại bộ phận nhà đầu tư (80%) đánh giá giá cả dịch vụ hỗ trợ tài chính tại MBS là hợp lý, phù hợp với mặt bằng chung của thị trường nhưng vẫn còn tới 14% khách hàng cho rằng mức giá này vẫn cao. Đây là một nguyên nhân khách quan do công ty phải sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài nên việc áp dụng mức giá nào còn phụ thuộc vào yếu tố giá cả đầu vào. Tuy nhiên vẫn có thể coi đây là một điểm hạn chế đang bỏ ngõ mà công ty cần khắc phục trong thời gian tới nếu muốn phát triển dịch vụ hỗ trợ tài chính.
Về chất lượng dịch vụ, qua khảo sát những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ hỗ trợ tài chính, vẫn còn một bộ phận nhỏ nhà đầu tư chưa hài lòng với chất lượng dịch vụ của công ty. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là những sản phẩm hỗ trợ tài chính của công ty chưa thực sự tích hợp nhiều tiện ích, quy trình thực hiện còn rườm rà, nhiều thủ tục. Ví dụ như một khách hàng muốn thực hiện dịch vụ sức mua ứng trước, khách hàng phải đến tận công ty để xác thực chữ kỹ. Đây là một mặt tốt của công ty trong việc kiểm soát rủi ro nhưng lại gây bất tiện cho khách hàng. Mà nhiều khi chính sự bất tiện này lại là điểm hạn chế gây mất khách của công ty.
Về số lượng sản phẩm dịch vụ, hiện nay số lượng sản phẩm dịch vụ hỗ trợ tài chính của công ty còn ít một phần là do công ty chưa có đội ngũ nghiên cứu, sáng chế riêng cho mảng dịch vụ này. Công ty đã có bộ phận nghiên cứu, phân tích độc lập nhằm cung cấp những bản phân tích chi tiết, tư vấn cho khách hàng nhưng về mảng dịch vụ hỗ trợ tài chính thì vẫn còn bỏ ngỏ. Việc nghiên cứu để tạo ra nhiều sản phẩm, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng là việc làm hết sức cần thiết nếu công ty xác định tập trung phát triển dịch vụ hỗ trợ tài chính trong giai đoạn tới.
Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực chưa thực sự tốt.
Qua quá trình khảo sát thực tế, có một số khách hàng chưa thực sự hài lòng về nhân viên phòng giao dịch. Họ cho rằng nhân viên thiếu nhiệt tình khi hướng
Vũ Linh Huyền Lớp KDCK.A – K12 dẫn khách hàng đăng ký dịch vụ và có sự phân biệt giữa khách hàng lớn và khách hàng bé, khách hàng mới và khách hàng cũ. Hơn nữa nhiều ý kiến khách hàng nói rằng nhân viên giao dịch gần như chỉ đơn thuần làm trung gian giao dịch mà chưa thực sự trở thành nhà tư vấn khi khách hàng cần. Các dịch vụ hỗ trợ tài chính gần như còn rất mới đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Chính vì vậy họ cần sự tư vấn của đội ngũ nhân viên để có thể sử dụng dịch vụ một cách hiệu quả nhất.
Hơn nữa, MBS chưa có chiến lược phân bổ nhân lực hợp lý. Hiện tại, MBS đang ưu tiên tập trung vào những vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp, tái cơ cấu mô hình tổ chức và xây dựng chiến lược kinh doanh mới. Khối nghiên cứu của MBS cũng có sự điều chỉnh về cơ cấu và nhân sự. Chính sự thay đổi này đã phần nào cản trở công tác nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới của công ty, làm hạn chế số lượng sản phẩm dịch vụ cung cứng.
Thứ ba, khả năng cung ứng vốn của MBS còn phụ thuộc nhiều vào các tổ chức cá nhân khác.
Đối với MBS, các dịch vụ hỗ trợ vốn chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng liên kết. Nếu trong giai đoạn thị trường khan hiếm vốn thì các ngân hàng cũng không thể có vốn để hỗ trợ NĐT, nếu có thì số lượng vốn cung cấp sẽ ít trong khi lãi suất và phí hỗ trợ lại cao. Do CTCK là chủ thể trung gian đứng giữa ngân hàng và khách hàng nên doanh thu của CTCK trong những hoạt động này chính là sự chênh lệch giữa lãi suất ngân hàng đưa ra với lãi suất MBS thu được từ khách hàng. Từ đó gây khó khăn cho công tác định mức lãi suất và phí của CTCK trong khi vừa phải điều chỉnh mức lãi suất và phí liên tục theo sự biến động do bên ngân hàng vừa phải làm sao lãi suất và phí này đủ cạnh tranh với những CTCK khác trên thị trường. Chính vì vậy mà nguồn vốn, lãi suất, phí cung cấp dịch vụ không chủ động, linh hoạt.
Vũ Linh Huyền Lớp KDCK.A – K12 Thứ tƣ, công tác marketing dịch vụ hỗ trợ chưa được quan tâm đúng mức.
Phần lớn khách hàng được biết đến các dịch vụ hỗ trợ tài chính của MBS là thông qua nhân viên môi giới hoặc nhân viên phòng giao dịch. Trong khi đó, các thông tin website còn chung chung, chưa cụ thể làm cho khách hàng rất khó để nắm bắt thông tin, bởi vì không phải NĐT nào cũng lên sàn thường xuyên. Điều này làm hạn chế số lượng nhà đầu tư sử dụng dịch vụ cũng như khó thu hút được khách hàng đến mở tài khoản và giao dịch.
Thứ năm, mạng lưới hoạt động của MBS còn chưa nhiều. Hiện tại MBS mới chỉ có ba chi nhánh ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Hải phòng. Số lượng phòng giao dịch cũng chưa nhiều trong khi nhà đầu tư thì có ở khắp nơi. Điều này cũng làm hạn chế sự tham gia sử dụng dịch vụ và giao dịch của nhà đầu tư.
Thứ sáu, việc quản lý kiểm soát rủi ro chưa được quan tâm đúng mức Biểu đồ 2.8: Cơ cấu rủi ro của các công ty năm 2012
Nguồn: Báo cáo an toàn tài chính ba công ty Trong cơ cấu rủi ro, khóa luận quan tâm đến rủi ro thanh toán bởi vì rủi ro này ảnh hưởng trực tiếp từ các dịch vụ hỗ trợ tài chính. Nhìn vào biểu đồ so sánh tương quan rủi ro giữa ba công ty năm 2012, có thể thấy ngay tỷ lệ rủi ro thanh toán của MBS đang giữ vị trí cao nhất, chiếm 41,3% tổng rủi ro, trong đó phần lớn xuất phát từ hoạt động hỗ trợ tài chính, không kể đa số lại là những rủi ro
Vũ Linh Huyền Lớp KDCK.A – K12 quá thời hạn. Công ty đã có những chính sách quản lý rủi ro, kiểm soát những khoản phải thu quá hạn, khó đòi như cảnh báo với khách hàng khi tỷ lệ duy trì chạm mức cảnh báo, dùng lệnh “Force sell” để thu hồi gốc và lãi quá hạn sau 03 ngày hết hạn của khoản vay nếu khách hàng không thực hiện thanh lý tiền vay…
Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ. Công ty cần khắt khe hơn nữa trong quá trình quản lý khoản vay, thu nợ để tránh trường hợp rủi ro từ hoạt động hỗ trợ tài chính tác động tới cơ cấu rủi ro, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và uy tín của công ty trong mắt nhà đầu tư.
Kết luận chương 2
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng phát triển các dịch vụ hỗ trợ tài chính tại CTCK MB trong thời gian qua, chương II đã nêu rõ thực trạng hoạt động, mức độ an toàn, đánh giá kết quả đạt được và chỉ ra những tồn tại cũng như các nguyên nhân của tồn tại đó. Từ đó, khóa luận sẽ đề xuất những giải pháp, kiến nghị giúp phát triển dịch vụ hỗ trợ tài chính tại MBS.