CHƯƠNG 1........................................................................................... A LÝ LUẬN CHUNG VÊ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CẤC TẬP ĐOÀN KINH TÉ
1.3. Kinh nghiệm về hiệu quả cho vay của NHTM đối vói các TĐKT và bài học đối vói Việt Nam
2.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển
- Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là tổ hợp doanh nghiệp, không có tư cách phẩp nhân, bao gồm: Công ty mẹ - PVN và các đơn vị thành viên, được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên theo Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
- PVN là Công ty mẹ trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia việt Nam, là Công ty Nhà nước, có tư cách pháp nhân, được thành lập theo Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ v/v thành lập Công ty mẹ - PVN.
Ngày 27/11/1961, Tổng cục Địa chất ra Quyết định số 271- ĐC thành lập Đoàn thăm dò dầu lửa 36 (quen gọi là Đoàn Địa chất 36 hay Đoàn 36), đây là tổ chức đầu tiên có nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí của Việt Nam.
Ngày 9/10/1969, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 203/CP thành lập Liên đoàn Địa chất 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất, có nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch và triển khai nghiên cứu tìm kiếm thăm dò dầu khí trong nước, nhất là tập trung ở đồng bằng sông Hồng.
Ngày 3/9/1975, Chính phủ ban hành Nghị định số 170/CP thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Liên đoàn Địa
chât 36 và một bộ phận thuộc Tổng cục Hoá chất, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của ngành Dầu khí Việt Nam. Hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí được triển khai mạnh mẽ ở cả miền Bắc, miền Nam và ở một số lô thềm lục địa Nam Việt Nam.
N gày 9/9/1977, Chính phủ ra Quyết định số 251/CP thành lập Công ty Dâu mỏ và Khí đốt Việt Nam, gọi tắt là PetroVietnam, trực thuộc Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam.
Trong năm 1990, đồng thời với việc sáp nhập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam vào Bộ Công nghiệp nặng, ngày 6/7/1990, Chính phủ ra Quyết định số 250-HĐBT về việc thành lập Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng.
N gày 14/4/1992, Chính phủ ra Quyết định số 125-HĐBT về việc đặt Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng.
N gày 29/5/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 37-CP về tổ chức Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam và Quyết định số 330/TTg về việc thành lập Tông công ty Dâu mỏ và Khí đôt Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Oil and Gas Corporation, viết tắt là PetroVietnam. Cơ cấu tổ chức gồm Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát; Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc;
các đơn vị thành viên Tổng công ty.
N gày 29/8/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - PVN, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Oil and Gas Group gọi tắt là PetroVietnam, viết tắt là PVN. Tại Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, tên giao
Tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển tư cách pháp nhân của PVN thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Ngành Dầu khí Việt Nam bước sang một thời kỳ lịch sử mới. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tập trung triển khai mạnh mẽ, đồng bộ hoạt động dâu khí trong tất cả các lĩnh vực cũng như kinh doanh đa ngành để xứng đáng là tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam, tiến tới là tập đoàn dầu khí hàng đầu của khu vực. [9]
2.3. Thực trạng hiệu quả cho vay của VietinBank đối vói PVN 2.3.1. Tinh hình quan hệ tiền gửi và vay vốn tại các TCTD khác
- PVN là một đơn vị có tiềm lực tài chính mạnh, có số dư tiền gửi và số dư tiên vay lớn tại nhiêu TCTD như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đại D ương.. .Trong đó, dư nợ tập trung lớn nhất tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chiếm khoảng 65% tổng dư nợ của PVN.
Tuy nhiên, đây là những khoản vay ưu đãi của Chính phủ, nguồn vốn này thường tài trợ cho những dự án trọng điểm quốc gia và được Chính phủ chỉ định nên không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng về giao dịch của các NHTM. Ngoài Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các NHTM cô phân tư nhân cũng không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cạnh tranh trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho PVN do những Ngân hàng này bị hạn chê vê vôn, quy mô hoạt động nhỏ nên không có khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho các dự án/phương án của PVN. Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay có 4 NHTM quốc doanh có số dư tiền gửi và số dư tiền vay lớn tại PVN là Vietcombank, Vietinbank, Agribank và BIDV.
- Tại thời diêm 31/12/2011, sô dư tiên gửi của PVN (bao gồm Công ty mẹ và các đơn vị thành viên) tại 04 NHTM quốc doanh là 11.078 tỷ đồng và số dư tiên vay là 17.856 tỷ đông. Chi tiết tại từng Ngân hàng như sau:
+ Tại Vietcombank: Sô dư tiên gửi là 1.333 tỷ đồng, số dư tiền vay là 10.130 tỷ đông, chiêm 81% dư nợ của 4 NHTM quốc doanh. Dư nợ cho vay tại VietcomBank lớn, tập trung chủ yếu tại 02 dự án: Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (Hợp đồng tín dụng với hạn mức 250 triệu USD) và Dự án Nhà máy Điện Cà Mau (Hợp đồng tín dụng với hạn mức 270 triệu USD).
+ Tại BIDV: sổ dư tiền gửi là 3.649 tỷ đồng, số dư tiền vay là 505 tỷ đồng, chiếm 4% tổng dư nợ của PVN. Hiện nay, BIDV đang là Ngân hàng đầu mối tài trợ cho Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp Polyester Đình Vũ, thành phố Hải Phòng.
+ Tại Agribank: số dư tiền gửi là 1.000 tỷ đồng và hiện nay PVN chưa có quan hệ vay vốn tại Agribank. Tuy nhiên, ngày 21/01/2010, PVN và Agribank đã ký thoả thuận hợp tác chiến lược trong đó Agribank sẽ tham gia tài trợ các dự án của PVN và các đơn vị thành viên. Trước mắt, Agribank sẽ tham gia đồng tài trợ cho Dự án Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn của PVN.
[14]
2.3.2. Đánh giá quan hệ tiền gử i và vay vốn với hệ thống VietinBank.